Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Điểm Tin Thứ Sáu 30.12.2016

Friday, December 30, 2016 // , ,
Điểm Tin Thứ Sáu 30.12.2016

 Theo Tin Tức Hằng Ngày



    • Học giả gốc Hoa phản bác quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông, Trường Sa - HỒNG THỦY – (GDVN) – Ông Tập Cận Bình nói điều này, có lẽ là do nhu cầu chính trị, và cũng có thể phản ánh một thực tế rằng ông ấy không hiểu về chuyện này. Ngày 27/12, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng bài Học giả gốc Hoa: Tranh chấp Biển Đông khó giải quyết vì “ý thức hệ”, là bài phân tích của Giáo sư Trương Bác Thụ từ Hoa Kỳ. Ông đưa ra một số bình luận rất đáng chú ý với thái độ khách quan, tôn …
    • Chánh sách xoay trục sang Á Châu của Obama đang chìm dưới sóng Thái Bình Dương - (Obama’s Asia pivot is sinking beneath Pacific waves). M.K. Bhadrakumar. Bình Yên Đông lược dịch. Asia Times – 21 tháng 9 năm 2016. Trong diễn văn cuối cùng tại phiên họp thường niên của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm Thứ Ba, Tổng thống (TT) Hoa Kỳ Barack Obama đã không đề cập đến cái phải là di sản vinh quang tột đỉnh của nhiệm kỳ Tổng thống của ông – Thỏa ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement (TPP)), mẹ đẻ của tất cả giao dịch …
    • Biển Đông : Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng sử dụng các hệ thống không người lái(RFI) - Vụ hải quân Trung Quốc thu giữ một tàu lặn không người lái của hải quân Mỹ ở Biển Đông trong tháng này là vụ chưa từng có và nó báo hiệu những vụ tương tự trong tương lai, bởi vì cả Washington lẫn Bắc Kinh đang sử dụng ngày càng nhiều các hệ thống không người lái ở vùng biển này, theo trang mạng The Diplomat hôm nay 29/12/2016.
    • Biển Đông: Trung Quốc bất cần luật lệ (WSJ) (RFI) - Vụ tàu Hải Quân Trung Quốc ngang nhiên thu giữ chiếc tàu lặn không người lái của Mỹ (drone) ngày 15/12/2016 đã khiến giới quan sát phải ngỡ ngàng trước thái độ công khai coi thường luật lệ quốc tế của Bắc Kinh. Trong một bài viết ngày 19/12, nhật báo Mỹ Wall Street Journal phân tích : « Bắc Kinh chẳng quan tâm gì mấy đến tính chất hợp pháp khi chặn giữ một chiếc drone của Mỹ ».
    • Cách ứng xử nào cho Biển Đông? (BBC) - Tác giả Dương Danh Huy khẳng định đàm phán với Trung Quốc tuy cần thiết nhưng không đủ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
    • Philippines không quan ngại hành động của Trung Quốc ở Biển Đông (RFA) - Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay lên tiếng nói rằng việc Hoa Kỳ thất bại trong nỗ lực ngăn cản Trung Quốc xây lấp các đảo nhân tạo ở biển Đông cho thấy không có quan ngại thực sự nào đối với việc quân sự hóa và cải tạo đảo ở khu vực này.
    • Hà Nội tìm cách chiêu dụ kiều bào Việt Nam (VOA) - Giữa lúc lượng kiều hối gửi về Việt Nam trong năm 2016 không đạt như kỳ vọng, chính quyền Hà Nội họp bàn để tìm cách chiêu dụ người Việt sinh sống ở nước ngoài
