Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tết vô gia cư của người dân bị cưỡng chế ở Cồn Dầu, Lộc Hưng

Monday, February 4, 2019 // ,

Các hộ dân giáo xứ Cồn Dầu quay lại dựng lều tạm ở khu vực bị cưỡng chế. Photo Huỳnh Ngọc Trường.
Các hộ dân bị cưỡng chế nhà ở giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng và vườn rau Lộc Hưng ở Sài Gòn chia sẻ với VOA rằng họ “ăn cái Tết hết sức đau đớn và bi thảm, xuân về nhòa trong nước mắt và sự cam chịu”.
Ông Huỳnh Ngọc Trương, người dân tại giáo xứ Cồn Dầu, mô tả nỗi khó khăn của người dân bị cưỡng chế. Ông nói rằng họ từng có nhà cửa khang trang nhưng đã trở nên vô gia cư.
“Tết đến xuân về mà họ không có nhà, họ phải trọ ở các nhà khác trong giáo xứ Cồn Dầu. Hai ba gia đình gom về ở chung với nhau. Các gia đình còn nhà thì chia sẻ với gia đình mất nhà; vài lon gạo, chai nước mắm, hay đòn bánh tét. Đó là tình cảm của bà con dành cho những người mất nhà. Họ sống rất vất vả, khó khăn. Một cái Tết rất là buồn!”.
Chính quyền thành phố Đà Nẵng loan báo họ đã thực hiện cưỡng chế hôm 15/11/2018 đối với 7 trường hợp có nhà đất tại tổ 85, phường Hòa Xuân “nằm trong diện giải tỏa, nhưng không chịu bàn giao mặt bằng để triển khai dự án Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân”.
Bà Nguyễn Thị Hải, giáo dân giáo xứ Cồn Dầu, tại miếng đất bị cưỡng chế. Photo Nguyen Thi Hai
Mất nhà khi đang ở Mỹ

Ông Trường nói thêm rằng chính quyền thực hiện cưỡng chế nhà và đất của bà Nguyễn Thị Hải trong ngày hôm ấy ngay khi bà đang thăm con ở Mỹ.
“Sau khi bà Nguyễn Thị Hải đi vắng thì chính quyền thành phố đã cưỡng chế nhà bà. Khi bà quay về thì nhà đã tan hoang. Bà lăn lộn thảm thiết khi nhìn thấy ngôi nhà của mình không còn nữa. Bà có dựng căn lều nhưng chưa đến 2 tiếng sau thì chính quyền huy động lực lượng giống như hôm cưỡng chế xông vào và xô ngã lều chở về phường”.
Bà Nguyễn Thị Hải, cũng là một giáo dân ở giáo xứ Cồn Dầu, nói với VOA rằng chính quyền có “âm mưu cưỡng chế” khi bà vắng nhà.
“Tôi đi khỏi thì họ có âm mưu cưỡng chế nhà. Tôi cứ nghĩ rằng họ sẽ không cưỡng chế vì tôi không có ở nhà. Nhưng họ làm thật, con tôi có chứng kiến và bị ngất xỉu, họ lôi cổ con tôi đưa về phường. Họ hốt hết tài sản, của cải, và tiền bạc”.
Bà Nguyễn Thị Hải chia sẻ thêm rằng trong chuyến đi đến thủ đô Washington vào đầu tháng 11/2018 bà đã trao đổi với Bộ Ngoại giao Mỹ và Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ về nguy cơ nhà bà bị cưỡng chế.
“Tôi đã nhờ Bộ Ngoại giao Mỹ can thiệp, cứu giúp tôi. Nhưng sau đó thì chính quyền vẫn cưỡng chế vào ngày 15/11”.
Bà Nguyễn Thị Hải, giáo dân Cồn Dầu, và Cô Crystal Corman, nhân viên thuộc Phòng Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 7/11/2018 (ảnh BPSOS)
Người già vô cư

Bà Nguyễn Thị Mộng Hoàng, một nạn nhân khác có nhà bị cưỡng chế, thuật lại sự việc diễn ra hôm 15/11:
“Người ta cắt điện, cắt nước vào sáng ngày 14, lực lượng an ninh bao quanh nhà, khuya ngày 14 thì họ đi quanh cả đêm. Đến sáng ngày 15 thì lực lượng công an, an ninh tổng cộng cả ngàn người cùng xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe phá sóng, ….có cả những người bịt khẩu trang đến cưỡng chế. Nhà tôi bị bắt giam lỏng cả thảy 8 người ở trên phường”.
Đang cùng cha mẹ già tá túc tại nhà người thân trước thềm xuân Kỷ Hợi, bà Hoàng không cầm được nước mắt, nói:
“Bây giờ nhà mất, trời mưa rét nhưng cha mẹ không có chốn nương thân, phải ở nhờ nhà người khác. Cha mẹ tôi lớn tuổi muốn tái định cư tại chỗ, gần nhà thờ để đi lễ sớm hôm, nhưng họ không cho”.
Báo Đà Nẵng nói đã được triển khai hơn 10 năm nhưng Dự án Hòa Xuân vẫn chưa về đích. Tình hình ở Cồn Dầu “nóng” lên khi một số ít hộ dân ở đây tiếp tục gửi đơn khiếu kiện về thu hồi đất.
Chính quyền thành phố nói đã xem xét, giải quyết những kiến nghị của người dân, “nhưng một số hộ chưa chấp nhận nên tiếp tục khiếu kiện lên trung ương”.



Đất nước tươi đẹp


3-2-2019

Gần đây, nhiều người tự hào nói về đất nước tươi đẹp, hùng cường. Tôi không phủ nhận điều đó, nhưng tôi muốn nhắc lại những số liệu trong quá khứ và hiện nay.

