Loạt ảnh ghi lại mùa hoa anh đào ở Nhật Bản của một du học sinh người Việt dưới đây chắc chắn sẽ khiến cho những ai trót si mê đất nước này đều phải cuồng chân đấy.
Đến hẹn lại lên, vào những ngày đầu tháng 4, nhiều thành phố lớn tại nước Nhật sẽ "nhuộm" đầy sắc hồng của hoa anh đào. Có đến hàng chục địa điểm có thể đến để ngắm hoa anh đào như Osaka, Hyogo, Hokkaido,... Thế nhưng, nơi được nhiều người ghé thăm nhất vẫn luôn là Tokyo.
Không đơn thuần chỉ là một loài hoa nở theo mùa, với người Nhật, hoa anh đào còn được xem là biểu tượng cho sự hoà bình, may mắn và thành công. Nói không hề ngoa, cứ vào tầm cuối tháng 3 và đầu tháng 4 hằng năm, hàng ngàn du khách khắp nơi sẽ kéo về Nhật Bản để tận mắt nhìn thấy vẻ đẹp của loài hoa này và cho ra đời những bức ảnh đẹp ảo diệu. Nếu thường xuyên lượn lờ Instagram của giới travel blogger hay các trang, các hội nhóm ảnh ọt về Nhật, chắc bạn sẽ thấy họ post đầy ảnh với hoa anh đào rồi đó.
Thông thường, cũng vào khoảng thời gian này, ở Nhật sẽ tổ chức lễ hội hoa anh đào truyền thống Hanami. Trong lễ hội này, người dân sẽ cùng gia đình, bạn bè tổ chức picnic, tiệc trà dưới những tán hoa anh đào. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19, người dân cũng đang hạn chế tụ tập nên lễ hội năm nay không nhộn nhịp như trước.
Nếu như chưa có dịp để sang Nhật đúng vào lúc hoa nở rộ thế này, bạn vẫn có thể ngắm chúng qua những bức ảnh mà bạn Như Tồ - một du học sinh Việt Nam hiện đang sinh sống và học tập tại Tokyo, Nhật Bản đã chụp lại sau đây. Loạt cảnh quan tuyệt đẹp kết hợp cùng góc chụp chuẩn chỉnh và nước màu xinh "ngộp thở" này đảm bảo sẽ làm bạn phải xuýt xoa. Bây giờ thì hãy cùng chiêm ngưỡng loạt ảnh ấn tượng này nhé!
“Chúng tôi nhớ về Hoàng tế Philip, trên hết là với sự ủng hộ kiên định mà ông dành cho Nữ hoàng Elizabeth. Ông đã ở bên cạnh Nữ hoàng suốt quá trình bà trị vì, không chỉ là một người chồng, mà còn là một người bạn đời thực sự", Thủ tướng Anh Boris Johnson nói.
Hoàng tế Philip (còn gọi là Công tước Xứ Edinburgh), phu quân Nữ hoàng Anh Elizabeth vừa qua đời ở tuổi 99, Cung điện Buckingham cho biết hôm thứ Sáu, 9/4.
Hoàng tế Philip và Nữ hoàng Anh Elizabeth (Ảnh: Reuters)
Lãnh đạo chính phủ Anh và các nguyên thủ quốc tế đã gửi lời chia buồn tới Hoàng gia và người dân Anh về sự mất mát to lớn này.
Thủ tướng Anh Boris Johnson
“Chúng tôi nhớ về Công tước, trên hết là với sự ủng hộ kiên định mà ông dành cho Nữ hoàng. Ông đã ở bên cạnh Nữ hoàng suốt quá trình bà trị vì, không chỉ là một người chồng, mà còn là một người bạn đời thực sự.
Ông ấy đã giúp chèo lái gia đình Hoàng gia để chế độ này vẫn là một thể chế quan trọng không thể chối cãi đối với sự cân bằng và hạnh phúc của nước Anh”.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
“Hoàng tế Philip đã có một sự nghiệp xuất sắc trong quân ngũ, và là người đi đầu trong những sáng kiến phục vụ cộng đồng. Mong ông ấy yên nghỉ!”.
