Các công tố viên Hạ Viện trong vụ xử luận tội cựu Tổng thống Donald Trump.
Một ngày trước khi diễn ra phiên xử luận tội cựu Tổng thống Donald Trump về cáo buộc kích động vụ tấn công chết người tại Điện Capitol hồi tháng trước, các luật sư của ông Trump hôm 8/2 bác ý kiến cho rằng thân chủ của họ kích động bạo loạn đồng thời thách thức tính hợp hiến của phiên xử một khi cựu Tổng thống đã mãn nhiệm.
Các luật sư bảo vệ cho ông Trump cáo buộc 9 dân biểu Dân chủ đảm nhiệm vai trò ‘công tố viên’ là ‘tri thức bất chánh và thực tế trống rỗng’ trong cách diễn giải bài phát biểu nảy lửa hôm 6/1 của ông Trump trước các ủng hộ viên trước khi hàng trăm người xông vào Điện Capitol trong lúc Quốc hội họp để chính thức phê chuẩn Tổng thống Joe Biden thắng cử.
Một nguồn thạo tin cho hay phiên xử sẽ khai mạc với 4 giờ tranh luận và sau đó sẽ là cuộc biểu quyết xem liệu tiến trình này có vi hiến hay không vì ông Trump nay không còn là Tổng thống. Vụ xử sẽ tiếp diễn với 32 giờ tranh luận bắt đầu từ chiều ngày 10/2, nguồn tin của Reuters cho biết thêm.
Chín dân biểu Dân chủ trong tư cách ‘công tố viên’ hy vọng thuyết phục 100 thành viên của Thượng viện (50 Dân chủ-50 Cộng hoà) buộc tội ông Trump và cấm ông không bao giờ được giữ chức vụ công cử. Ông Trump, một đảng viên Cộng hòa, chấm dứt nhiệm kỳ 4 năm hôm 20/1 sau khi thua ông Biden trong cuộc bầu cử ngày 3/11/2020.
Các luật sư của ông Trump nhấn mạnh quan điểm rằng phiên xử diễn ra sau khi Tổng thống mãn nhiệm là không được Hiến pháp cho phép.
Một nỗ lực thất bại hôm 26/1 trong việc hủy bỏ vụ xử (trên căn bản bất hợp hiến khi xử một cựu Tổng thống) đã nhận được sự ủng hộ của 45 trên tổng số 50 Thượng nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện.
Các công tố viên Hạ viện bác luận điểm này hồi tuần trước, nói rằng xử tội ông Trump để bảo vệ dân chủ và an ninh quốc gia, ngăn chặn bất cứ Tổng thống tương lai nào có thể kích động bạo lực để theo đuổi quyền hành. Họ cho rằng ông Trump “có trách nhiệm duy nhất” trong vụ tấn công Điện Capitol.
Muốn kết tội ông Trump, cần có 17 Thượng nghị sĩ Cộng hòa đứng về phe với 50 Thượng nghị sĩ Dân chủ trong cuộc bỏ phiếu, một cản trở khó vượt qua.
Có thể có tranh luận về nhân chứng
Nếu các công tố viên Hạ viện quyết định muốn gọi nhân chứng, Thượng viện sẽ tranh luận và bỏ phiếu xem liệu có cho phép đòi nhân chứng hay không, nguồn tin của Reuters cho hay.
Hạ viện do Dân chủ kiểm soát đàn hặc ông Trump hôm 13/1. Ông là Tổng thống Mỹ đầu tiên bị luận tội hai lần và cũng là người đầu tiên bị xét xử sau khi rời nhiệm sở.
Trong bài diễn văn ngày 6/1, ông Trump lập lại tuyên bố sai lầm là cuộc bầu cử gian lận và thúc đẩy ủng hộ viên tuần hành đến Điện Capitol, bảo họ “hãy chấm dứt nạn đánh cắp,” “hãy chứng tỏ sức mạnh” và “hãy chiến đấu hết mình”. Vụ bạo loạn làm gián đoạn việc phê chuẩn chính thức của Quốc hội về chiến thắng của ông Biden, khiến các nhà lập pháp phải tìm nơi ẩn náu an toàn và làm 5 người chết trong đó có một nhân viên cảnh sát.