    • Thủ tướng muốn thay đổi lớn (RFA) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên tiếp hàm ý sẽ có nhiều cải cách xóa bỏ những thể chế lỗi thời kìm hãm phát triển và cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật.
    • Hơn 2000 vụ khiếu kiện đất đai năm 2016  - RFA –   Khoảng hơn 100 dân oan từ nhiều tỉnh thành của Việt Nam đã tập trung tuần hành ở trung tâm Hà Nội hôm 12/1 để phản đối các quan chức địa phương đã sử dụng bạo lực để cướp đất của nông dân. Citizen photo. Tình hình vi phạm pháp luật đất đai, nhất là công tác cấp sổ đỏ, được phản ánh trực tiếp đến đường dây nóng của Tổng Cục Quản Lý Đất Đai thuộc Bộ Tài Nguyên – Môi trường với hơn 2000 vụ trong năm qua.
      Thông tin …
    • 2016: Những đại án chưa thể khép  RFA - Tuấn Khanh – Năm 2016 đã bước qua, những sự kiện lớn lao như lũ lụt, nhân tai thủy điện, thảm họa môi trường Formosa… đã át tất cả mọi thứ, tràn ngập sự quan tâm của dân chúng. Thế nhưng bản ghi nhớ của năm, vẫn còn những câu chuyện về tù đày, oan khiên đang hằn vào con người cần phải được nhắc lại. Đó là những ghi chép về Việt Nam với phần tối đen, vật vã trên hành trình đòi quyền làm người và sự công chính. Có những …
    • 2016: Những đại án chưa thể khép (RFA) - Có những số phận treo lơ lửng chờ cái chết, khản giọng kêu oan, và có cả những vụ án tưởng là đã được minh oan, nhưng rồi sự trí trá trong bồi thường, nhận sai của chính quyền từng địa phương khiến họ lại tiếp tục trở thành nạn nhân.
    • Tại sao cơn lũ có liên quan đến chính trị?  - Kính Hòa, RFA – 2016-12-26. Thủy điện Hố Hô xả lũ hôm 17/10/2016, góp phần gây lũ lớn tại vùng hạ du Hương Khê, Hà Tĩnh. Courtesy of DanTri. Lũ thủy điện. Hơn 230 người chết sau những cơn mưa lớn ở miền Trung, mà nguyên nhân trực tiếp là những đập thủy điện xả lũ, gây nên thảm cảnh mà giới truyền thông gọi là lũ chồng lên lũ. Điều đáng nói là chuyện đập thủy điện xả lũ làm chết người, làm thiệt hại tài sản người dân không phải là chuyện mới. Năm …
    • Hà Tĩnh: Hơn 100 người tập trung biểu tình tại Formosa  - Người dân bao vây Formosa đòi đền bù thiệt hại: https://youtu.be/n8I37DaY4jM. CTV Danlambao – Khoảng 7 giờ sáng nay 28/12/2016, hơn 100 người dân thôn Tân Phúc Thành thuộc Xã Kỳ Lợi, Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tập trung biểu tình trước cổng phụ của Công ty Formosa. Giống như nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ khác diễn ra suốt mấy tháng qua, mục đích của người dân vẫn là yêu cầu Formosa phải chịu trách nhiệm với thảm họa đã gây ra. Một trong những yêu cầu cụ thể …
    • Tham nhũng không từ một thứ gì  - Phạm Đình Trọng – “Trong họa có phúc. Trong cái mất nào cũng có cái được. Phải chứng kiến bộ máy quyền lực nhà nước ào ạt cướp đoạt từ mọi quyền của dân đến những cái danh cao quí của nước, người dân càng nhận ra đầy đủ thực chất nhà nước đang cai trị họ, một nhà nước đạo tặc với dân chứ không phải nhà nước của dân – do dân – vì dân như bộ máy tuyên truyền của ông quan truyền thông có bố là “nghệ sĩ …
