Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Hai phụ nữ gốc Á ở Mỹ bị đập gạch vào đầu - VNExpress

Thursday, May 6, 2021 // ,

 Thứ năm, 6/5/2021, 14:57 (GMT+7)

Hai phụ nữ gốc Á cao tuổi ở Baltimore, bang Maryland, bất ngờ bị một gã đàn ông to cao liên tiếp dùng gạch đánh vào đầu.

Hai nạn nhân gốc Á, 66 và 67 tuổi, được xác nhận là nhân viên của một cửa hàng rượu ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ. Khi hai người đang trông cửa hàng sáng 4/5 bất ngờ bị Daryl Doles, 50 tuổi, xông tới tấn công và liên tiếp dùng gạch đập vào đầu.

Video từ camera an ninh của cửa hàng cho thấy trong lúc hai phụ nữ lớn tuổi bị tấn công, một người đàn ông khác đang mua rượu trong cửa hàng chỉ đứng nhìn và bình tĩnh rời đi, bỏ mặc hai người phụ nữ đáng thương.

Video Player is loading.
Current Time 0:05
/
Duration 0:43
Loaded: 0%
Progress: 0%

Hai phụ nữ gốc Á bị tấn công ở Baltimore, bang Maryland, Mỹ, hôm 4/5. Video: Twitter/Andy Ngo.

Doles đã bị cảnh sát bắt và đối diện hai tội hành hung, song chưa rõ có bị truy cứu tội tấn công do thù ghét hay không. Hai nạn nhân gốc Á đang điều trị trong viện với những vết bầm tím trên mặt, trong đó có người phải khâu tới 25 mũi.

"Tôi kêu gọi mọi người làm tất cả những điều có thể để nâng cao nhận thức cũng như lên tiếng chống lại thành kiến, thù ghét và bạo lực nhắm vào bất cứ thành viên nào trong cộng đồng của chúng ta, bao gồm cả người Mỹ gốc Á", Robert Hur, luật sư của hai phụ nữ gốc Á kiêm lãnh đạo lực lượng đặc nhiệm chống tội phạm thù ghét ở Maryland, nói.

Trung tâm Nghiên cứu về Chủ nghĩa thù hận và Cực đoan tại Đại học bang California công bố dữ liệu cho thấy các vụ hành hung người gốc Á ở Mỹ đã tăng 150% trong năm qua. Các nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc cho biết người dân và các chủ doanh nghiệp gốc Á ở Mỹ đang lo ngại bản thân, gia đình hoặc cơ sở kinh doanh trở thành mục tiêu tấn công trong làn sóng bài Á.

Ngọc Ánh (Theo NY Post)

Mỹ ủng hộ từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19, mở cửa cho các nước sản xuất vắc xin Mỹ

 Một Thế Giới

Anh Tú | 06/05/2021, 07:39

Mỹ đã quyết định ủng hộ việc đình chỉ tạm thời việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19. Động thái này có thể khiến gây phẫn nộ từ ngành dược phẩm, vốn phản đối mạnh mẽ việc từ bỏ bằng sáng chế.

Katherine Tai, cố vấn thương mại hàng đầu của Tổng thống Joe Biden cho biết mặc dù chính quyền Mỹ “tin tưởng mạnh mẽ” vào các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng sẽ ủng hộ việc từ bỏ các quy tắc đó đối với vắc xin COVID-19.

Bà Tai khẳng định: “Đây là một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, và những trường hợp bất thường như đại dịch COVID-19 đòi hỏi phải có những biện pháp đặc biệt.

my-vac-xin.jpg

Về lý thuyết, việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ sẽ cho phép bất kỳ nhà sản xuất dược phẩm nào trên thế giới cũng có thể “bắt chước” sản xuất vắc xin mà không sợ bị kiện vì vi phạm sở hữu trí tuệ.

Cổ phiếu của các nhà sản xuất vắc xin coronavirus chủ chốt đã bị ảnh hưởng bởi thông báo trên. Giá cổ phiếu Moderna, BioNTech và Novavax giảm từ 3% đến 6% trước giờ đóng cửa tại New York. Các công ty vẫn chưa đưa ra phản hồi về thông tin trên.

Một biện pháp cho phép các quốc gia tạm thời sử dụng bằng sáng chế đối với các sản phẩm y tế liên quan đến đại dịch đã được Ấn Độ và Nam Phi đề xuất tại Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 10 năm ngoái và sau đó đã được gần 60 quốc gia ủng hộ.

Chính quyền của Donald Trump kiên quyết phản đối việc từ bỏ quyền sáng chế. Nhưng quan điểm ngược lại của chính quyền Biden đã khiến các công ty dược phẩm của Mỹ rơi vào tình thế bối rối.

