Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Cơn bão Icon mặt cười và sự lố bịch

Tuesday, April 23, 2019 // ,
23-4-2019
Vài ngày trước đây, trên Facebook của ông Lê Mạnh Hà – con của đại tướng Lê Đức Anh – có một stt như sau:
Tiến về Sài Gòn
44 năm trước đại tướng Lê Đức Anh chỉ huy một cánh quân trong đội quân huyền thoại tiến về Sài Gòn thống nhất đất nước, mang lại hoà bình cho dân tộc.
Ông sẽ là người cuối cùng trong Bộ chỉ huy chiến dịch năm ấy ra đi mãi mãi.
Ông đang được các bác sỹ bệnh viện 108 chăm sóc tận tình”.
Cho tới lúc này, 10:05am ngày 23/04/2019, khi các diễn đàn thông tin cho biết ông Lê Đức Anh đã qua đời, thì stt này nhận được trên 3,500 Icon mặt cười trong tổng số khoảng 5,400 Icon biểu hiện sự tương tác. Ngoài ra còn có hàng trăm Icon mặt cười khác tràn ngập trong những comment có nội dung ca tụng sự nghiệp của đại tướng và chia sẻ đau buồn với gia quyến.
Thông báo về cái chết của ông Lê Đức Anh từ con trai Lê Mạnh Hà đã nhận được mặt cười nhiều nhất.
Điều gì dẫn đến hiện tượng trận bão mặt cười trong tình huống đang nói về cái chết của vị đại tướng này?
Tôi nghĩ ngoài những nguyên nhân sâu xa khác về nhân thân và hành xử khi còn sinh tiền của ông đại tướng, thì nó là do những câu, chữ trong stt này như: “Tiến về Sài Gòn, đội quân huyền thoại, mang lại hoà bình cho dân tộc…”.
Trong một diễn biến khác trước đó, một nhóm các vị Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Huỳnh Kim Báu, Tương Lai đã phổ biến một văn bản có nội dung kêu gọi cảnh giác gửi đến nhân dân cả nước, đồng gửi đến các nhà lãnh đạo hiện nay. Trong những dòng đầu tiên, họ viết:
Chúng tôi, những người đã từng chiến đấu cho sự nghiêp giải phóng dân tộc, độc lập thống nhất đất nước, tự do, dân chủ và hạnh phúc cho nhân dân, mạnh dạn nói lên nỗi lo cho vận mệnh đất nước …”
Đây cũng là một sự lố bịch không kém, cũng đáng nhận một cơn bão Icon mặt cười, khi họ mang cái sự nghiệp đẫm máu và nước mắt ấy ra kể công, nhằm kêu gọi những người từng là nạn nhân của họ để “chia sẻ và cùng hành động.”
Sau 44 năm kể từ cuộc chiến tranh giữa miền Nam và miền Bắc kết thúc vào tháng 4 năm 1975, đối với phần lớn người miền Nam, và cả người miền Bắc, việc phát ngôn những cụm từ huênh hoang, giả dối, và sáo rỗng về sự kiện lịch sử này đã trở nên lố bịch. Và để bày tỏ thái độ với sự lố bịch thì Facebook không cho một Icon khả dụng nào khác ngoài Icon mặt cười. Dùng Icon mặt cười thay vì Icon mặt giận dữ vì người ta đi xa hơn một bước: họ không giận dữ đối với sự lố bịch nhưng cười cợt, khinh bỉ nó.
Trước đây, người dân căm phẫn khi nhà cầm quyền tổ chức những lễ ăn mừng chiến thắng; bây giờ, sau chừng đó năm tháng, ngoài lòng căm phẫn những biểu hiện bất nhân, tàn ác và hãnh tiến vô lối, thì người ta còn có thêm lòng khinh bỉ với biểu hiện ngu dốt mù lòa do không thấy, không hiểu được lòng dân của đảng CS và những kẻ ngu trung ấy.
https://baotiengdan.com/2019/04/23/con-bao-icon-mat-cuoi-va-su-lo-bich/

Vì sao Việt Nam giữ im lặng, không cho nhắc đến Gạc Ma từ năm 1990?