    • Tăng ca cuối năm (RFA) - Tăng ca đem lại thêm thu nhập cho người công nhân, tuy nhiên có những lúc công việc quá nhiều khiến họ ngại ngần khi nhà máy yêu cầu làm thêm.
    • Nguy hiểm vận chuyển pháo mùa Tết (RFA) - Dịp gần Tết, lượng pháo và súng hoa cải từ phương Bắc ồ ạt đổ sang Việt Nam, tản ra khắp đất nước đang trở thành mối lo của nhiều người.
    • Mô hình Trường Mở ở Việt Nam (RFA) - Trường Mở, The Open School, một mô hình rất mới của nhóm trẻ trong nước kết nối trên mạng cùng những bạn ở nước ngoài thích đến Việt Nam.
    • Xẻ thịt Tân Sơn Nhất: Thời chiến vẫn lảng vảng đâu đây  - Nguyễn Hoàng Hải – (VNTB) – Hơn bốn mươi năm thời bình, sân bay vẫn nhỏ so với quỹ đất dành cho, máy bay giờ phải đậu qua đêm ở sân bay khác, cứ y như thể thời chiến vẫn lảng vảng đâu đây. Để giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, Cục hàng không Việt Nam vừa đề nghị các hãng hàng không Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific, Vasco sớm triển khai kế hoạch đưa máy bay nghỉ qua đêm tại sân bay Cần Thơ (CT). Do mật độ khai thác bay …
    • Biển Đông căng thẳng, ngư dân Việt Nam đổ sang Úc đánh cá lậu  - Thanh Phương – Khi nhà nước và chính phủ không thèm bảo vệ ngư dân khi họ đánh bắt hợp pháp tại ngư trường truyền thống thì họ phải liều mạng và tài sản tại những vùng khác. ĐCSTQ và ĐCSVN anh em đều phải chịu trách nhiệm. Menras André. Một tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm được kéo về đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi ngày 29/05/2014. REUTERS/Stringer. Tranh chấp chủ quyền Biển Đông coi như cũng đã lan tới lãnh hải của Úc, với việc nhà chức trách nước này …
    • Nguyễn Phú Trọng chống Mác xít  - Ngô Nhân Dụng – Những người quen nói tiếng Việt cảm thấy có điều gì “không ổn” khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng nói ba chữ “tự diễn biến”. Người Việt dùng chữ “tự” đứng trước một động từ, chẳng hạn chiếc “xe hơi tự lái” mà công ty Uber đang muốn thử. Chiếc xe không cần tài xế mà vẫn đón khách, đưa khách, nó tự lái lấy, tránh không đụng ai, và đi đến đúng địa chỉ người khách muốn. Nhưng “diễn biến” không phải là một động từ. Hai chữ …
    • 2017: Bi quan cho phương Tây? (BBC) - Thế giới đang biến động, liệu phương Tây có nắm bắt được cơ hội, làm chủ tình hình trong năm 2017?
    • Du khách Trung Quốc sang Đài Loan giảm mạnh (RFA) - Chính phủ Đài Loan hôm nay công bố số liệu du khách từ Hoa Lục sang thăm đảo quốc giảm sút xuống trong 7 tháng qua kể từ khi bà Thái Anh Văn nhậm chức tổng thống của đảo quốc này.
    • Bộ trưởng Quốc phòng Nhật viếng đền Yasukuni (RFI) - Chỉ hai ngày sau khi thủ tướng Shinzo Abe gởi thông điệp hòa bình từ Trân Châu Cảng, hôm nay, 29/12, bộ trưởng Quốc phòng Nhật Tomoni Inada đã đến viếng đền Yasukuni, nơi bị xem như là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