Thủ tướng Ireland Micheal Martin
“Thật đau buồn khi nghe tin Hoàng tế Philip - Công tước Xứ Edinburg qua đời. Tôi xin chia sẻ với Nữ hoàng Elizabeth và người dân Anh trong giờ phút đau buồn này”.
Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush
“Trong suốt cuộc đời đáng nhớ của mình, Hoàng tế Philip đã cống hiến hết mình cho những mục đích cao đẹp và cho người khác. Ông đại diện cho nước Anh với những phẩm giá của mình. Ông mang lại sức mạnh và sự ủng hộ tuyệt đối cho Nữ hoàng. Laura (vợ cựu Tổng thống Bush - PV) và tôi đã thật may mắn khi được tận thấy sự quyến rũ và hóm hỉnh của ông ấy. Chúng tôi biết mọi người sẽ thương nhớ ông ấy vô vàn!”.
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair
“Ông ấy không chỉ được nhớ đến là một người luôn ủng hộ Nữ hoàng Anh suốt nhiều năm. Mà còn được ghi nhớ và tôn vinh vì là một người có tầm nhìn, có lòng dũng cảm và sự quyết tâm”.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern
“Hoàng tế Philip sẽ được mọi người nhớ đến vì sự khích lệ mà ông đã dành cho rất nhiều người New Zealand trẻ tuổi thông qua Giải thưởng Hillary. Trong hơn 50 năm tổ chức Giải thưởng ở New Zealand, hàng nghìn thanh niên đã hoàn thành những thử thách thay đổi cuộc đời”.
Nhà Vua Nauy Harald
“Chúng tôi chia buồn với Nữ hoàng Elizabeth và các thành viên gia đình Hoàng gia. Chúng tôi cũng gửi lời chia buồn tới người dân Anh".
Nhà Vua Thụy Điển Carl XVI Gustaf
“Hoàng tế Philip là một người bạn tuyệt vời của gia đình chúng tôi trong nhiều năm, một mối quan hệ mà chúng tôi vô cùng coi trọng. Sự tận tâm của ông ấy cho nước Anh sẽ vẫn là nguồn cảm hứng cho tất cả chúng tôi”.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau
“Hoàng tế Philip là một người có mục tiêu lớn. Ông luôn được thúc đẩy bởi ý thức về nghĩa vụ đối với người dân”.
Đây là một vai trò rất khó khăn với bất cứ ai, chưa kể với một người đã từng là chỉ huy hải quân và có quan điểm riêng rành mạch về không ít các chủ đề khác nhau.
Thế nhưng chính tính cách mạnh mẽ của ông đã cho phép ông có thể hoàn tất trách nhiệm của mình một cách có hiệu quả như vậy và có thể có những hỗ trợ hết mình đối với vợ của mình trên cương vị Nữ hoàng.
Là phu quân của người phụ nữ đầy quyền lực, Hoàng tế Philip không có vị thế gì về mặt hiến pháp.
Nhưng không có ai gần gũi Nữ hoàng hoặc có tầm quan trọng với Nữ hoàng hơn ông.
Là Hoàng tử Philip của Hy Lạp, ông sinh ngày 10 tháng Sáu, 1921 tại đảo Corfu.
Giấy khai sinh của ông ghi ngày 28 tháng Năm, 1921, vì khi đó Hy Lạp còn dùng lịch Chính thống giáo, chưa áp dụng Dương lịch.
Cha ông là Hoàng tử Andrew của Hy Lạp và Đan Mạch, con trai thứ của Vua George đệ nhất.
Mẹ ông, công chúa Alice of Battenberg, là con gái của ông hoàng Louis of Battenberg, người sau này trở thành Sir Louis Mountbatten, và là cháu gái của Nữ hoàng Victoria.
Sau cuộc đảo chính năm 1922, cha ông bị một tòa án cách mạng trục xuất khỏi Hy Lạp.
Một chiếc tàu chiến Anh được người cháu là Vua George V gửi đã đưa gia đình ông sang Pháp. Trong chuyến đi này cậu bé Philip được ngủ trên một chiếc cũi làm bằng chiếc hộp đựng trái cây.