Bà Tai cho biết Mỹ sẽ “tích cực tham gia” vào các cuộc đàm phán tại WTO để đưa ra việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ bằng văn bản, nhưng nói thêm rằng các cuộc thảo luận đó sẽ mất thời gian do sự phức tạp của các vấn đề liên quan.

“Vì nguồn cung cấp vắc xin của chúng tôi cho người dân Mỹ được đảm bảo, chính quyền sẽ tiếp tục tăng cường nỗ lực - làm việc với khu vực tư nhân và tất cả các đối tác có thể - để mở rộng sản xuất và phân phối vắc xin”, bà Tai phát biểu.

Triển vọng từ bỏ đã được hơn 100 nhà lập pháp Dân chủ trên Đồi Capitol, cũng như các nhà kinh tế đoạt giải Nobel và các cựu lãnh đạo thế giới, ủng hộ.

Tuy nhiên, đề xuất này đã bị phản đối bởi nhiều người trong ngành dược phẩm, những người đã lập luận rằng vấn đề mấu chốt không phải là các quy tắc sở hữu trí tuệ mà là cần sản xuất nhiều vắc xin hơn.

Steve Ubl, giám đốc điều hành của PhRMA, một nhóm thương mại đại diện cho các công ty dược phẩm, cho biết việc từ bỏ sẽ “không cứu được các sinh mạng” và “không có tác dụng gì để giải quyết những thách thức thực sự để có được nhiều mũi tiêm hơn”.

Ubl nói: “Giữa một đại dịch chết người, chính quyền Biden đã thực hiện một bước đi chưa từng có tiền lệ sẽ làm suy yếu phản ứng toàn cầu của chúng ta đối với đại dịch và nền tảng an toàn. Quyết định này sẽ gây ra sự khó hiểu giữa các đối tác nhà nước và tư nhân, tiếp tục làm suy yếu chuỗi cung ứng vốn đã căng thẳng và thúc đẩy sự gia tăng của vắc xin giả”. 

Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các nước cung cấp vũ khí cho quân đội Myanmar, võ sĩ đình đám trọng thương do bom nổ

 

Nhân Hoàng | 06/05/2021, 22:43

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải đối mặt với lời kêu gọi cấm bán vũ khí cho chính quyền Myanmar của hơn 200 tổ chức phi chính phủ.

Một tuyên bố của các tổ chức phi chính phủ cho biết quân đội “đã thể hiện sự nhẫn tâm coi thường tính mạng con người” kể từ cuộc đảo chính ngày 1.2, giết chết ít nhất 769 người, trong đó có 51 trẻ em từ 6 tuổi trở xuống và giam giữ vài ngàn nhà hoạt động, nhà báo, công chức và chính trị gia. Hàng trăm người khác đã biến mất.

Tuyên bố của Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị và các nhóm khác cho biết: “Áp đặt lệnh cấm vận vũ khí toàn cầu với Myanmar là bước cần thiết tối thiểu mà Hội đồng Bảo an nên thực hiện để đối phó với tình trạng bạo lực ngày càng leo thang của quân đội. Các vũ khí và vật chất được cung cấp cho quân đội Myanmar có khả năng bị lực lượng an ninh sử dụng để thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế".

Các tổ chức kêu gọi Anh, quốc gia trong Hội đồng Bảo an phụ trách soạn thảo các nghị quyết về Myanmar, "bắt đầu đàm phán về một nghị quyết cho phép cấm vận vũ khí càng sớm càng tốt". Điều này sẽ "chứng minh cho chính quyền rằng sẽ không còn hoạt động kinh doanh như bình thường".

Các tổ chức đã đưa ra những lời chỉ trích với hội nghị thượng đỉnh ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) gần đây về cuộc khủng hoảng ở Myanmar: “Chúng tôi thất vọng ghi nhận sự thất bại của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ngày 24.4.2021 trong việc thực hiện các hành động mạnh mẽ hơn để bảo vệ người dân Myanmar. Chưa đầy một ngày sau khi kết luận của hội nghị thượng đỉnh được công bố, bạo lực của quân đội vẫn tiếp tục diễn ra, điều này chỉ làm nổi bật sự cần thiết của các nước thành viên Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an phải có hành động quyết định để gây áp lực buộc chính quyền đảo ngược hướng đi".

trung-quoc-nga-an-do-va-cac-nuoc-cung-cap-vu-khi-cho-quan-doi-myanmar.jpg
Quân nhân Myanmar tham gia cuộc duyệt binh nhân Ngày Lực lượng Vũ trang 27.3

Lawrence Moss, quan chức cấp cao của Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Liên Hợp Quốc, đưa ra danh sách các quốc gia cung cấp vũ khí cho Myanmar.