Luật sư của ông Trump nói ông dùng từ chiến đấu trong “nghĩa bóng” “không thể diễn giải thành khuyến khích bạo động.”
“Trong bài diễn văn của ông không có đề cập đến hay khuyến khích nổi dậy, bạo loạn, hành động hình sự, hay bất cứ hành động bạo động thể chất nào,” các luật sư viết.
Thách thức vụ xử trên căn bản hiến pháp sẽ giúp cho phe Cộng hòa tại Thượng viện bỏ phiếu chống việc buộc tội ông Trump mà không trực tiếp bênh vực bài diễn văn của ông với các ủng hộ viên trước khi xảy ra vụ bạo loạn.
Cả hai đảng đều có lợi ích trong việc hoàn tất phiên xử nhanh chóng. Ông Biden kể từ khi nhậm chức đã kêu gọi đoàn kết trong một quốc gia chia rẽ sâu sắc sau nhiệm kỳ Tổng thống của ông Trump.
Đảng Dân chủ chiếm đa số mỏng manh trong Hạ viện lẫn Thượng viện, và vụ xử có thể làm cho Quốc hội khó thông qua kế hoạch cứu trợ COVID trị giá 1,9 ngàn tỉ đô la cũng như hoàn tất việc chuẩn thuận các ứng viên được đề cử cho các chức vụ trong chính phủ của ông Biden.
Việc ông Trump tuyên bố sai lầm về một cuộc bầu cử bị đánh cắp đã gây rạn nứt trong đảng Cộng hoà của ông. Mười dân biểu Cộng hòa đã đứng về phe với đảng Dân chủ trong Hạ viện bỏ phiếu luận tội ông Trump.
Trong vụ luận tội đầu tiên về cáo buộc lạm dụng quyền hành và cản trở Quốc hội (xuất phát từ việc ông Trump yêu cầu Ukraine điều tra hai cha con ông Biden), ông Trump được Thượng viện tha bổng. Lúc đó Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.
(AFP) -Úc công bố lý do Bắc Kinh bắt phát thanh viên người Úc gốc Hoa. Canberra, hôm nay 08/02/2020, thông báo, nữ phát thanh viên gốc Hoa làm việc cho kênh truyền hình đối ngoại Trung Quốc CGTN, Thành Lỗi (Cheng Lei) đã chính thức bị Bắc Kinh bắt giữ với cáo buộc « cung cấp trái phép bí mật Nhà nước cho nước ngoài ». Ngoại trưởng Úc, Marise Payne cho biết bà đã được chính quyền Trung Quốc thông báo hôm 05/02 trong khi bà Thành Lỗi bị bắt giam từ hồi tháng 8 năm ngoái mà không một giải thích nào từ phía Bắc Kinh. Thành Lỗi là công dân Úc thứ 2 bị chính quyền Trung Quốc bắt giam. Hồi tháng Giêng năm 2019, một nhà văn Úc gốc Hoa cũng bị bắt vì bị tình nghi làm gián điệp.
(AFP) - Ấn Độ : « Sóng thần » trên đỉnh Himalaya, 18 người chết. Cảnh sát biên giới Ấn Độ-Tây Tạng hôm nay 08/02/2021 cho biết vẫn còn 200 người bị mất tích. Chính quyền huy động hơn 200 nhân viên cứu hộ để truy tìm những người bị còn bị kẹt lại trong các đoạn đường hầm tại hai trung tâm thủy điện. Theo giới quan sát, thảm họa tan băng nói trên là hệ quả trực tiếp của tình trạng khí hậu Trái đất bị hâm nóng.
(Reuters) - Hoa Kỳ, Iran khăng khăng bám giữ lập trường. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm qua, 07/02/2021, trên kênh truyền hình CBS, tuyên bố loại trừ khả năng gỡ bỏ ngay các trừng phạt để thuyết phục Teheran trở lại bàn đàm phán nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân. Theo tổng thống Mỹ, việc gỡ bỏ trừng phạt chỉ có thể nếu Iran ngừng làm giàu uranium trước và nối lại các cam kết trong thỏa thuận 2015. Cùng ngày lãnh đạo tinh thần tối cao Iran, giáo chủ Ali Khamenei, đặt điều kiện : « Nếu Hoa Kỳ muốn quay lại các cam kết thì họ phải dỡ bỏ toàn bộ các trừng phạt trên thực tế chứ không phải trên giấy tờ ».