    • Nhật Bản thân thiện hơn với Đài Loan, Trung Quốc phản đối (RFI) - Chính quyền Đài Bắc hôm nay, 29/12/2016 đã lên tiếng hoan nghênh việc Tokyo dùng từ Đài Loan trong tên gọi mới của cơ quan đại diện ngoại giao của Nhật Bản tại vùng lãnh thổ này. Trong lúc đó, hôm qua, Trung Quốc đã không che giấu thái độ tức tối và ra lời phản đối.
    • Một blogger Singapore xin tị nạn chính trị tại Mỹ (RFA) - Thanh niên trẻ Singapore tên Amos Yee, 18 tuổi được nhiều người biết đến vì từng viết blog chỉ trích cố thủ tướng Lý Quang Diệu; nhân vật được rất tôn kính tại tiểu quốc Singapore, đang tìm qui chế tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ.
    • Hoa Kỳ muốn trừng phạt Nga tấn công tin tặc vào đảng Dân Chủ (RFI) - Theo hãng tin Reuters, trích hai viên chức Mỹ, thì Washington dự kiến thông báo vào hôm nay, 29/12/2016, những biện pháp trã đũa Nga, bị tố cáo là đã tấn công tin tặc vào đảng Dân Chủ và loan truyền các thông tin đánh cắp được, tạo thuân lợi cho Donald Trump và những ứng viên khác của đảng Cộng Hòa.
    • Che Guevara trách Fidel Castro ‘hèn’ (BBC) - Ý kiến nói Fidel Castro vì áp lực của Liên Xô đã ‘thí’ Che Guevara, dẫn đến cái chết của nhân vật hoạt động Marxist tại vùng núi rừng Bolivia.
    • Cuba chưa biết chọn ai thay thế Raul Castro (RFI) - Một tháng sau khi Fidel Castro qua đời, không một gương mặt nào thật sự nổi trội trong hàng ngũ của chủ tịch nước Raul Castro, hiện đã 85 tuổi. Ai sẽ là người thay thế ông vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Theo nhận định của Le Monde (29/12/2016), « Con đường tìm kiếm lãnh đạo mới của Cuba còn đầy bất trắc ».
    • Thổ Nhĩ Kỳ xét xử 9 trí thức bị cáo buộc theo “khủng bố Kurdistan” (RFI) - Phiên tòa xét xử 9 trí thức Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có nhà văn nữ Asli Erdogan, đã mở ra ngày 29/12/2016 tại Istanbul. Các bị cáo bị truy tố về các bài viết đăng trên nhật báo Özgür Gündem thân cộng đồng Kurdistan, hay vì đã ủng hộ tờ báo này. Nhà văn Asli Erdogan có thể bị tù chung thân.
    • Khủng bố ở Đức : Anis Amri đã tìm cách mua vũ khí từ Pháp (RFI) - Hiện giờ, nhà chức trách Đức đã nắm được lộ trình chạy trốn của Anis Amri sau khi tấn công khủng bố vào một chợ Noel ở Berlin vào ngày 19/12. Từ Berlin, Anis Amri đã sang Hà Lan, rồi từ đó đi xe bus đến ga tàu hỏa Lyon-Part-Dieu ở thành phố Lyon, Pháp. Tạm thời, không có dấu vết gì về việc Anis Amri có băng nhóm hỗ trợ tại Pháp. Nhưng, theo một thông tin từ đài RFI, kẻ khủng bố người Tunisia này đã liên lạc với một số tín đồ Hồi Giáo cực đoan tại Pháp trước ngày tấn công khủng bố tại Đức.
    • Đường, phố, hay đại lộ khác nhau thế nào? (BBC) - Havana đánh dấu biển báo đường phố khác thường, tàu điện ngầm được đưa xuống đáy biển, và cách phân biệt tên gọi đường, phố, đại lộ mà có thể bạn chưa biết.

