Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Hé lộ sự ủng hộ cho Trump và hậu quả đáng sợ với đảng Cộng hòa nếu luận tội Tổng thống

Friday, January 22, 2021 // ,

 Soha

Thu Ngọc | 

Hé lộ sự ủng hộ cho Trump và hậu quả đáng sợ với đảng Cộng hòa nếu luận tội Tổng thống
Tổng thống Donald Trump (trái) và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell (Ảnh: Bill Clark / Getty)

Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Rand Paul hôm 15/1 cảnh báo rằng 1/3 số cử tri có thể rời bỏ đảng nếu các thượng nghị sĩ của họ bỏ phiếu ủng hộ phiên luận tội Tổng thống Trump.

Phát biểu của Thượng nghị sĩ Rand Paul được đưa ra trong bối cảnh sự chia rẽ ngày càng tăng giữa các nghị sĩ Cộng hòa tại Quốc hội giữa một phe ủng hộ luận tội Tổng thống Donald Trump và phe ít hơn ủng hộ biện pháp khác sau cuộc bạo loạn tại Điện Capitol hôm 6/1.

Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell được cho là hy vọng rằng đảng Cộng hòa có thể sử dụng phiên luận tội để loại bỏ ông Trump ra khỏi đảng, mặc dù ông McConnell sẽ cần ít nhất thêm 16 Thượng nghị sĩ nữa bỏ phiếu ủng hộ kết tội.

"Hãy nhìn xem, tôi không đồng ý với cuộc bạo loạn tại Điện Capitol xảy ra vào tuần trước và tôi đã bỏ phiếu chống lại việc lật ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống, nhưng đồng thời, việc luận tội là một quan điểm sai, [và] nếu đảng Cộng hòa đi theo hướng này, nó sẽ phá hủy đảng," ông Rand Paul nói với Fox News.

"1/3 số cử tri Cộng hòa sẽ rời bỏ đảng. Đây không phải là về vấn đề Đại cử tri đoàn nữa. Đây là về tương lai của đảng Cộng hòa. Liệu chúng ta tẩy chay và trục xuất Tổng thống Trump khỏi đảng, bạn thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra? Hàng triệu người ủng hộ của ông ấy cũng sẽ rời đi."

Hé lộ sự ủng hộ cho Trump và hậu quả đáng sợ với đảng Cộng hòa nếu luận tội Tổng thống - Ảnh 1.

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Rand Paul (Ảnh: Yahoo)

Theo một cuộc thăm dò của Axios – Ipsos được công bố ngày 14/1, trong khi đa số người Mỹ được khảo sát tin rằng Tổng thống Donald Trump nên bị phế truất ngay lập tức, thì chỉ có 17% ​​cử tri Cộng hòa ủng hộ điều này.

Một cuộc thăm dò của ABC News/Washington Post cho thấy, sự ủng hộ dành cho ông Trump trong đảng cũng đã giảm kể từ cuộc bạo loạn ở Điện Capitol. Tuy nhiên, 60% số người được khảo sát vẫn tin rằng đảng này nên tiếp tục theo sát ông Trump sau khi ông mãn nhiệm.

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell được cho là ủng hộ tiến trình luận tội Tổng thống do đảng Dân chủ đề xuất. Nghị quyết luận tội đã được Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát thông qua ngày 13/1, với cáo buộc ông Trump "kích động nổi dậy".

Hãng AP đánh giá, dù các phiên điều trần luận tội chỉ có thể được tổ chức sau khi ông Trump mãn nhiệm, song vẫn có thể ảnh hưởng đáng kể đến tham vọng tái tranh cử của ông.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã chỉ định đội ngũ 9 người đóng vai trò công tố trong phiên xử ở Thượng viện, trong trường hợp các điều khoản luận tội mà Hạ viện gửi lên được Thượng viện thông qua.

Ông Mitch McConell cho hay quá trình xét xử luận tội ông Trump sẽ chỉ bắt đầu ở phiên họp thường niên ngày 19/1 (giờ địa phương). Dù Thượng nghị sĩ này từng bỏ phiếu giúp ông Trump trắng án trong vụ luận tội năm 2019, đến nay ông vẫn tỏ ra kín tiếng về lá phiếu của mình trong cuộc luận tội thứ hai này. 

Tranh cãi về thẩm quyền xét xử luận tội cựu Tổng thống Trump tại Thượng viện

 Soha

Hoàng Phạm | 


Tranh cãi về thẩm quyền xét xử luận tội cựu Tổng thống Trump tại Thượng viện

Các chuyên gia pháp lý có quan điểm khác biệt về thẩm quyền xét xử luận tội cựu Tổng thống Trump tại Thượng viện. Ảnh: Getty

Hiến pháp Mỹ không quy định cụ thể về việc Thượng viện có thể kết tội một “cựu tổng thống” mà chỉ nói tới “tổng thống”. Điều này làm dấy lên nhiều tranh cãi về trường hợp của ông Trump.