23-4-2019
KHÔNG HỀ CÓ CHỮ ‘TRƯỚC’ TRONG LỆNH ‘KHÔNG NỔ SÚNG’ CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG LÊ ĐỨC ANH KHI TRUNG QUỐC TẤN CÔNG GIẾT HẠI 64 NGƯỜI LÍNH Ở ĐẢO GẠC MA NGÀY 14/3/1988.
Tôi rất ngạc nhiên là trong quá trình suốt mấy năm liền nghiên cứu để làm cuốn sách ’Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử’, gặp gỡ nhiều người lính, nhiều người tướng, những người cựu chiến binh có liên quan đến Gạc Ma và hiểu khá rõ về nội tình và những chuyện liên quan đến Lê Đức Anh. Thì tôi ngạc nhiên khi thấy rằng, một số khẳng khái khẳng định rằng, chính Lê Đức Anh lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng vào ngày 14/3/1988 đã từ chối đề nghị khẩn thiết của Đô đốc Hải quân Giáp Văn Cương đưa quân đội ra Trường Sa tiếp ứng khi quân Trung Quốc xả súng bắn chết 64 người lính Hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma.
Và rất nhiều người lính hồi đó đã rất bất bình, tức giận khi ngay sau khi Trung Quốc ra tay thảm sát Gạc Ma có vài chục ngày, Đại tướng Lê Đức Anh lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng ra Trường Sa và trong bài phát biểu không một từ nhắc tới 64 Liệt sĩ vừa bị Trung Quốc giết hại dã man, mà chỉ là ca ngợi tình hữu nghị, biết ơn Trung Quốc. Tôi và rất nhiều người đã không thể lý giải được vì sao? Một vị cựu chiến binh lớn tuổi đã khẳng định chắc nịch “Sau trận Gạc Ma đau thương đó ít lâu, trong việc giữ im lặng và không cho bất kỳ ai được nhắc, nói, tưởng niệm về Gạc Ma thì công của Lê Đức Anh là rất lớn!”.
Điều đó lý giải vì sao khi cuốn sách ‘Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử’ sau 4 năm vất vả được phát hành chính thức lại bị một số tướng lĩnh quân đội ân sủng với Lê Đức Anh tức tối phản đối kịch liệt đòi tiêu huỷ, đòi truy tố những người thực hiện sách là phản quốc, là ‘Bài Trung – Phò Mỹ – Dựng cờ vàng’ nhiều đến như vậy. Vì sao họ phải kịch liệt đòi tiêu huỷ cuốn sách đầu tiên vinh danh 64 Liệt sĩ Gạc Ma? Và lý do của họ là bám vào một lý do duy nhất: Thiếu một chữ ‘Trước’ trong ‘Lệnh không được nổ súng’ – Nhưng thực sự là trong tất cả các tài liệu lưu hành nội bộ lưu trữ lúc bấy giờ và cho đến nay thì không hề có chữ ‘Trước’ mong chờ này của họ tưởng tượng ra. Lịch sử thì phải trung thực với sự thật – dù có thể làm mất lòng một ai đó. Và cuốn sách Gạc Ma bị dừng phát hành, thu hồi là một câu chuyện khó hiểu mà chắc chắn tôi sẽ viết tường tận trong thời gian tới vì liên quan đến nhiều người.
Trong tất cả các tội danh, thì tội PHẢN BỘI TỔ QUỐC, PHẢN BỘI NGƯỜI LÍNH, PHẢN BỘI NHÂN DÂN là tội nặng nhất, hơn cả tội tham nhũng và ấu dâm gấp trăm lần! Dù đó là bất kỳ ai!
https://baotiengdan.com/2019/04/23/vi-sao-viet-nam-giu-im-lang-khong-cho-nhac-den-gac-ma-tu-nam-1990/

Câu trả lời cho mệnh lệnh “Không được nổ súng”