(AFP) - Bóng đá : Maroc bảo vệ thành công ngôi Vô địch châu Phi.Đội tuyển quốc gia bóng đá Maroc, hôm qua, 07/02/2021 đã giành chiến thắng 2-0 trước đội Mali trong trận chung kết giải Vô địch bóng đá Châu Phi lần thứ 6. Maroc trở thành đội bóng 2 lần liên tiếp giành ngôi vô địch bóng đá lục địa đen. Trận chung kết diễn ra tại sân vận động của thành phố Yaoundé, Camerun, với sự tham dự số lượng khán giả hạn chế 10 nghìn người, vì lý do phòng dịch. Đây cũng là thất bại lần thứ hai của đội tuyển Mali ở trận cuối cùng giải đấu đỉnh cao bóng.
(Truyền thông Việt Nam) - Covid-19 tiếp tục phát hiện hơn bốn chục ca nhiễm mới. Chiều ngày 08/02/2021, bộ Y tế Việt Nam thông báo ghi nhận thêm 45 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở 5 tỉnh thành : 45 trường hợp mắc Covid-19 được ghi nhận chiều nay có 3 ở Quảng Ninh, 3 Hà Nội, 2 Gia Lai, 25 TP.HCM và 12 ca tại Hải Dương . Như vậy đến chiều 8/2, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 2.050 ca Covid-19, trong đó có 1160 ca mắc do lây nhiễm trong nước. Riêng từ ngày 27/1 đến nay, tổng số Việt Nam đã phát hiện 467 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại 12 tỉnh: Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, TP. HCM, Gia Lai, Hải Phòng, Hòa Bình, Bình Dương, Điện Biên và Hà Giang.
(AFP) - Nhờ virus corona, dân Venise được hưởng trọn vẹn mùa lễ hội hóa trang của thành phố. Mùa lễ hội hóa trang nổi tiếng ở Venise đã khai mạc hôm qua 07/02/2021 trong lớp sương mù dầy đặc. Khác với thông lệ, không khí ở quảng trường Saint Marc, năm nay trầm lắng lạ thường. Chính quyền thành phố biết trước thiệt hại tài chính sẽ rất lớn. Trung bình Carnaval là cơ hội đem về 70 triệu euro hàng năm và Venise trong hai tuần lễ đón nhận 567.000 du khách. Mùa hóa trang năm nay, như thể chỉ để dành riêng cho người dân Ý và cho dân cư thành Venise.
(AFP) - Một trong năm người giàu nhất Hàn Quốc chia sẻ một nửa gia tài cho các công tác từ thiện. Nhà tỷ phú Kim Seom Su sáng lập viên ứng dụng điện thoại KakaoTalk ngày 08/02/2021 thông báo chia đôi tài sản trị giá 9,4 tỷ đô la. 50 % số tiền này được dành cho các công tác từ thiện. 90 % điện thoại thông minh tại Hàn Quốc dùng ứng dụng KakaoTalk. Năm 2020 doanh thu của tập đoàn tăng 103 %. Thể theo sáng kiến Giving Pledge của các nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffet hay Bill Gates, hiện có hơn 200 gia đình đại phú quý ở Hàn Quốc cam kết tặng một nửa tài sản cho các tổ chức từ thiện.
Bạn diễn tả thế nào về chính quyền quân sự ở Myanmar?
Rất ít người, nói một cách thoải mái, có thể lấy được tình cảm. Nhưng vào năm 2018, một năm sau khi cả thế giới chứng kiến vụ tống khứ khủng khiếp và tàn sát hàng loạt người Rohingya - một hành vi bị cáo buộc là diệt chủng - Aung San Suu Kyi đã chọn ngôn từ "khá ngọt ngào" để mô tả các tướng lĩnh trong nội các của mình.
Ba năm trôi qua, bà lại bị quản thúc tại gia - nạn nhân của cuộc đảo chính nhanh gọn nhất - quyết định bảo vệ quân đội của bà, dù vì lý do cá nhân, chính trị hoặc yêu nước, trông có vẻ rất tệ hại.