    Đọc báo Pháp – 30/12/2016

    Đọc báo Pháp – 30/12/2016

    Nhiều nguy cơ chính trị

    chờ đón kinh tế thế giới 2017

    Kinh tế thế giới 2017 đối diện với nhiều nguy cơ chính trị. Đó là báo động của Le Figaro trên trang nhất của tờ báo hôm nay. Nhật báo kinh tế les Echos thì quan tâm nhất đến những thay đổi về thuế khóa ở Pháp trong năm 2017. Còn Libération dành nhiều trang để nói về một quyền mới của dân Pháp được quy định trong đạo luật lao động bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017, đó là quyền tách rời công việc với đời sống gia đình. Le Monde thì đưa tít đầu về những bức xúc hiện nay của cảnh sát Pháp : lực lượng cảnh sát thiếu phương tiện làm việc trong lúc nước Pháp vẫn trong tình trạng khẩn cấp và báo động khủng bố. Nhật báo Công giáo La Croix lại giới thiệu 10 sáng kiến của những nhà kiến tạo hòa bình nhân Ngày Hòa Bình Thế Giới vào Chủ Nhật.
    Kinh tế thế giới trước những nguy cơ chính trị
    Theo Le Figaro, sau một năm 2016 trái ngược dự đoán của các nhà phân tích với hai sự kiện chấn động : dân Anh bỏ phiếu cho Brexit và Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, các nhà kinh tế nay đều có chung mối quan ngại : nguy cơ chính trị sẽ đè nặng lên thế giới hơn bao giờ hết trong năm 2017.
    Theo tờ báo này, nhiều câu hỏi đang được đặt ra : Những quyết định đầu tiên mà tổng thống Trump sẽ đưa ra là gì ? Những quyết định đó sẽ có những tác động như thế nào lên các thị trường tài chính, thương mại quốc tế, lãi suất và giá dầu ? Còn tại châu Âu, hai nền kinh tế hàng đầu là Pháp và Đức sẽ tổ chức bầu cử Quốc Hội trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang trỗi dậy.
    Cho tới nay, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế vẫn dự đoán sẽ có cải thiện về tăng trưởng thế giới và mậu dịch quốc tế, nhưng tình hình tại những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Nga khiến cho rất khó mà tiên liệu được những gì sẽ diễn ra trong năm 2017.
    Nguy cơ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung
    Riêng Trung Quốc, theo Le Figaro, đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, vì trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump đã kịch liệt đả kích Trung Quốc.
    Nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới càng thêm rõ nét với việc tổng thống tương lai của Hoa Kỳ vừa bổ nhiệm Peter Navarro, một nhà kinh tế nổi tiếng chống Trung Quốc, làm cố vấn thương mại của Nhà Trắng.
    Theo dự báo của ông Sébastien Jean, giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế thế giới (CEPII ), ông Trump sẽ không thể thực hiện tất cả những gì ông nói trong thời gian tranh cử, chẳng hạn ông sẽ không thể đánh thuế 45% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, vì đây là biện pháp sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ.
    Thế nhưng, chính quyền Trump có thể sẽ thi hành những biện pháp bảo hộ mậu dịch khác để bảo vệ ngành công nghiệp gang thép của Mỹ, hiện đang suy giảm do việc Trung Quốc sản xuất quá mức. Trong trường hợp đó, Trung Quốc sẽ ồ ạt chuyển lượng thép dư thừa sang thị trường châu Âu, nơi mà ngành thép cũng đang khốn đốn.
    Theo Le Figaro, Bắc Kinh cũng sẽ không khoanh tay đứng nhìn mà sẽ trả đũa Washington ngay, chẳng hạn như thay thế các đơn đặt hàng máy bay Boeing bằng máy bay Airbus, hạn chế số bán điện thoại iPhone ở Trung Quốc hoặc đánh thuế vào đậu nành nhập từ Mỹ. Những biện pháp này sẽ gây tác hại nặng nề cho các lĩnh vực chủ chốt của kinh tế Mỹ. Thế nhưng, theo nhận định của nhà kinh tế Julien Marcilly, trong trường hợp xảy ra chiến tranh thương mại mới, Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn Mỹ.

    Khủng bố ở Berlin khiến Schengen bị “ném đá »