23-4-2019
Ai cũng phải chết
Lê Đức Anh đã chết hôm qua
Từ khi được sinh ra, cho đến khi phải chết đi, ý nghĩa của cuộc đời Lê Đức Anh là gì? Điều gì khiến ông ta còn được nhớ đến, sau khi chết?
Tại sao, năm 1988, Lê Đức Anh khi ấy đang là bộ trưởng bộ Quốc Phòng, đã ra lệnh “không được nổ súng”, cho bộ đội đang canh giữ cụm đảo Gạc Ma ở Trường Sa?
Có thể chỉ ông ta mới có câu trả lời rõ ràng nhất cho quyết định này của mình.
Biết rằng, với mệnh lệnh ấy, đã có những điều xảy ra bao gồm:
1. 64 chiến sĩ công binh, tay không có súng, bị giặc Trung Quốc thảm sát bằng súng máy. 9 chiến sĩ khác bị địch bắt, mất 3 tàu vận tải (không trang bị pháo)
2. Việt Nam mất cụm đảo đá Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa vào tay Trung Quốc. Khiến Trung Quốc từ chỗ không có đảo ở Trường Sa, trở thành một bên tranh chấp chủ quyền với cả quần đảo này.
3. Sau 2 năm, từ sự kiện Việt Nam “không được nổ súng”, không bảo vệ đảo Gạc Ma bằng tàu chiến đấu và không quân, lãnh đạo đảng nhà nước Việt Nam, dẫn đầu là tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Văn Linh, đã được phép sang Thành Đô, để cầu hoà, xin trở lại làm chư hầu của Trung Quốc.
4. Trước sự kiện bi thảm ở Gạc Ma, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước thù địch. Hiến pháp Việt Nam còn ghi rõ: Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp. Sau cuộc gặp Thành Đô 1990, Việt Nam đã trở lại làm “đồng chí tốt” của Trung Quốc. Với các phương châm “Tư tưởng tương thông, vận mệnh tương quan”.
5. Trước cuộc gặp Thành Đô 1990, với sự sụp đổ của Liên Xô, mất viện trợ, đảng nhà nước Việt Nam, với sự thất bại của nền kinh tế tập trung – bao cấp, cùng các sai lầm ở Campuchia và đối ngoại quốc tế, đang đứng trước bờ vực sụp đổ bởi sự bất mãn dâng cao của đại đa số nhân dân nghèo đói, phải đối diện với nguy cơ đảo chính của một bộ phận quân đội, đứng trước nguy cơ mất khả năng tổ chức chính quyền trên đất nước Việt Nam.
Sau cuộc gặp Thành Đô 1990, Trung Quốc mở cửa biên giới, nền kinh tế Việt Nam dần hồi phục theo hướng lệ thuộc vào Trung Quốc. Đảng và nhà nước cộng sản VN, được Trung Quốc bảo trợ, trở nên dần vững mạnh và duy trì sự độc quyền chính trị trên đất nước Việt Nam, đến mức như ngày nay.
Lê Đức Anh có công tội thế nào với Dân?
Lê Đức Anh có công tội thế nào với Đất Nước?
Lê Đức Anh có công tội thế nào với đảng nhà nước cộng sản ở Việt Nam?
Hãy suy ngẫm và tự trả lời.
Ảnh: FB Võ Văn Tạo
https://baotiengdan.com/2019/04/23/cau-tra-loi-cho-menh-lenh-khong-duoc-no-sung/

Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh được phép từ trần?

 BTV Tiếng Dân
23-4-2019
Truyền thông trong nước tối qua đưa tin: Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần, thọ 99 tuổi. “Thế lực thù địch” thì loan tin rằng, cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ra đi từ năm ngoái, chỉ ngay sau cái chết của cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang, trùng với thời điểm ông Đỗ Mười qua đời, nhưng đảng đã không cho ông Anh chết, vì sợ “trùng tang”, mà phải chờ tới dịp thuận tiện mới cho phép ông ta “chết đúng quy trình”.
Có người còn khẳng định đã nghe bác Cả nói rằng: “Người cuối cùng tham gia hội nghị Thành Đô đã không còn”. Rất khó có thể kiểm chứng thông tin này, nhưng những gì đã từng xảy ra trong nội bộ đảng thì tin này không có gì mới, mà nó đã xảy ra với nhiều người. Khi đảng lãnh đạo “toàn diện, tuyệt đối”, kể cả các cựu lãnh đạo cao cấp cũng không được quyền sinh, quyền tử, mà mọi chuyện đều phải do đảng quyết định.
Đồ họa cư dân mạng làm để nhớ tới “công trạng” của ông Lê Đức Anh. Nguồn: Phạm Dương Đức Tùng

Nhà báo Trân Văn viết: Đại tướng không có chỗ trong lòng dân… Bài viết bàn về status của Lê Mạnh Hà, con trai ông Lê Đức Anh, viết trên Facebook báo tin cái chết của cha mình kèm theo “công trạng” mang quân tiến về Sài Gòn, nhưng đã phải gỡ xuống sau khi đăng chẳng được bao lâu, bởi đứng trước cái chết của cha ông Hà, “đa số công chúng tỏ ra hoan hỉ, hả hê. Tiếc nuối nếu có là chủ yếu là vì theo họ, cha ông Hà, sống thực vật chưa đủ lâu để đền tội”.
Có facebooker lại phán rằng, ông Lê Đức Anh “được phép” từ trần vào lúc này chính là để gián tiếp làm khó phe Tổng – Chủ. Bởi vì, lễ tang ông Đức Anh chắc chắn được tổ chức theo nghi thức quốc tang. Theo thông lệ, người đứng đầu đảng và nhà nước là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ phải làm Trưởng ban Lễ tang và đọc điếu văn như trong Lễ truy điệu và đưa tang ông Trần Đại Quang. Bây giờ nếu ông Trọng không thể chủ trì lễ tang mà người khác làm thay thì người dân không còn nghi ngờ gì về tình trạng sức khỏe của ông Trọng.

https://baotiengdan.com/2019/04/23/cuu-chu-tich-nuoc-le-duc-anh-duoc-phep-tu-tran/