Lawrence Moss nói trong một cuộc họp báo của Liên Hợp Quốc: “Trung Quốc đã cung cấp máy bay chiến đấu, vũ khí hải quân, xe bọc thép, máy bay không người lái giám sát và viện trợ cho ngành hải quân bản địa của Myanmar.

Nga đã cung cấp máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công.

Ukraine đã cung cấp xe bọc thép và tham gia vào quá trình sản xuất chung xe bọc thép ở Myanmar.

Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp súng ngắn và hộp đạn súng ngắn.

Ấn Độ đã cung cấp xe bọc thép chở quân và thiết bị hải quân, bao gồm cả tàu ngầm với ngư lôi.

Israel chính thức ngừng cung cấp khinh hạm và xe bọc thép vào năm 2017”.

Về việc Israel có tiếp tục cung cấp thiết bị giám sát cho Myanmar hay không, Lawrence Moss cho biết ông không có câu trả lời ngay lập tức.

Myanmar trong 5 thập kỷ đã nằm dưới sự cai trị nghiêm ngặt của quân đội dẫn đến sự cô lập và các lệnh trừng phạt quốc tế. Khi các tướng lĩnh nới lỏng sự kìm kẹp, đỉnh điểm là việc bà Aung San Suu Kyi trở thành lãnh đạo trong cuộc bầu cử năm 2015, cộng đồng quốc tế đã phản ứng bằng cách dỡ bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt và đầu tư vào đất nước. Cuộc đảo chính diễn ra sau cuộc bầu cử tháng 11.2020 mà đảng Liên minh Dân chủ vì Quốc gia (NLD) của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo và bị quân đội cho là gian lận.

Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên đã đưa ra một số tuyên bố kể từ cuộc đảo chính đòi khôi phục dân chủ và trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ, bao gồm cả bà Suu Kyi, lên án mạnh mẽ việc sử dụng bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa gây nên cái chết của hàng trăm thường dân, kêu gọi quân đội "thực hiện sự kiềm chế tối đa” và “tất cả các bên kiềm chế bạo lực”.

Hội đồng Bảo an cũng nhấn mạnh “sự cần thiết phải tôn trọng đầy đủ các quyền con người và theo đuổi đối thoại và hòa giải”, đồng thời ủng hộ các nỗ lực ngoại giao của ASEAN và đặc phái viên Liên Hợp Quốc Christine Schraner Burgener để tìm ra giải pháp.

Các tổ chức phi chính phủ cho biết: “Đã qua thời gian đưa ra các tuyên bố. Hội đồng Bảo an nên đưa sự đồng thuận của mình về Myanmar lên một tầm cao mới và nhất trí về hành động ngay lập tức và thực chất". Họ cho biết một lệnh cấm vận vũ khí toàn cầu của Liên Hợp Quốc với Myanmar sẽ ngăn chặn việc cung cấp, bán hoặc chuyển giao trực tiếp hoặc gián tiếp "tất cả vũ khí, đạn dược và các thiết bị liên quan đến quân sự khác, bao gồm cả hàng hóa lưỡng dụng như phương tiện, thiết bị liên lạc và giám sát".

Các tổ chức cũng đề nghị việc đào tạo, tình báo và hỗ trợ quân sự khác cũng nên bị cấm.

Nhóm vũ trang dân tộc ủng hộ thành lập Lực lượng Phòng vệ Nhân dân

Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị, tổ chức tổng hợp các chi tiết về các vụ bắt giữ và tử vong liên quan đến cuộc đàn áp của quân đội Myanmar, 769 người biểu tình và người ngoài cuộc đã bị giết kể từ khi xảy ra cuộc đảo chính hôm 1.2. Chính quyền quân sự cho biết số người chết chỉ khoảng 1/3 trong số đó và việc sử dụng vũ lực gây tử vong là chính đáng để chấm dứt cái mà họ gọi là bạo loạn.

Sau khi chính quyền quân sự Myanmar bắt đầu sử dụng vũ lực sát thương để trấn áp các cuộc biểu tình, những người ở một số thị trấn và vùng lân cận bắt đầu tự tổ chức thành các nhóm dân quân tự vệ.

Hôm 5.5, Chính phủ thống nhất quốc gia (NUG) đã công bố kế hoạch thành lập Lực lượng Phòng vệ Nhân dân để bảo vệ những người ủng hộ mình khỏi các cuộc tấn công quân sự và bạo lực do chính quyền kích động. Đây sẽ tiền thân Quân đội Liên bang của các lực lượng dân chủ, bao gồm cả các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số.

NUG được thành lập hôm 16.4 bởi những người phản đối chính quyền quân sự bao gồm các thành viên Quốc hội bị lật đổ, các nhà lãnh đạo của cuộc biểu tình chống đảo chính và các dân tộc thiểu số.

Trong một tuyên bố, NUG cho biết động thái này là tiền thân của việc thành lập Quân đội Liên bang và lực lượng này có trách nhiệm "thực hiện các cải cách hiệu quả trong lĩnh vực an ninh để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 70 năm".