Ông bắt đầu đi học ở Pháp nhưng khi lên bảy ông tới sống với họ hàng của mình là gia tộc Mountbatten ở Anh, nơi ông đi học cấp một ở Surrey, phía Nam London.
Vào thời gian này, mẹ ông được chẩn đoán bị bệnh tâm thần phân liệt và được đưa vào bệnh viện tâm thần. Ông rất ít khi gặp mẹ trong suốt thời thơ ấu.
Năm 1933, ông được gửi đến Schule Schloss Salem ở miền nam nước Đức, một trường do nhà giáo dục tiên phong Kurt Hahn thành lập. Nhưng chỉ vài tháng sau ông Kurt Hahn, là người Do Thái, đã bị buộc di tản vì Đức Quốc xã đàn áp.
Kurt Hahn chuyển đến Scotland để lập Trường Gordonstoun, và Hoàng tử Philip cũng chuyển tới đây sau hai học kỳ ở Đức.
Chế độ đào khắc nghiệt như quốc gia chiến binh Spartan thời cổ ở trường Gordonstoun tập trung rèn thể lực và ý chí lại là môi trường lý tưởng cho cậu thiếu niên sống xa cha mẹ và Philip cũng thấy phải hoàn toàn tự lập.
Phục vụ trong chiến tranh
Khi chiến tranh thế giới thứ II đến gần, Philip quyết định đi theo binh nghiệp. Ông muốn gia nhập Không quân Hoàng gia Anh, nhưng gia đình bên mẹ ông có truyền thống hải quân nên Philip đã làm thiếu sinh quân Trường Cao đẳng Hải quân Hoàng gia tại Dartmouth.
Trong khi học tại đó, ông được giao nhiệm vụ hướng dẫn và trợ giúp hai công chúa trẻ, Elizabeth và Margaret, trong một lầnVua George VI và Nữ hoàng Elizabeth tới thăm trường.
Những người chứng kiến sự việc nói rằng Philip đã thể hiện hết mình và cuộc gặp gỡ đó đã gây ấn tượng sâu sắc với công chúa Elizabeth khi đó mới 13 tuổi.
Philip nhanh chóng chứng minh khả năng xuất chúng của mình.
Ông vượt lên, đứng đầu cả lớp trong tháng Giêng 1940 và lần đầu tiên tham dự hoạt động hải quân trên Ấn Độ Dương.
Ông chuyển sang phục vụ trên chiến hạm HMS Valiant thuộc hạm đội Địa Trung Hải, đơn vị ông đã góp mặt trong trận thủy chiến Cape Matapan hồi năm 1941.
Là sỹ quan phụ trách hệ thống đèn quét của chiến hạm, ông giữ một vai trò quan trọng trong cuộc chiến ban đêm mang tính quyết định này.
Đến tháng 10/1942, ông được phong hàm thiếu tá, thuộc lớp trẻ nhất của Hải quân Hoàng gia Anh, phục vụ trên tàu khu trục HMS Wallace.
Trong thời gian này, ông và nàng công chúa trẻ Elizabeth đã trao gửi thư từ và có một số dịp ông được mời tới nghỉ với Hoàng gia.
Bổn phận trước công chúng
Sau một trong những chuyến viếng thăm đó, dịp Giáng sinh 1943, công chúa Elizabeth đã đặt tấm hình Philip trong bộ quân phục hải quân lên bàn trang điểm của nàng.
Mối quan hệ giữa hai người nảy nở một cách êm ả, tuy cũng có vài ba thái độ phản đối từ những người thân cận. Một trong số đó gọi Philip là "thô lỗ và cư xử thô thiển."
Nhưng nàng công chúa trẻ tuổi vẫn yêu chàng sâu sắc và vào mùa hè 1946, Philip ngỏ lời xin cha nàng cho phép cưới.
Tuy nhiên, trước khi lễ đính hôn được công bố, Philip cần có một quốc tịch và một tên họ mới. Chàng từ bỏ tước vị Hy Lạp của mình và trở thành công dân Anh, lấy họ theo tên Anh giáo của mẹ, Mountbatten.