Lê Đức Anh: Hồi kết của một lãnh đạo thân Tàu

BTV Tiếng Dân
24-4-2019
VOA đặt câu hỏi về tướng Lê Đức Anh: làm tướng giỏi, làm chính trị tồi? Chưa từng có vị tướng giỏi nào lại ra lệnh không nổ súng vào quân giặc khi chúng tấn công quân lính của mình. Lịch sử Việt Nam ghi tên tướng Anh vào sổ đen, bởi ông ta là một trong những vị tướng tồi, vì đã kéo cờ trắng trước khi giặc tấn công, để 64 chiến sĩ phải chết oan ức trong trận Gạc Ma.
Một số “thành tích” trong cuộc đời của Lê Đức Anh mà người dân truyền trên mạng như sau: Khai man lý lịch để vào Đảng; theo phe Lê Duẩn-Lê Đức Thọ để trù dập tướng Võ Nguyên Giáp; ra lệnh cho binh sĩ không được nổ súng khi Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma năm 1988; là người có công thiết kế các cuộc tiếp xúc bí mật Hội nghị Thành Đô năm 1990; nằm trong phe bảo thủ cùng với Đỗ Mười hiềm khích phe cấp tiến của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt và được cho là người bảo trợ chính cho cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, để ông này lộng hành sau này.
Còn các báo “lề đảng” thì vẫn tiếp tục viết bài đề cao ông Lê Đức Anh, gọi ông ta là “đại tướng nhân dân”, phớt lờ vai trò của ông ta trong cuộc tắm máu ở Gạc Ma và các biến động chính trị đã làm suy yếu chính trường VN, đẩy Việt Nam lại gần Trung Quốc.
Riêng VietNamNet có bài là đoạn trích trong hồi ký của ông Lê Đức Anh, bàn về phút gặp riêng giữa Đại tướng Lê Đức Anh và ông Giang Trạch Dân. Trong bài có đoạn ông Lê Đức Anh nói khi gặp Giang Trạch Dân hồi tháng 7/1991:
“Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ to lớn trước sự tồn vong, còn hay mất của chủ nghĩa xã hội, của phong trào độc lập dân tộc trên thế giới. Đó là nhận thức sâu sắc của chúng tôi. Về phía Việt Nam, chúng tôi kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên không cần lập mặt trận chống ai, nhưng Trung Quốc ổn định, vững, là niềm cổ vũ lớn cho phong trào cộng sản quốc tế”.
Toàn bộ lập trường thân TQ của ông Lê Đức Anh có thể được tóm tắt trong câu nói trên. Cho nên, Việt Nam dưới thời ông Lê Đức Anh làm Bộ trưởng Quốc phòng, rồi Chủ tịch nước, hầu như không dám làm mất lòng TQ. Hội nghị Thành Đô với sự thiết kế của Lê Đức Anh, đã mở ra giai đoạn TQ thao túng chính trường VN từ năm 1990 cho tới nay.
____
https://baotiengdan.com/2019/04/24/le-duc-anh-hoi-ket-mot-lanh-dao-than-tau/

Bản tin ngày 23-4-2019

Tin Biển Đông


VnExpress đưa tin: Tổng thống Philippines khẳng định ngoại giao là thượng sách ở Biển Đông. Đề cập đến những hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói: “Tôi muốn bảo vệ những binh sĩ quân đội và cảnh sát Philippines, những người sẽ có nguy cơ thiệt mạng nếu chiến tranh nổ ra tại vùng biển tranh chấp… Ngoại giao là giải pháp hay hơn so với động thái quân sự”.
Mỹ từ chối diễu hành cùng Hải quân Trung Quốc tại Biển Đông, theo báo Giao Thông. Dù các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore sẽ cử tàu chiến tham gia sự kiện này, nhưng Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối lời mời tham gia từ Bắc Kinh. Ông Drew Thompson, cựu quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, sự thay đổi trọng tâm của Lầu Năm Góc, từ xây dựng niềm tin và hiểu biết về an toàn hàng hải tới giảm thiểu rủi ro, là lý do chính khiến Mỹ không gửi tàu chiến tham gia.
Mời đọc thêm: Chiến hạm các nước lần lượt đến Trung Quốc dự diễu hành hải quân (RFI). – Tàu chiến Úc và Ấn Độ tới Trung Quốc dự diễu hành hải quân (VOA). – Tàu nghiên cứu Trung Quốc ‘vuốt mặt’ Mỹ? (ĐV). – Trung Quốc nâng cấp biên chế lính thủy đánh bộ từ lữ đoàn lên cấp quân đoàn (Viet Times). – Mỹ và đồng minh tính triển khai 200 máy bay F-35 đối phó sức mạnh Trung Quốc (DT). – Việt Nam âm thầm bồi đắp một vài đảo ở Trường Sa (NV).
Tể tướng đi sứ Tàu thay bác Cả
Giữa lúc tin đồn bác Cả bị tai biến, bị liệt nửa người, và cũng nhân cơ hội này thoái thác chuyện đi Tàu theo lời “triệu tập” của Tập Cận Bình, Bộ Ngoại giao VN đưa tin, Thủ tướng Phúc sẽ đi Tàu thay bác Cả để tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác “Vành đai và con đường” lần thứ 2 ở Bắc Kinh, kể từ ngày 25 đến ngày 27/4/2019. Thủ tướng dự thượng đỉnh Vành đai – con đường lần 2 ở Trung Quốc, theo báo Tuổi Trẻ.
Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà viết: “Như vậy, TT Phúc sẽ thay chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tham dự ‘Vành đai và con đường’. Còn nhớ, giữa tháng 5.2017 cố chủ tịch Trần Đại Quang tham gia ‘Vành đai và Con đường’ tại Trung Quốc và đã bí mật đi Nhật chữa bệnh vào cuối tháng đó!
Kết bài là dòng tái bút đầy ẩn ý: “Tình hình là ngôn ngữ và trí nhớ đều bị ảnh hưởng!” Bà Trà không nói rõ ai là người có “ngôn ngữ và trí nhớ” bị ảnh hưởng, nhưng mọi người đều hiểu đó là người hiện vẫn kiêm 2 trong 4 chức lãnh đạo cao nhất ở VN, vẫn chưa xuất hiện trở lại, dù đã hơn một tuần sau chuyến làm việc ở Kiên Giang.


Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Photo Courtesy
Báo Người Việt có bài: Ông ‘Tổng Trọng’ vẫn biệt tăm! Bài viết bàn về hiện tượng báo chí “lề đảng” đưa tin ông Trọng “gửi” điện chúc mừng các lãnh đạo Bắc Hàn, “gửi” điện chia buồn Sri Lanka vừa bị tấn công khủng bố, rồi cho rằng ông Trọng vẫn khỏe, trong khi mọi người đều hiểu chuyện gửi thư chúc mừng hay chia buồn là các thủ tục xã giao mà các cấp dưới hoàn toàn có thể làm thay ông Trọng.

Trong khi đó, có sự kiện ngoại giao rất quan trọng thì ông Trọng lại không thể tham gia: Theo lịch đã được xếp đặt từ trước, ngày 19/4, lẽ ra ông Trọng phải tiếp phái đoàn của các TNS Mỹ thăm Việt Nam, do ông Patrick Leahy dẫn đầu. Tuy nhiên, một phụ tá của ông Patrick Leahy khẳng định, cuộc gặp của phái đoàn với ông Trọng đã không diễn ra.
Giờ lại thêm chuyện các trang “lề đảng” đồng loạt đưa tin ông Phúc sẽ thay mặt ông Trọng sang TQ, thì chính các báo này đã ngầm thừa nhận tình trạng sức khỏe không bình thường của người cầm trịch đảng CSVN. Những lời đồn đoán về biến động nhân sự ở trung ương hóa ra hoàn toàn có cơ sở.
Mời đọc thêm: Thủ tướng Phúc đi Bắc Kinh giữa ‘bão’ tin đồn ông Trọng ngã bệnh nặng (RFA). Thủ tướng dự diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường tại Trung Quốc (TN). – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Diễn đàn ‘Vành đai và Con đường’ (PLTP). – Carl Thayer: VN có truyền thống bí mật tin lãnh đạo (BBC).
Vụ án Vũ “nhôm” và Ngân hàng Đông Á
Ngày 22/4/2019, TAND cấp cao tại TP HCM bất ngờ hoãn phiên xét xử Vũ ‘nhôm’ và Trần Phương Bình, VietNamNet đưa tin. Lý do: Nhiều bị cáo đã kháng cáo (hiện được tại ngoại) vắng mặt, nguyên đơn dân sự cũng không đến tòa nên đại diện VKS đề nghị tòa hoãn, dời vào ngày khác.
LS của bị cáo Vũ “nhôm” cũng xin hoãn và kiến nghị nếu tòa hoãn, ở tòa sau xem xét bố trí chỗ ngồi cho các luật sư để phiên tòa được diễn ra. HĐXX xét thấy không chỉ nhiều bị cáo mà cả nhiều LS, người liên quan vụ án cũng không đến, hầu hết LS vắng mặt đã có đơn xin hoãn nên không thể bảo đảm việc xét xử.
VnExpress lưu ý chi tiết: Chậm được tiếp xúc luật sư, Vũ ‘Nhôm’ lớn tiếng với cảnh sát. Theo đó, trước khi HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, Vũ tỏ vẻ bất bình và lớn tiếng nói với cán bộ dẫn giải khi chậm được tiếp xúc với luật sư tại tòa. Điệu bộ ra oai của Vũ “nhôm” rất khác với dáng vẻ cam chịu trong các phiên tòa trước.
Diễn biến bất ngờ và thái độ khác lạ của Vũ “nhôm” trong phiên tòa ngày 22/4, cùng tình trạng sức khỏe đến giờ vẫn chưa rõ của Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng, đã khiến nhiều người đồn đoán rằng có thể “gió đã đổi chiều” trong vụ Vũ “nhôm”.
Zing có clip: Vũ ‘nhôm’ chỉ trỏ, lớn tiếng tại tòa phúc thẩm xử đại án Đông Á.