    Theo tờ Le Monde, vụ Anis Amri,tay khủng bố người Tunisia  tấn công chợ Noel ở Berlin, bị cảnh sát Ý bắn chết ở Milano ngày 23/12 khiến những người hoài nghi về châu Âu hợp nhất càng chỉ trích nặng nề không gian Schengen.
    Không gian tự do đi lại Schengen đã được thiết lập từ năm 1995, bãi bỏ việc kiểm tra giấy tờ ở biên giới giữa các nước nằm trong không gian này (gồm 22 thuộc Liên Hiệp Châu Âu, cùng với Na Uy, Iceland, Thụy Sĩ và Liechtenstein).
    Tờ Le Monde cho biết ngày 28/12 vừa qua, lãnh đạo đảng cực hữu ở Hà Lan đã yêu cầu đóng cửa các biên giới của nước này sau khi có thông tin là Amri dường như đã trốn qua Hà Lan sau khi dùng xe tải đụng chết 12 người ở Berlin ngày 19/12. Từ Hà Lan, hung thủ dường như đã đi qua Lyon, Pháp, trước khi lấy xe lửa sang Milan.
    Trước đó, lãnh đạo đảng cực hữu Pháp Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen cũng đã lên án điều mà bà gọi là « thảm họa an ninh toàn diện » mà không gian Schengen gây ra.
    Nhưng không chỉ có các đảng cực hữu, ngay cả lãnh đạo đảng cực tả 5 sao Beppe Grillo tại Ý cũng đã đòi xét lại hiệp ước về không gian Schengen. Tại Pháp, ứng cử viên cánh hữu François Fillon trong chương trình tranh cử của ông cũng đã đòi thông qua một hiệp ước Schengen mới để tạo điều kiện dễ dàng cho việc tái lập kiểm soát ở biên giới.
    Thật ra thì theo Le Monde, việc áp dụng hiệp ước Schengen đã bị tạm đình chỉ từ nhiều tháng nay ở 6 nước châu Âu, trong đó có Pháp và Đức, do nguy cơ khủng bố và làn sóng nhập cư.

    Chân dung tân tổng thư ký LHQ

    Tờ La Croix hôm nay dành một trang để nói về cựu thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres, người sẽ nắm chức tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kể từ ngày 01/01/2017.
    Với hàng tựa “Antonio Guterres, người muốn thúc đẩy Liên Hiệp Quốc », nhật báo Công Giáo cho biết người dân Bồ Đào Nha rất tự hào khi thấy một người đồng hương nắm chức vụ cao cấp nhất trên trường quốc tế.
    Là một người rất say mê lịch sử, biết nhiều thứ tiếng, rất hòa nhã, lịch thiệp, nhưng thật ra ông Guterres là một nhà thương thuyết rất kiên quyết. Vào cuối những năm 1990, ông đã thuyết phục được tổng thống Indonesia Suharto từ bỏ vùng Đông Timor. Thậm chí ông đã buộc được tổng thống Mỹ Bill Clinton trợ giúp trong hồ sơ này.
    Trong bài diễn văn nhậm chức đọc ngày 12/12 vừa qua tại New York, ông Guterres cũng đã bày tỏ quyết tâm thúc đẩy cải tổ Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực duy trì hòa bình, quản lý định chế này.
    Theo La Croix, nhiệm vụ rất nặng nề đó nằm trong khả năng của cựu thủ tướng Bồ Đào Nha, một nhân vật rất được lòng dân trong nước và cũng thuộc một thành phần khá đặc biệt: vừa là đảng viên Xã hội, vừa theo Thiên Chúa Giáo.

    Khí hậu : Bắc Âu chưa hẳn đã « sạch »