Vào ngày trước lễ cưới, Vua George VI ban cho Philip tước vị hoàng gia, Hoàng thân Philip. Tới buổi sáng hôm cưới, chàng được phong làm Công tước xứ Edinburgh, Bá tước vùng Merioneth và Nam tước Greenwich vùng Greenwich.
Đám cưới diễn ra vào ngày 20 tháng Mười Một 1947 tại Thánh đường Westminster. Đó là sự kiện, như lời Winston Churchill nói, "ánh chớp sắc màu" trong một nước Anh u ám thời hậu chiến.
Philip trở lại với sự nghiệp hải quân, nhận nhiệm vụ tới Malta, nơi hai vợ chồng ông đã sống như những gia đình quân nhân khác.
Người con trai của họ, Hoàng tử Charles, ra đời năm 1948. Tiếp đó là Công chúa Anne, sinh năm 1950.
Năm 1952, cặp vợ chồng có chuyến công du tới các nước trong Khối Thịnh vượng chung. Vua George VI tiễn chân hai người, nhưng Elizabeth không biết rằng vua cha đã mắc bệnh ung thư phổi.
Báo tin
Tháng Hai 1952, khi hai vợ chồng đang nghỉ tại Kenya thì có tin Vua George băng hà. Ông bị chứng huyết khối, máu đọng đông cục trong tim.
Philip khi đó phải đảm nhận việc báo cho vợ tin nàng nay đã trở thành Nữ hoàng.
Một người bạn sau này kể lại rằng Philip cảm giác như có "một nửa thế giới" đè xuống người chàng.
Philip không phải là người hay nuối tiếc, nhưng về sau này ông nói ông cảm thấy đáng tiếc là ông đã không thể tiếp tục sự nghiệp hải quân.
Các đồng nghiệp nói rằng lẽ ra với khả năng của chính mình, ông có thể lên tới vị trí Tư lệnh Hải quân.
Thay vào đó, ông phải tạo ra một vai trò mới cho mình, và việc Elizabeth lên ngôi báu đặt ra câu hỏi rằng vai trò đó sẽ là gì.
Lễ đăng quang đến gần, và một Chiếu chỉ Hoàng gia tuyên rằng Philip phải ưu tiên việc tháp tùng Nữ hoàng trong mọi lúc mọi nơi, nhưng sẽ không bao giờ có vị trí chính thức trong hiến pháp.
Philip có đầy những ý tưởng về việc làm sao để hiện đại hóa và hợp lý hóa thể chế quân chủ, nhưng ông ngày càng vỡ mộng bởi sự phản kháng từ một số nhân vật thủ cựu trong hoàng gia.
Ông quay sang việc hướng tới một đời sống xã hội sôi nổi. Ông và một nhóm bạn bè nam giới gặp gỡ hàng tuần trong các căn phòng đặt phía trên một nhà hàng ở khu Soho, trung tâm London.
Đã có những bữa ăn trưa sang trọng kéo dài và các chuyến tới chơi hộp đêm, và ông thường bị chụp hình cùng với những gương mặt hào nhoáng, bóng bẩy.
Những đồn đoán về tình trạng căng thẳng trong cuộc hôn nhân hoàng gia loang ra hồi năm 1956, khi Philip có chuyến rong ruổi một mình trên du thuyền hoàng gia Britannia trong suốt bốn tháng, tới thăm một số vùng đất vô danh trong Khối Thịnh vượng chung. Tin đồn về cuộc hôn nhân rạn nứt được tường thuật, và bị bác bỏ thẳng thừng.
Nơi mà Philip được trao toàn quyền quyết định là trong gia đình. Ông nói rằng Hoàng tử Charles cần đi học ở ngôi trường ông từng học, Gordonstoun, với niềm tin rằng chính sách giáo dục của nhà trường sẽ có ích trong việc cải tạo bản tính có phần nhút nhát của cậu con trai.
Chàng hoàng tử đã rất ghét trường học, nơi cậu khốn khổ vì nỗi nhớ nhà và là nơi cậu thường bị bắt nạt.