Những người ủng hộ bà sẽ nói với chúng ta rằng bà ở một vị trí bất khả kháng và việc có một lập trường cứng rắn hơn sẽ khiến bà bị giam lỏng. Những người chỉ trích bà khẳng định bà vẫn có thể, ít nhất, thể hiện chút lòng trắc ẩn đối với người Hồi giáo thiểu số bị đàn áp.
Dù thế nào đi nữa, tương lai của bà cùng những ai ở một Myanmar dân chủ trông thật ảm đạm.
Khi vòng hào quang của bà trên trường quốc tế tuột dốc và tiêu tan, bà Aung San Suu Kyi vẫn được hàng chục triệu người ở Myanmar sùng bái. Sự yêu quý này không hề được nói quá. Chiến thắng vang dội của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà trong cuộc tổng tuyển cử đã giúp họ giành được hơn 80% số phiếu bầu.
Nếu bạn đi lang thang trên những con phố đổ nát năm trong khu trung tâm thành phố Yangon - với chằng chịt dây điện trên đầu và thi thoảng có tiếng chạy gấp của lũ chuột to bằng con mèo dưới chân bạn - và thò đầu vào bất kỳ ô cửa nào, có một khuôn mặt mà bạn có khả năng cao sẽ gặp. Dù là trên những tấm poster, tranh ảnh hay trên lịch, hình ảnh Mẹ Suu đều nhìn đáp lại bạn.
Đây cũng chính là những con phố mà giờ đây sau bóng tối dội lại với tiếng ồn ào của những tiếng đập vào xoong chảo để ủng hộ nhà lãnh đạo mà chính họ đã bầu ra một cách dân chủ - người hiện tại đã bị tạm giam.
"Chúng tôi thường gây tiếng ồn này để xua đuổi tà ma," Ma Khin giải thích trong bài viết trên mạng xã hội của cô. "Bây giờ chúng tôi muốn xua đuổi quân đội để bà Aung San Suu Kyi có thể được tự do."
Cũng như tiếng đập vào xoong chảo, một âm thanh nhẹ nhàng hơn bao trùm bầu không khí ấm áp ban đêm. Các bài hát của Cuộc nổi dậy năm 1988 - cuộc trỗi dậy của lòng nhiệt thành vì dân chủ đã đưa một Suu Kyi trẻ tuổi đến với ánh đèn sân khấu trong nước và quốc tế, và đưa bà vào thế bị quản thúc tại gia trong nhiều năm trời.
Wai Wai Nu, một nhà hoạt động nhân quyền Rohingya, đã lời đề cho đoạn phim quay đường phố do chính mình tải lên với dòng chữ "rất đau lòng khi nhìn thấy điều này" khi cô nhớ lại lúc hát những câu hát cách mạng trong tù với các bạn tù chính trị.
Trong đoạn phim, thứ gây cho tôi sự chú ý là hình ảnh mô phỏng một sự trớ trêu trong lịch sử bạo tàn, quằn quại và bi thảm lặp đi lặp lại của Myanmar. Được soi sáng từ những ánh sáng của điện thoại thông minh phía trên cao, có một bức chân dung của người cha của Aung San Suu Kyi - Tướng Aung San: nhà lãnh đạo vẫn được tôn kính, bị ám sát vào thời kỳ huy hoàng nhất của ông vào năm 1947, trước khi ông có thể dẫn dắt Miến Điện giành được độc lập từ tay Anh Quốc.
Ông cũng là người sáng lập quân đội Miến Điện hiện đại, còn được gọi là Tatmadaw: chính thể chế đương thời đang tước đoạt quyền tự do của con gái ông và các nhà lãnh đạo đất nước của ông. Một lần nữa.
Chính những chiếc điện thoại di động lưu giữ ký ức về cha bà vẫn đang sáng đèn đấy, nhưng chưa thể đưa Aung San Suu Kyi ra khỏi bóng tối.