    Liên quan đến môi trường, nhật báo Libération hôm nay quan tâm đến các nước Bắc Âu, những nước vẫn tự cho là « sạch » nhất châu Âu và đã loan báo sẽ không còn sử dụng than đá nữa. Nhưng thực tế thì không « sạch » chút nào.
    Theo tờ báo này, Thụy Điển đã hứa sẽ chấm dứt sử dụng than đá, nhưng không thể dừng ngay được, bằng chứng là công ty điện lực quốc gia Vattenfall vẫn tiếp tục khai thác than non (lignite), một loại than gây ô nhiễm rất nặng, tại miền Đông Bắc nước Đức. Họ cũng đã bán các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than và các mỏ than cho một công ty Cộng hòa Séc. Công ty này vẫn duy trì hoạt động của các nhà máy đó, thậm chí còn mở rộng khai thác các mỏ.
    Mặc dù bị giới bảo vệ môi trường phản đối, tháng 7 vừa qua, nhà nước Thụy Điển vẫn ủng hộ việc bán các nhà máy điện và các mỏ than cho công ty Cộng Hòa Séc. Bộ trưởng Công Nghiệp của nước này thậm chí còn khẳng định rằng Vattenfall đang trở thành một công ty không còn gây tác hại đến khí hậu. Đúng là công ty này sẽ giảm 70% lượng khí CO2 phát thải, nhưng theo thẩm định của một tổ chức phi chính phủ về môi trường, những nhà khai thác mới sẽ thải vào khí quyển một tỷ tấn khí CO2, tương đương với lượng khí phát thải của Thụy Điển trong … 24 năm !
    Theo Libération, nước Đan Mạch láng giềng, vốn vẫn tự hào về năng lượng sạch, cũng chẳng khá hơn gì. Tại nước này, hiện giờ hơn một phần ba điện năng là từ điện gió và họ dự kiến sẽ nâng tỷ lệ này lên 50% vào năm 2020. Thế nhưng, một phần ba lượng điện cung cấp cho cư dân vẫn là từ than nhập từ Nga. Chính phủ mới, lên cầm quyền từ năm 2015, đã từ bỏ mục tiêu xóa hoàn toàn than đá ở Đan Mạch vào năm 2030.
    Thế mà, cả thế giới đang trông chờ tấm gương Bắc Âu để chấm dứt vĩnh viễn việc sử dụng than đá, nhất là vì đây là một trong những yếu tố quyết định cho việc hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất không vượt quá 2°C từ đây đến cuối thế kỷ.

    Lớp vỏ băng tan chảy nhanh

    Cũng về khí hậu, tờ Le Monde báo động là diện tích lớp vỏ băng trên hành tinh chúng ta trong hai tháng cuối năm nay đã giảm đi 3 triệu km2, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống khí hậu Trái đất.
    Theo Le Monde, mức sụt giảm lớn đến mức ban đầu người ta tưởng là các nhà khoa học đã tính toán sai. Nhưng đúng là trong vòng 4 tháng cuối cùng của năm nay, lớp vỏ băng trên toàn cầu đã tan chảy với tốc độ nhanh chưa từng có trong hơn 30 năm quan sát. Riêng trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12, hơn 3 km2 lớp vỏ băng đã bị « thâm hụt », theo nghi nhận của một cơ quan Mỹ.
    Tại vùng Bắc Cực, nhiệt độ nóng vào cuối năm đã góp phần làm chậm lại tiến trình đóng băng của đại dương này. Theo các nhà khoa học, lớp vỏ băng Bắc Cực là một yếu tố quan trọng của hệ thống khí hậu, vì một mặt nó phản chiếu tia mặt trời, trong khi phần sẫm của đại dương hấp thụ phần lớn các tia này. Mặt khác, lớp vỏ băng này đóng vai trò cách nhiệt giữa khí quyển và đại dương.
    Chính vì vậy mà lớp vỏ băng giảm bớt sức nóng tích tụ trong các biển. Việc lớp bỏ băng này thu hẹp lại góp phần làm gia tăng hiện tượng hâm nóng khí hậu Trái đất. Điều đáng quan ngại hơn cả là không chỉ diện tích bề mặt bị giảm, bề dày của lớp vỏ băng cũng giảm theo. Những lớp vỏ băng vĩnh cửu, tức là những vỏ băng vẫn tồn tại từ mùa đông này sang mùa đông khác, đang trên đà « diệt vong ».
    Còn tại Nam Cực, trong khi những năm gần đây diện tích lớp vỏ băng có xu hướng tăng thêm chút ít, thì tháng 11 vừa qua, lớp vỏ băng này đã giảm đột ngột, khiến các nhà khoa học sững sờ và lo ngại không biết đây là hiện tượng nhất thời hay là một xu hướng dài hạn.