Philip có vẻ như là một người cha cục cằn, không nhạy cảm. Theo Jonathan Dimbleby, người viết tiểu sử cho Thái tử Charles, thì thời trai trẻ Charles đã từng rớt nước mặt do những lời quở trách công khai của cha, và mối quan hệ cha con giữa hai người chưa bao giờ dễ dàng cả.
Bảo vệ đời sống thiên nhiên hoang dã
Thái độ của Philip phản ánh tuổi thơ khó khăn, tự lực và thường là cô đơn của ông.
Ngay từ nhỏ, ông đã buộc phải tự lo cho mình và ông thấy khó mà hiểu được tại sao không phải người nào cũng có được tính cách đó.
Một trong những mối quan tâm chính của ông là sự yên ổn, lành mạnh cho thanh niên. Điều này đã dẫn tới một chương trình rất thành công của ông, trở thành một hiện tượng hồi năm 1956, có tên là Chương trình Giải thưởng của Công tước xứ Edinburgh.
Trải qua các năm, chương trình này đã giúp cho chừng sáu triệu thanh thiếu niên từ 15 đến 25 tuổi trên toàn thế giới, gồm cả người tàn tật, thử sức với chính mình về mặt thể lực, trí lực và tình cảm bằng việc thực hành một loạt các hoạt động ngoài trời nhằm hướng tới việc biết làm việc tập thể, tháo vát và tôn trọng thiên nhiên.
Trong suốt cuộc đời mình, Philip tiếp tục giành nhiều thời gian cho chương trình này, tham dự nhiều sự kiện và tự mình tham gia việc điều hành hoạt động của tổ chức này.
Ông cũng là một người nhiệt thành ủng hộ việc bảo vệ đời sống động vật hoang dã và môi trường tự nhiên, dẫu cho việc ông quyết định bắn hạ một con cọp trong chuyến đi tới Ấn Độ hồi 1961 đã gây ra một cuộc phản ứng gay gắt.
Việc xuất bản tấm ảnh chụp trong đó con cọp được trưng bày như một phần thưởng của chiến thắng chỉ khiến câu chuyện tồi tệ hơn.
Nhưng ông đã đem tầm ảnh hưởng và nhiệt huyết vào hỗ trợ Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới, tổ chức về sau trở thành Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Toàn cầu, và trở thành chủ tịch đầu tiên của tổ chức này.
Ông được trân trọng hoan nghênh về cam kết bảo tồn rừng nhiệt đới trên thế giới và việc chiến dịch vận động chống việc đánh bắt cá đại dương.
Philip cũng rất quan tâm tới lĩnh vực công nghiệp. Ông tới thăm các nhà máy và trở thành nhà bảo trợ cho Hiệp hội Công nghiệp, tổ chức nay được biết tới với tên gọi Quỹ Lao động.
Đam mê thể thao
Năm 1961, trước một nhóm các nhà công nghiệp, Philip thể hiện tính cách bộc trực của mình, điều mà một số người coi là lỗ mãng và cũng có lúc khiến ông gặp rắc rối.
Ông nổi tiếng là hay nhận định sai tình hình, nhất là khi ở nước ngoài.
Một trong những sự cố được nhắc tới nhiều nhất là khi ông cùng Nữ hoàng có chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc hồi năm 1986. Ông đã có nhận xét mà ông tưởng là được đưa ra một cách riêng tư về "những cặp mắt ti hí". Báo chí lá cải khi đó rộ lên về chuyện này, dẫu cho bản thân Trung Quốc thì chả mấy bận tâm.
Trong chuyến viếng thăm tới Australia hồi 2002, ông hỏi một doanh nhân người bản xứ Úc châu rằng liệu "các ông vẫn ném giáo vào người nhau đấy chứ".
Nhiều người chỉ trích ông nặng nề về những nhận xét kiểu như vậy, nhưng cũng có nhiều người khác lại coi đó là cách thể hiện đúng tính cách của ông, người không chấp nhận bị bó buộc bởi những thủ tục chính trị.
Philip cũng là một người đam mê thể thao. Ông đi thuyền buồm, chơi cricket và khúc côn cầu, đánh xe ngựa xuất sắc và từng là Chủ tịch Hiệp hội Cưỡi ngựa Quốc tế trong nhiều năm.