Nếu với cuộc đấu tranh giành tự do trước đây - vào năm 1988 và 2007 (Cách mạng Cà sa) - được diễn ra trên đường phố, thì cuộc đấu tranh này sẽ được tiếp lực nhờ vào trực tuyến. Chính xác là Facebook, nền tảng mà hàng triệu người Miến Điện sử dụng trên cả thẩy những nền tảng khác để gửi và nhận tin tức cùng quan điểm của họ.
Tất nhiên, điều này xảy ra nếu quân đội không tiếp tục chặn quyền truy cập vào trang web lẫn ứng dụng. Bởi quân đội, những người có quyền chỉ huy cấp cao hiện đã bị cấm sử dụng Facebook sau việc tận dụng nó gây ra tác động nghiêm trọng như đã thấy trong thập kỷ qua, đánh vào chủ nghĩa dân tộc, truyền bá phát ngôn gây thù hận cùng tin tức giả, hiểu rõ sức mạnh của nó. Và sợ nó, bạn thử tưởng tượng mà xem.
Khả năng giết người man rợ của Tatmadaw - sát hại chính người người dân mình, những sinh viên và nhà sư tìm kiếm tự do - không thể bị hạ gục. Nhưng họ bị nghiền nát trong bất kỳ cuộc chiến đấu nào vì trái tim và khối óc của người Miến Điện.
Vấn đề đối với Aung San Suu Kyi và những người ủng hộ bà là việc khai thác triệt để sức mạnh kỹ thuật số này. Nhiều người đã sững sờ trước sự thẳng thắn trong lời van lơn của bà viết trong lá thư kêu gọi "phản đối cuộc đảo chính". Một số người lo sợ rằng đó có thể là một cái bẫy của quân đội, để dẫn dụ những người biểu tình rồi bắt giữ họ - hoặc tệ hại hơn.
Tràn ngập đầy đường phố cái tên "The Lady" có thể cung cấp những hình ảnh chất lượng cao và thông điệp mạnh mẽ cho các phương tiện truyền thông xã hội và tin tức truyền hình trên toàn cầu. Nhưng thước phim đầy hạt (vì độ phân giải thấp) của năm 1988 là một lời nhắc nhở lạnh sống lưng rằng chính những con đường từng được tắm máu khi những binh sĩ dập tắt thế hệ trước đây đòi tự do.
Không có gì mới mẻ mà tôi thấy có thể gợi lên rằng Tatmadaw sẽ ngừng việc tiến hàn một vụ tắm máu được phát trực tiếp ở các thành phố lớn của Myanmar.
Có một nghịch lý khác trong chương mới nhất đầy bi thương của đất nước.
Cơ hội được trả tự do và thậm chí có thể trở lại nắm quyền của bà Aung San Suu Kyi phụ thuộc vào việc hành động hay không hành động của "cộng đồng quốc tế". Một nhãn mác đơn giản cho việc xác định nhóm khác nhau: bạn và thù, Đông và Tây.
Đối với một xã hội đặc quyền mà phương Tây để tâm, Suu Kyi là lãnh tụ đạo cuộc đời - một ngọn hải đăng về tất cả các giá trị mà các nhà lãnh đạo được bầu chọn sẽ nói với bạn rằng họ ca tụng. Nhưng đó là hội nhóm mà bà đã quay lưng sau vô số những lời chỉ trích mà bà nhận lãnh vì từ chối hỗ trợ hoặc bảo vệ người Rohingya.
Bà dường như không bị lay chuyển khi các danh hiệu, giải thưởng đã bị các trường đại học và tổ chức từ thiện rùng mình hủy bỏ.
Một minh họa cho mối quan hệ trở nên cay đáng là với hãng tin của tôi. BBC Thế giới vụ là người đồng hành tin cậy của bà trong suốt 15 năm bà bị quản thúc tại gia. Nhưng sau những hành động bạo tàn năm 2017 ở bang Rakhine, tất cả đã thay đổi.
Giống như các hãng thông tấn phương Tây khác, những thư từ thường xuyên của tôi yêu cầu phỏng vấn hoặc hồi kiến thường xuyên đã không được đáp trả. Rõ ràng là với bà, không cần thiết phải móc nối với những kẻ, không bao giờ có thể hiểu được sự phức tạp của đất nước bà.