Có nhiều câu hỏi đặt ra về tính hợp hiến của phiên xét xử luận tội ông Trump tại Thượng viện. Ông Trump là tổng thống đầu tiên trong lịch sử Mỹ bị luận tội 2 lần và cũng sẽ là cựu tổng thống đầu tiên bị xét xử tại Thượng viện khi đã rời nhiệm sở.

Các thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện dự kiến sẽ sớm gửi điều khoản luận tội lên Thượng viện, dù vẫn chưa rõ thời điểm chính xác. Các nguồn tin tiết lộ với CNN rằng điều khoản luận tội ông Trump có thể được gửi đi vào ngày 22/1 (theo giờ Mỹ).

Sau khi Hạ viện bỏ phiếu thông qua nghị quyết luận tội ông Trump hôm 13/1, cựu Thẩm phán Tòa phúc thẩm liên bang J. Michael Luttig đã đưa ra quan điểm có sức ảnh hưởng về pháp lý. Trong một bài viết trên Washington Post hôm 12/1, ông cho rằng “Quốc hội đã mất thẩm quyền theo hiến pháp để có thể tiếp tục các thủ tục luận tội ông Trump sau khi ông rời nhiệm sở, vì quyền lực duy nhất của Thượng viện theo Hiến pháp là kết tội hay không kết tội một tổng thống đương nhiệm”.

Một số thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa, trong đó có Tom Cotton, Joni Ernst và Roger Marshall cũng vì thế mà cho rằng sẽ không hợp hiến khi kết tội ông Trump tại Thượng viện sau khi ông đã rời nhiệm sở.

Trong khi đó, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Richard Blumenthal cho rằng những nghi ngờ về tính hợp hiến của phiên xét xử là “điều tồi tệ”, vì “chẳng có điều gì trong Hiến pháp ngăn cản các quan chức liên bang khỏi bị luận tội sau khi đã rời nhiệm sở”.

Với những chỉ dẫn ít ỏi trong Hiến pháp về vấn đề luận tội, các chuyên gia pháp lý bất đồng về việc Thượng viện có thể kết tội một cựu tổng thống hay không. Tuy nhiên, do đảng Dân chủ nắm thế đa số hẹp tại Thượng viện, không có lý do gì để nghĩ rằng phiên xét xử sẽ không diễn ra.

Theo Hiến pháp, sau khi Hạ viện luận tội tổng thống, Thượng viện sẽ tiến hành phiên xét xử, và cần phải có 2/3 số thành viên bỏ phiếu đồng ý mới có thể kết tội tổng thống. Cuộc bỏ phiếu sau đó về việc có bãi nhiệm tổng thống hay không chỉ cần đa số quá bán. Cuộc bỏ phiếu này là cần thiết để ngăn cản tổng thống bị luận tội nắm giữ chức vụ này thêm lần nữa trong tương lai.

Hiến pháp không quy định cụ thể về việc kết tội một “cựu tổng thống” mà chỉ nói tới “tổng thống”, phó tổng thống và tất cả các quan chức dân sự “có thể bị bãi nhiệm” sau khi bị luận tội và kết tội.

Quan điểm của các chuyên gia pháp lý và các tiền lệ

Theo báo cáo ngày 15/1 của Cơ quan nghiên cứu quốc hội, dù Hiến pháp “không trực tiếp quy định”, nhưng hầu hết các học giả đều kết luận rằng Quốc hội có thẩm quyền luận tội và kết tội một cựu tổng thống.

Trong các bài viết trên Washington Post và New York Times, chuyên gia trường luật Havard Laurence Tribe và chuyên gia pháp lý của CNN Steve Vladeck, đều cho rằng một phiên xét xử như vậy chỉ hợp hiến một phần vì vai trò của Thượng viện trong việc luận tội được xác định bởi 2 phán quyết riêng biệt: một là bãi nhiệm và sau đó là hủy tư cách giữ chức vụ tương tự trong tương lai.

Theo ông Vladeck, quyền lực của Thượng viện trong việc hủy bỏ tư cách một cá nhân khỏi nắm chức vụ trong tương lai là “bằng chứng đầu tiên” cho thấy nỗ lực luận tội một cựu quan chức là hợp hiến.

“Một quan chức đang bị luận tội, hoặc đã bị luận tội và sắp bị bãi nhiệm, cũng có thể tránh việc bị hủy tư cách bằng cách từ chức”, ông Vladeck cho biết.

Chuyên gia luật Đại học Yale Akhil Reed Amar cũng đồng tình với quan điểm này, nhưng nhấn mạnh rằng “thật lố bịch nếu tìm cách “chạy trốn” bằng cách từ chức ngay trước khi có phán quyết”.