Zing có bài: 3 điểm nghẽn ở phiên xử Vũ ‘nhôm’ trong đại án Đông Á. Thứ nhất: Vũ “nhôm” một mực kêu oan, cho rằng mình không liên quan gì đến số tiền 203 tỉ đồng của DongA Bank mà Vũ “nhôm” và ông Trần Phương Bình bị cáo buộc thông đồng chiếm đoạt.
Thứ hai: Số tiền gần 14 triệu Mỹ kim mà ông Bình ra lệnh cho cấp dưới xuất quỹ ở DongA Bank mua rồi chuyển cho Vũ “nhôm”, Vũ cho rằng đó chỉ là quan hệ dân sự.
Thứ ba: Trong phiên tòa xử Vũ “nhôm” và sai phạm ở DongA Bank vào cuối năm 2018, tòa đã đưa ra 5 kiến nghị điều tra sâu hơn đường dây của Vũ, liên quan đến nhiều nhân vật cấp cao ở Ngân hàng Nhà nước đã tiếp tay cho Vũ “rút ruột” DongA Bank.
Mời đọc thêm: Xét xử phúc thẩm Vũ ‘nhôm’, Trần Phương Bình trong ‘đại án’ DongA Bank (TN). – Hoãn phiên tòa phúc thẩm đại án Ngân hàng Đông Á (TT). – Đại án Ngân hàng Đông Á: Chậm được tiếp xúc luật sư, Vũ ‘nhôm’ lớn tiếng với cảnh sát (VTC). – Vũ ‘nhôm’ lớn tiếng vì luật sư chậm đến gặp   —  Vũ ‘nhôm’ mập mạp trong ngày ra toà phúc thẩm (PLTP). – Hàng trăm người bị triệu tập tới phiên tòa xét xử Vũ “nhôm” (DT). – [Ảnh] Khoảnh khắc Vũ “nhôm” gượng gạo tra tay vào còng, bị áp giải về trại giam (TTT). – Vũ ‘Nhôm’ lại ra tòa để phản đối cáo buộc ‘không có căn cứ buộc tội’ (NV).
Công an “nhân dân” lại đánh chết dân?
Báo Tuổi Trẻ đưa tin: Vị cán bộ vòi tiền thầy thuốc nam chết bất thường trong trại giam.Theo đó, ông Nguyễn Văn Quang, cán bộ quản lý thị trường Nghệ An đã chết tại trại tạm giam công an tỉnh. Vào ngày 27/1, ông Quang bị Công an huyện Thanh Chương bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về tội “lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản công dân”. Ở thời điểm bị bắt giữ, ông Quang khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh.
Tuy nhiên, sáng 22/4, em trai ông Quang nhận được điện thoại từ công an trại tạm giam Nghi Kim, báo sức khỏe ông Quang chuyển biến xấu, đang được cấp cứu tại BV Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An. Vợ ông Quang cho biết: “Khi chúng tôi đến bệnh viện và hỏi bác sĩ trực cấp cứu thì được biết chồng tôi được chuyển đến viện trong tình trạng tim đã ngừng đập, không qua khỏi”.
Facebooker Nguyễn Đức Anh chia sẻ một loạt ảnh vụ ông Nguyễn Văn Quang bị nhục hình và chết trong trại tạm giam công an tỉnh Nghệ An.


Thi thể ông Quang với máu trào ra từ mũi và miệng. Nguồn: FB Nguyễn Đức Anh
Zing có bài: Nguyên thượng tá khai hối lộ 15 tỷ đồng cho đồng nghiệp. Theo đó, ngày 22/4, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã mở phiên tòa phúc thẩm và tuyên y án chung thân đối với Y Tuyến Ksơr, cựu thượng tá công an tỉnh Đắk Lắk về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lúc còn đương chức, Y Tuyến Ksơr mạo nhận quen biết lãnh đạo Bộ Công an và đã lừa đảo 69 người, chiếm đoạt số tiền “chạy việc” hơn 24 tỉ đồng.