Mối quan hệ căng thẳng giữa ông với người con trai cả được mô tả trong cuốn sách về cuộc đời Thái tử Charles, theo đó Philip đã thúc đẩy Charles vào cuộc hôn nhân với công nương Diana Spencer.
Nhưng Philip đã rất quan tâm âu lo trong những năm khó khăn, khi cuộc hôn nhân đó tan rã.
Ông chủ động tìm hiểu vấn đề, có lẽ bởi chính ông cũng có kỷ niệm về những khó khăn khi kết hôn với người trong Hoàng gia.
Tuy rất buồn về sự thất bại hôn nhân của ba trong số bốn người con mình nhưng ông luôn khước từ nói về những vấn đề cá nhân. Hồi 1994, ông nói với một tờ báo rằng ông đã chưa từng và sẽ không bao giờ làm điều đó.
Những năm về sau, ông sống với nhịp độ không mấy chậm bớt. Ông tiếp tục các chuyến hành trình dày đặc, cả cho Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Toàn cầu và cả tháp tùng Nữ hoàng trong các chuyến công du.
Ông cũng có chuyến gần như là hành hương cá nhân tới Jerusalem hồi 1994 để viếng mộ mẹ. Ước nguyện của bà được chôn cất tại đây đã được thực hiện.
Ông cũng có khoảnh khắc cảm động trong lễ kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng phát xít, hồi 1995.
Hoàng tế Philip khi đó có mặt trên một chiếc tàu khu trục của Anh tại Vịnh Tokyo, khi Nhật đầu hàng vào cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Vào lễ kỷ niệm, ông đã cùng các cựu chiến binh Viễn Đông khác diễu hành đi qua Nữ hoàng tại khu the Mall ở London.
Ông cũng bày tỏ sự chia sẻ với những cựu tù binh bị Nhật giam cầm, những người cảm thấy không thể tha thứ cho những gì khiến họ phải chịu đựng.
Sau cái chết của Công nương Diana, công chúng có những lúc tỏ thái độ thù nghịch với Hoàng gia, kể cả với ông.
Năm 2007, thư từ giữa ông và cố công nương được công bố nhằm giải tỏa những cáo buộc nói ông thù hằn con dâu.
Mohammed al-Fayed, cha của Dodi, người tình cuối cùng của Diana, thậm chí còn nói trong cuộc điều trần về cái chết của công nương rằng bà bị sát hại theo lệnh của Hoàng tế Philip, một cáo buộc mà bên giám định pháp y mạnh mẽ bác bỏ.
Philip, Công tước xứ Edinburgh, trở thành tâm điểm chú ý của xã hội Anh.
Ông là một người có tố chất lãnh đạo thiên bẩm, nhưng vị trí buộc ông luôn đứng ở vị trí thứ hai, một người có tính chiến đấu cao nhưng thường phải hành xử một cách nhạy cảm do vai trò của mình.
Thủ tướng Anh David Cameron đã đánh giá đúng điều này khi ca ngợi Công tướng trong buổi tối trước hôm sinh nhật ông 90 tuổi hồi tháng Sáu 2011.
Philip đã thành công trong việc sử dụng vị trí của mình để có đóng góp to lớn cho đời sống Vương quốc Anh và góp phần giúp Hoàng gia thay đổi phù hợp với xu hướng xã hội qua năm tháng.
Nhưng đóng góp lớn nhất của Hoàng tế Philip chính là sự hậu thuẫn liên tục và mạnh mẽ ông dành cho Nữ hoàng trong suốt quá trình trị vì.
Trong một diễn văn kỷ niệm lễ cưới Vàng của hai người, Nữ hoàng đã ngỏ lời tri ân tới đức phu quân, người tháp tùng hoàng gia lâu năm nhất trong lịch sử Vương quốc Anh.
"Ông ấy là người không dễ đón nhận lời khen tụng, nhưng ông ấy đơn giản là sức mạnh, là chỗ dựa của tôi trong suốt những năm qua. Tôi, toàn thể gia đình ông ấy, đất nước này và nhiều quốc gia khác mang ơn ông ấy nhiều hơn là ông ấy nghĩ, nhiều hơn những gì mà chúng ta biết."