Giáo sư trường luật Tulane Ross Garber cho rằng, Thượng viện chỉ có thể xét xử một tổng thống đương nhiệm. Tuy nhiên, ông cũng nêu ra tiền lệ năm 1993, trong đó thẩm phán liên bang Mississippi Walter Nixon đã không thành công khi thách thức các thủ tục xét xử của Thượng viện trong trường hợp luận tội của ông. Điều này sẽ khiến ông Trump gặp nhiều khó khăn trong việc khởi kiện, vì sẽ khó có tòa án nào chấp nhận đơn kháng cáo của ông.

Ngoài vụ Nixon, báo cáo của Cơ quan nghiên cứu quốc hội từ tháng 11/2019 cũng trích dẫn tiền lệ về phiên xét xử luận tội Bộ trưởng chiến tranh William W. Belknap năm 1876, người đã bị xét xử và được tuyên trắng án ngay cả sau khi ông đã từ chức. Thượng viện vẫn tiến hành xét xử Belknap sau khi ông này bất ngờ từ chức, mặc dù một số Thượng nghị sỹ cho biết họ bỏ phiếu cho ông Belknap trắng án vì nhận thấy Thượng viện không đủ thẩm quyền xét xử khi ông này không còn đương chức./. 

Hạ viện Mỹ sắp chuyển bản luận tội ông Trump lên Thượng viện, phiên xử có thể bắt đầu ngay tuần sau

  Soha

Hải Võ | 

Hạ viện Mỹ sắp chuyển bản luận tội ông Trump lên Thượng viện, phiên xử có thể bắt đầu ngay tuần sau

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (Ảnh: Tom Brenner / Reuters)

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi sẽ chuyển điều khoản luận tội cựu Tổng thống Donald Trump cho Thượng viện vào thứ Hai tuần sau, ngày 25/1 (giờ địa phương).

Thông tin trên được Lãnh đạo đa số Thượng viện, nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer, thông báo ngày 22/1.

Hạ viện Mỹ thông qua nghị quyết luận tội ông Trump vào ngày 13/1 với cáo buộc kích động người biểu tình leo thang bạo lực ở Điện Capitol trước đó một tuần, nhằm cản trở lưỡng viện Quốc hội Mỹ xác nhận kết quả bỏ phiếu bầu tổng thống của Đại cử tri đoàn.

Thượng viện Mỹ lúc này có trách nhiệm xác định liệu ông Trump có bị kết tội như cáo buộc đưa ra hay không.

Sau khi Hạ viện chuyển giao điều khoản luận tội cho Thượng viện, quy trình chuẩn bị cho phiên xử có thể được khởi động sớm ngay trong tuần sau - theo NBC News. Tuy nhiên, các lãnh đạo Thượng viện có thể trì hoãn phiên tòa này để cho phép ông Trump có thời gian tổ chức đội ngũ biện hộ.

"Đừng nhầm lẫn: Một phiên xử sẽ được tổ chức tại Thượng viện Mỹ, và sẽ có cuộc bỏ phiếu để xác định việc kết tội Tổng thống," ông Chuck Schumer, nói.

"Các Thượng nghị sĩ sẽ phải quyết định xem liệu họ có cho rằng ông Donald John Trump đã kích động cuộc nổi dậy chống lại nước Mỹ hay không."

Để kết tội cựu Tổng thống sẽ cần sự đồng thuận của 2/3 Thượng viện, đồng nghĩa ít nhất 17 Thượng nghị sĩ Cộng hòa và tất cả Thượng nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu thuận.

Nếu Trump bị xác định có tội, Thượng viện được cho là sẽ tiếp tục bỏ phiếu về việc cấm ông ra tranh cử để giữ các chức vụ công trong tương lai.

Hạ viện Mỹ sắp chuyển bản luận tội ông Trump lên Thượng viện, phiên xử có thể bắt đầu ngay tuần sau - Ảnh 1.

Ông Chuck Schumer (Ảnh: Mary Altaffer/AP)

Lãnh đạo thiểu số Thượng viện, nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell, nói rằng ông Trump xứng đáng có "một quy trình đầy đủ và công bằng, mà cựu Tổng thống có thể tổ chức biện hộ".

Ông McConnell đề cập hôm 21/1 rằng phiên tòa Thượng viện có thể được trì hoãn tới giữa tháng 2 để dành thời gian chuẩn bị, cũng như cho phép Thượng viện có thời gian xác nhận bổ nhiệm thêm các vị trí cho chính quyền Tổng thống Joe Biden.

McConnell nói ông vẫn chưa quyết định có bỏ phiếu kết tội Trump hay không. Lá phiếu của ông được cho là có ảnh hưởng quan trọng đối với các thành viên cốt lõi của đảng Cộng hòa mà ông đã dẫn dắt trong 14 năm qua.

Tin Hải Ngoại - SGB


Tạp chí đặc biệt - Vụ tấn công điện Capitol: Nghi ngờ nội gián trong lực lượng an ninh Mỹ - RFI 

Tin Hoa Kỳ - VOA

Powered by Blogger.