Trong hai năm làm việc tại Myanmar, cuộc tiếp xúc gần bà nhất mà tôi có là tại Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague, sau khi bà chọn đích thân mình bảo vệ quân đội Myanmar khỏi tội ác diệt chủng.
"Bà có bao giờ lấy làm tiếc không, bà Suu Kyi?" Tôi nói lớn khi bà lướt qua chiếc xe của mình vào tòa án lạnh lẽo, nơi xem xét những lời khai chứng thực những tội ác khủng khiếp nhất có thể tưởng tượng được. Không trả lời gì. Không phải là tôi mong đợi câu trả lời từ bà.
Aung San Suu Kyi quyết định trở thành gương mặt đại diện cho những cố gắng biện hộ giúp tội ác của quân đội Myanmar. Bất chấp việc quân đội bị chán ghét rộng khắp, điều này đã giúp bà thêm nổi tiếng ở quê nhà và bà được ngợi ca vì đã bảo vệ danh dự của đất nước.
Nhưng một số người bây giờ tin rằng bà sẽ không còn là gương mặt quen thuộc của cuộc đấu tranh non trẻ nhằm giải phóng đất nước khỏi chế độ độc tài quân sự mới nắm quyền.
Richard Horsey, một nhà phân tích chính trị ở Yangon, nói với tôi: "Phản ứng đối với tình huống này không nên được hiểu theo nghĩa hạn hẹp là 'Cứu giúp bà Aung San Suu Kyi'.
"Đây là về việc phản đối một cuộc đảo chính quân sự chống lại một chính phủ được đại đa số người dân Myanmar bình bầu cùng các quyền dân chủ và tự do của họ."
Bill Richardson, cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ nói: "Khi tôi nghe về cuộc đảo chính, tôi nghĩ rằng bà ấy đã khôn khéo hơn sau khi thực hiện khế ước với ma quỷ".
Ông là bạn của Suu Kyi cho đến khi đôi bên rẽ lối vào năm 2018 sau khi ông nói rằng ông đã khẩn cầu bà, hoàn toàn không thành công, hãy làm nhiều hơn nữa để bảo vệ người Rohingya.
"Tôi từng là một trong những người hâm mộ lớn nhất của bà ấy cho đến khi bà được bình bầu," ông nói.
Ông Richardson tin rằng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ cuối cùng cũng cần phát triển những nhà lãnh đạo mới, cụ thể là phụ nữ, đặc biệt là vào thời điểm thực hành dân chủ của họ đã bị tàn phá.
Aung San Suu Kyi phải đối mặt với các cáo buộc có thể khiến bà bị cầm tù, điều này sẽ cấm bà đảm đương quyền lực. Các tướng lĩnh tuyên bố sẽ có các cuộc bầu cử vào một thời điểm nào đó khi đất nước thoát khỏi "tình trạng khẩn cấp" được chỉ định. Rõ ràng là họ muốn chọc gậy bánh xe của cuộc bầu cử áp đảo của những người sẽ đập tan mọi chốt chặn của quân đội trên con đường tiến tới dân chủ nếu luật chơi thực sự công bằng.
Tôi hỏi Richardson, người bạn cũ 20 năm của ông ấy sẽ nghĩ gì bây giờ khi bà phải đối mặt với nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm bị quản thúc hoặc tệ hại hơn nữa.
"Tôi nghĩ bà ấy sẽ cảm thấy mình bị phản bội bởi quân đội mà bà đã cho một vỏ bọc trước quốc tế. Vị thế của bà thật ảm đạm. Nhưng tôi hy vọng họ sẽ không làm bà bị thương hay bịt miệng bà vĩnh viễn."
Và nếu Aung San Suu Kyi được phép lên tiếng lần nữa, thì sao nào?
"Nếu bà ấy có thể lên tiếng và thừa nhận tội ác chống lại người Rohingya theo cách mà cộng đồng quốc tế cho là đáng tin và thành thật thì vẫn chưa muộn. Điều đó sẽ kêu gọi cả thế giới hành động chống lại cuộc đảo chính này", ông nói .
"Đó là nước cờ rủi ro. Nhưng bà đã đã từng liều mình trước đó."
Nick Beake là phóng viên BBC Brussels và từng là phóng viên BBC Myanmar từ năm 2018-2020.