    Tin đọc nhanh

    (AFP) – Trường hợp thứ hai nhiễm cúm gia cầm H7N9 tại Hồng Kông
    Sau cái chết của bệnh nhân đầu tiên hôm Chủ nhật, Hồng Kông xác nhận thêm trường hợp thứ hai siêu vi rút cúm gia cầm H7N9 lây sang người. Cũng như nạn nhân đầu tiên 75 tuổi, nạn nhân sau, 70 tuổi, sang Hoa Lục du lịch và tiếp cận với một xe tải bán gà vịt ở Quảng Đông. Bệnh nhân này đang được chăm sóc ở bệnh viện Hồng Kông. Từ khi xuất hiện tại Hoa Lục vào năm 2013, siêu vi rút H7N9 đã giết chết 20 nạn nhân.
    (Reuters) – Trung Quốc mua công ty robot Kuka của Đức vào đầu tháng 01/2017
    Được Mỹ « bật đèn xanh », ngày 30/12/2016, tập đoàn điện gia dụng Midea của Trung Quốc thông báo sẽ chính thức hoàn tất thủ tục mua hãng sản xuất robot công nghiệp Kuka của Đức, một trong những công ty hàng đầu thế giới về robot công nghiệp, trong vòng 15 ngày đầu tháng Giêng 2017. Trung Quốc hứa không dời trụ sở của hãng Kuka và không thay đổi ban lãnh đạo công ty, để Kuka tự vận hành độc lập và giúp công ty này phát triển tại Trung Quốc.
     khánh thành cây cầu cao nhất thế giới
    Cầu Bắc Bàn Giang, cao 565m tính từ mặt đất, dài 1.341m, nối ngang sông Bắc Bàn, ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc đã được khánh thành vào ngày 29/12. Cây cầu cao nhất thế giới này có tổng tiền đầu tư xây dựng lên tới hơn 138 triệu euro.
    (AFP) – Hàn Quốc : Tổng thống Park Geun Hye không phải ra trình diện Toà án Cộng Hoà
    Toà án Cộng Hòa quyết định không triệu tổng thống Park Geun Hye, người bị tai tiếng là để cố vấn thân cận lạm dụng quyền thế để tham ô, ra làm nhân chứng. Trên đây là quyết định của cơ quan đặc trách xem xét thủ tục truất phế tổng thống đã được Quốc hội thông qua. Cơ quan Tư Pháp cao nhất này chỉ triệu bà cố vấn Choi Soon Sil.
    (Reuters) – Úc phá một đường dây buôn lậu ma túy lớn
    Đúng ngày Giáng Sinh 2016, 500 kg ma túy đã bị bắt giữ trên một con tàu ở cảng Sydney, Úc. Cảnh sát Pháp và Úc đã phối hợp và bắt được 14 nghi phạm người Úc và một nghi phạm người New Zealand. Cuộc điều tra phối hợp của cảnh sát hai nước bắt đầu từ tháng 02/2015 sau khi bắt giữ được 600 kg cocaïne ngoài khơi Tahiti, thuộc Pháp. Tổng cộng, hơn 1 tấn cocaïne đã bị thu giữ. Đây là lượng cocaïne lớn nhất được thu giữ trong lịch sử nước Úc.
    (Reuters) – Venezuela đứng thứ 2 thế giới về bạo lực
    Theo báo cáo của Đài Quan Sát Bạo Lực của Venezuela, nước này đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Salvador, về nạn bạo lực, với tổng số 28.479 vụ giết người vào năm 2016. Tỉ lệ các vụ giết người là 91,8/ 100.000 dân, cao gấp 90 lần so với tỉ lệ ở Pháp, Tây Ban Nha hay Ý. Tính trung bình, cứ ba ngày thì có một người chết vì bị hành hung. Khủng hoảng kinh tế, thiếu đói là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực, phạm tội ở Venezuela.
    (AFP) – Israel : thủ tướng Benjamin Netanyahu bị điều tra tham ô
    Theo thông tin của đài truyền hình tư nhân Israel, thủ tướng Benjamin Netanyahu sắp phải trả lời cảnh sát tư pháp trong « những ngày tới ». Thủ tướng Israel bị tố nhận tiền của hai doanh nhân Israel ở nước ngoài. Tư pháp Israel đã âm thầm điều tra từ 8 tháng nay về tai tiếng tham nhũng, lạm quyền thế trong hợp đồng mua ba tàu ngầm quân sự do Đức chế tạo.

    Powered by Blogger.