Kế hoạch này được Khin Ma Ma Myo, Thứ trưởng quốc phòng của NUG công bố, thách thức tính hợp pháp của quân đội. Bà cho biết một trong những nhiệm vụ của Lực lượng Phòng vệ Nhân dân là bảo vệ phong trào kháng chiến của đất nước khỏi các cuộc tấn công và bạo lực do quân đội chủ trì.

NUG có sự hậu thuẫn của một số nhóm vũ trang dân tộc mạnh mẽ, những người trong nhiều thập kỷ đã tìm kiếm quyền tự chủ lớn hơn và duy trì lực lượng du kích của riêng họ. Hai nhóm quan trọng nhất là Kachin ở phía bắc và Karen tại phía đông, đều tích cực tham gia chiến đấu với lực lượng quân đội.

Pado Man Man, phát ngôn viên Lữ đoàn 5 của Liên minh Quốc gia Karen, cho biết ông tin rằng việc hình thành Lực lượng Phòng vệ Nhân dân sẽ là bước tiến tới một nhà nước trong tương lai gồm cả tất cả nhóm vũ trang dân tộc.

Sự xuất hiện của Lực lượng Phòng vệ Nhân dân thậm chí còn hơi muộn. Chúng tôi có cùng phương hướng và mục đích. Hiện chúng tôi đang hợp tác”, ông nói.

Kể từ khi quân đội Myanmar nắm chính quyền và đàn áp người biểu tình, nhiều sinh viên và công nhân nhà máy đã chạy đến vùng lãnh thổ do lực lượng vũ trang dân tộc kiểm soát để tham gia khóa huấn luyện quân sự.

Biểu tình chớp nhoáng tránh thương vong, võ sĩ đình đám trọng thương do bom nổ

Hôm 6.5, đám đông với chủ yếu là thanh niên ở Yagon - thành phố lớn nhất c Myanmar đã tổ chức một cuộc tuần hành phản đối ngắn chống lại chế độ quân sự. Đây là hành động mới nhất trong một loạt các động thái nhằm giảm nguy cơ phản ứng gây chết người do chính quyền quân sự gây ra.

Trong cuộc biểu tình kéo dài 5 phút ở Yangon, khoảng 70 người tuần hành đã hô vang các khẩu hiệu ủng hộ phong trào bất tuân dân sự, phản đối quân đội lật đổ chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi. Sau đó, họ phân tán vào đám đông trung tâm thành phố.

Các cuộc biểu tình cũng diễn ra ở các thành phố và thị trấn khác gồm cả Mandalay, thành phố lớn thứ hai đất nước, nơi các nhà sư Phật giáo tuần hành, và Dawei ở phía đông nam, nơi những người biểu tình bao gồm kỹ sư, giáo viên, sinh viên đại học, thành viên các nhóm LGBT.

trung-quoc-nga-an-do-va-cac-nuoc-cung-cap-vu-khi-cho-quan-doi-myanmar1.jpeg
Đám đông chống đảo chính đã giơ ba ngón tay chào thách thức trong cuộc biểu tình vào ngày 6.5 tại Yangon, Myanmar

Ở Yangon, các cuộc biểu tình nhỏ được công khai bằng truyền miệng đã trở nên phổ biến. Điều này tương phản với nhiều tuần đối đầu, trong đó lực lượng an ninh ngày càng sử dụng vũ lực sát thương, còn một số chiến binh biểu tình đáp trả bằng vũ khí tự chế như bom xăng để tự vệ.

Ở các khu vực khác, một số cuộc biểu tình ôn hòa hàng loạt vẫn đang bị quân đội dùng vũ lực phá vỡ. Trong khi ở một số khu vực hẻo lánh, các nhóm phản đối chính quyền quân sự thỉnh thoảng phục kích lực lượng an ninh, dẫn đến các cuộc đụng độ đẫm máu.

Sáng nay, trong vụ nổ bom ở Yangon, võ sĩ võ tổng hợp nổi tiếng người Myanmar - Phoe Thaw bị thương nặng và được chuyển đến bệnh viện, một nguồn tin cho biết.

Khoảng 13% công ty đã đóng cửa hoạt động kinh doanh tại Myanmar, trong khi 33% đã giảm hoạt động kinh doanh của họ từ 75% trở lên, theo cuộc khảo sát chung do 10 phòng thương mại nước ngoài, bao gồm cả từ Nhật Bản, Mỹ và châu Âu công bố.

Tổng cộng có 372 công ty, trong đó các công ty Nhật Bản chiếm gần một nửa, đã trả lời cuộc khảo sát vào ngày 9.4

Tin Hoa Kỳ - VOA

Powered by Blogger.