Mời đọc thêm: Cựu Đội phó QLTT ở Nghệ An chết bất thường sau 3 tháng tạm giam (VNN). – Nguyên Đội phó Quản lý thị trường tử vong trong thời gian bị tạm giam (SGGP). – Y án tù chung thân với thượng tá công an lừa đảo hơn 24 tỷ đồng (TP). – Nguyên thượng tá công an lừa đảo hơn 24 tỷ đồng lĩnh án chung thân (Infonet).
Lợi dụng chức vụ…
Báo Lao Động đưa tin: Nhiều “quan xã” bị kỷ luật vì ưu ái, bổ nhiệm người nhà. Ngày 22/4, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình thừa nhận, ông Nguyễn Văn Sỹ, Chủ tịch UBND xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh đã có nhiều khuyết điểm, sai phạm nghiêm trọng trong quá trình công tác.
Theo đó, ông Sỹ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tuyển dụng, bố trí người thân, họ hàng vào làm việc ở các cơ quan xã và một số trường học trên địa bàn, như đưa con gái làm phó hiệu trưởng một trường THCS trên địa bàn xã; đưa con trai, con gái, con rể vào làm tại UBND xã, đưa con dâu vào làm tại một trường tiểu học ở xã.
Vụ Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình sử dụng xe biển 80B: Thu hồi cả 2 biển số, theo báo Thanh Niên. Ông Trần Hồng Quảng, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình sử dụng xe ô tô 2 biển số gây xôn xao dư luận thời gian qua, ông Trịnh Xuân Hồng, Chánh văn phòng HĐND tỉnh cho biết: “Giờ sẽ làm thủ tục để thu hồi lại 2 biển số đã cấp trước đó. Chúng tôi làm đăng ký mới, biển mới 5 số. Cái đó là theo hướng dẫn của Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải. Đến giờ tôi cũng không biết là cấp xong hay chưa”.
Mời đọc thêm: Xem xét kỷ luật “quan xã” đưa người thân vào làm cán bộ (GDVN). – Sai phạm xây dựng tràn lan, nhiều cán bộ bị kỷ luật (VNN). – Vụ xây nhà lụi: Bình Chánh kỷ luật nhiều cán bộ (PLTP). – Nha Trang cưỡng chế hàng loạt công trình xây dựng trái phép (MTĐT). – Nha Trang kỷ luật nhiều cán bộ sai phạm trong xây dựng (GT). – Vụ bắt cán bộ Thanh tra nhận hối lộ: Tạm giữ thêm 4 cán bộ (DT).
Tin giáo dục
Báo Lao Động đặt câu hỏi sau khi phân tích xác suất 2 điểm 0: Thí sinh đồng loã với người nâng điểm? Vụ có thí sinh được nâng điểm gần như “thủ khoa”, nhưng điểm thi thật có 2 điểm 0, TS Lê Đức Vĩnh, cựu Trưởng bộ môn Toán, Học viện NNVN, chỉ ra xác suất thí sinh làm bài trắc nghiệm được 0 điểm là rất thấp. Nói cách khác, thí sinh đã cố tình không làm bài để… cán bộ nâng sửa điểm dễ can thiệp, đỡ mất công tẩy xóa mà cứ thế làm bài hộ thí sinh.
Zing đưa tin: Lãnh đạo Sơn La bị nghi sửa điểm cho con dự lớp tập huấn cán bộ nguồn. Sáng 22/4, tại trụ sở UBND thành phố Sơn La,  Phó chánh văn phòng Vũ Thành Cương cho biết, hai phó chủ tịch UBND thành phố là ông Đào Văn Quang và Lê Trọng Bình, được cho là phụ huynh của 2 thí sinh liên quan đến vụ gian lận nâng sửa điểm thi đều bận dự lớp tập huấn cán bộ nguồn tại Tỉnh ủy. Chủ tịch UBND thành phố cũng bận tiếp công dân nên không có thời gian trả lời báo chí.
Báo Lao Động viết: Nghe tâm sự xót xa của nạn nhân bị thí sinh gian lận cướp mất cơ hội. Một thí sinh đã hai lần cố gắng thi vào Trường Sĩ quan Chính trị nhưng không đậu (lần thứ 2 chỉ thiếu 0,75 điểm), chia sẻ: “Biến 0 thành 9, từ 1 điểm/3 môn thành thủ khoa, thật khó tưởng tượng nổi. Không chỉ thí sinh thấy bức xúc mà bố mẹ chúng em cũng rất buồn. Em nỗ lực cả năm, cố gắng từng ngày một, tốn bao nhiêu tiền bạc, sức lực. Hai năm qua, bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của bố mẹ đã rơi. Em thấy tiếc tất cả những điều đó”.
Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì vụ tố cáo nâng điểm ở Trường THPT Nguyễn Công Trứ? Ông Nguyễn Văn Hiếu, PGĐ Sở GD&ĐT TP HCM cho biết: “Tôi rất bức xúc khi nghe và đọc những thông tin liên quan đến vụ việc trên. Quan điểm của sở là phải nghiêm túc thẩm tra các công đoạn liên quan đến chấm thi, lên điểm… trong đợt kiểm tra giữa học kỳ 2 ở Trường Nguyễn Công Trứ. Nếu có sai phạm, sở sẽ xử lý nghiêm những cá nhân liên quan theo đúng quy định”.
Mời đọc thêm: Vụ gian lận thi cử: Thí sinh cố tình không điền đáp án để dễ nâng điểm? (VOV). – TS Nguyễn Sĩ Dũng: Gian lận thi cử đánh cắp tương lai của chúng taHọc viện Tài chính hủy kết quả của thí sinh được nâng gần 7 điểm ở Hòa Bình (VTC). – Gian lận điểm thi Sơn La: Xóa tên 5 sinh viên kinh tế, thôi học 1 trong Top 3 trường y (KTĐT). – 7 thí sinh Hòa Bình, Sơn La bị Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội buộc thôi học (NLĐ). – Bố mẹ của các thí sinh được nâng điểm nên bị xử lý thế nào? (GT).
Không thể chấp nhận cán bộ quản lý giáo dục lại trực tiếp tham gia gian lận thi cử (SGGP). – “Xử lý gian lận thi cử như hiện tại là chậm”Có loại tội phạm nguy hiểm trong đại án nâng điểm thi (VNN). – ‘Hậu quả nâng điểm thi không thể đo, tội của người gian lận rất nặng’ (Zing). – Họp kín về “sửa điểm” dễ nảy sinh nghi ngờ về bao che, bưng bít (Infonet).  – ĐBQH Phạm Thị Minh Hiền: Tại sao việc chạy điểm phải giải trình kín? (MTG). – 25 thí sinh ở Sơn La bị trường công an trả về là những ai? (TT).
Môi trường ngày càng ô nhiễm
VTC đưa tin: Cá tiếp tục chết trắng bên cạnh trạm xử lý nước thải tại Đà Nẵng. Chiều 22/4, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải TP Đà Nẵng xác nhận, đã cử công nhân chèo xuồng ra khu vực kênh Phú Lộc, Khe Cạn để thu gom lượng lớn cá chết nổi lềnh bềnh và tấp vào bờ dày đặc quanh Trạm xử lý nước thải Phú Lộc. Người dân cho biết, cá chết xuất hiện rải rác cách đây 4-5 ngày nhưng đến ngày 22/4 thì số cá chết dày đặc.


Cá chết hàng loạt trên kênh Phú Lộc và Khe cạn trong ngày 22/4. Nguồn: VTC
Theo người dân địa phương, nguyên nhân cá chết là do nước thải tuôn ra các kênh để ra cửa xả Phú Lộc nhưng không được xử lý, gây ô nhiễm nặng suốt hàng chục năm qua. Vào ngày 20/4, tại khu vực cửa xả Phú Lộc đã xảy ra hiện tượng cá chết dày đặc, kéo dài hàng trăm mét, gây ô nhiễm nặng.

VietNamNet có clip: Cá chết trắng nhiều ngày, sông Phú Lộc bốc mùi hôi thối.
Mời đọc thêm: Hàng tấn cá chết trắng sông Phú Lộc – Đà Nẵng (DT). – Đà Nẵng: Cá chết nổi trắng kênh Phú Lộc và Khe Cạn (MTG). – Chuyên gia: ‘Lấy nước sông Hồng làm sạch sông Tô Lịch không khả thi’ (VNE). – Lạng Sơn: Ô nhiễm từ bể chứa phân bón, người dân Đình Lập khốn đốn (VOV). – Hải Dương: Lãnh đạo huyện bất lực, “phép vua thua lệ làng”Bà Rịa – Vũng Tàu: Núi Thơm thành núi bụi, dân khốn khổ kêu cứu (MTĐT).
***
Thêm một số tin: Campuchia bắt 12 người Việt vượt biên chiếm đất bất hợp pháp (VOA). – Mua 380 nghìn tiền xăng, chi thêm 120 nghìn tiền thuế (GT). – Ngân hàng Nhà nước đưa lãnh đạo Vụ ngồi ‘ghế nóng’ Vietcombank, Vietinbank, BIDV (TP). Sư trụ trì cầm ly bia nói về việc ‘thả chó cắn nát mặt Phật tử’  Mua đất chưa được giao, người dân cảnh báo ‘kéo đến trụ sở công ty ở’ (TT).

https://baotiengdan.com/2019/04/23/ban-tin-ngay-23-4-2019/

Powered by Blogger.