Theo nghiên cứu của nhóm làm Báo cáo Việt Nam 2035, một báo cáo công phu bậc nhất do WB trợ giúp, năm 1820, Việt Nam đã có vị thế đáng nể trong khu vực về dân số và cả quy mô kinh tế, lớn hơn cả Philippines và Myanmar cộng lại, gấp hơn 1,5 lần Thái Lan, thu nhập bình quân đầu người khi đó xấp xỉ bình quân đầu người thế giới.



Những số liệu trên cho thấy, cha ông chúng ta vừa mở mang bờ cõi, thống nhất đất nước mà vẫn phát triển kinh tế ở mức đáng nể.

Chúng ta đã Đổi mới được 33 năm, đã sống trong hòa bình 44 năm. Đó là quãng thời gian mà Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,… thực sự hóa rồng, hóa hổ.

Còn chúng ta thì sao?

Năm 2009, WB tính toán rằng, Việt Nam tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Năm 2015 GSO cho biết GDP bình quân đầu người của Việt Nam bằng 3/5 của Indonesia; 2/5 của Thái Lan; 1/5 của Malaysia; 1/14 của Hàn Quốc và bằng 1/27 mức GDP bình quân của Singapore.

Năm 2018 GDP của Việt Nam chỉ chiếm 0,3% GDP của thế giới, theo IMF, trong khi dân số xếp thứ 13. Những con số trên nói lên vị thế của Việt Nam như thế nào, có lẽ tôi không nên bình luận nữa.

Còn những người làm báo đang sống như thế này đây:


_____


4-2-2019

Status hôm qua của tôi về tụt hậu gây nhiều tranh luận. Tôi đã giải đáp một phần dưới comment, nay tôi viết tiếp tút này cho những ai quan tâm đến thực trạng đất nước.

Sau Đổi mới, tăng trưởng kinh tế của VN đạt 8-9% trong thập kỷ đầu tiên, còn 7-8% thập kỷ tiếp theo, 6-7% trong thập kỷ gần đây và thậm chí rơi xuống 5% một vài năm gần đây. Những năm gần đây, nền kinh tế đã phụ thuộc rất lớn vào FDI và thị trường nước ngoài để tăng trưởng (xuất nhập khẩu gấp gần 230%GDP, FDI chiếm tới 72% giá trị xuất khẩu).

Dù thế nào, VN vẫn thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới, theo WB. “Về mặt khoa học, so sánh mức độ phát triển thì phải dùng số tương đối. Theo nguyên tắc VN cứ tăng trưởng cao hơn so với một nước nào đó kéo dài thì sẽ hội tụ chứ không phải doãng ra”. Anh Huỳnh Thế Du đã giải thích như trên, và tôi hoàn toàn ủng hộ.

Tuy nhiên, tôi muốn cảnh báo về một sự thật là Việt Nam vẫn đang đối diện với tình trạng tụt hậu ngày càng xa hơn về thu nhập bình quân đầu người tính bằng số tuyệt đối so với bình quân chung của thế giới và khu vực với tốc độ khá nhanh.

1. So với thế giới: GDP bình quân đầu người theo giá thực tế và GDP bình quân đầu người tính PPP của thế giới gấp 2,07 (2,21) lần sau 22 năm (Thời điểm 1990 và 2012).

2. So với khu vực: GDP bình quân đầu người theo giá thực tế và GDP bình quân đầu người tính PPP (thời điểm 1990 và 2017)

+) Indoensia gấp 2,99 và 2,59 lần.

+) Thái Lan gấp 2,98 và 3,30 lần.

+) Malaysia gấp 3,22 và 3,85 lần.

+) Singapore gấp 4,70 và 4,09 lần.

+) Hàn Quốc gấp 4,26 và 4,29 lần.

(GDP theo giá hiện hành năm 1990 của VN là 98 USD, theo PPP là 939 USD. Chi tiết xem dưới comment)

Những số liệu trên cho thấy, thu nhập của người VN tính bằng số tuyệt đối đang doãng ra với tốc độ rất lớn so với các quốc gia láng giềng sau 27 năm. Thu nhập của chúng ta đã cải thiện tốt so với quá khứ do tăng trưởng cao, nhưng thu nhập của các quốc gia khác còn tăng nhanh hơn ta nhiều. Đó là sự thật.

Chúng ta có đối diện với sự thật đó hay không?

https://baotiengdan.com/2019/02/04/dat-nuoc-tuoi-dep/

Về Quê Ăn Tết, Nỗi Đau Xé Lòng!

04/02/2019


LA- Hoàng Anh Tuấn
Đọc bản tin của báo Người Việt về đề tài “Tân Sơn Nhất, “ngộp thở” đón Việt kiều về quê ăn Tết”, khiến cho người viết cũng muốn “nghẹt thở” chỉ vì nghĩ đến vận nước vẫn tiếp tục điêu linh, mà những con dân Việt đang sống đời tự do tại hải ngoại lại có thể ung dung tự tại, vui hưởng những thứ mà họ có thể tự kiềm chế, trên nỗi khổ đau của muôn vạn đồng bào ruột thịt, sống đời “trâu ngựa ” bên quê nhà.

Báo chí trong nước cho biết trong đầu năm 2019 đã có “biển người ra phi trường Tân Sơn Nhất để đón người thân” và khiến cho hệ thống giao thông bị tắt nghẽn.

Image result for Việt Kiều về nÆ°á»›c tại Tân SÆ¡n Nhất 

Cũng từ các nguồn tin đáng tin cậy cho biết, năm nay, đã có hằng trăm ngàn người Việt từ hải ngoại về Việt Nam vào dịp Tết này. Và kể từ năm 2000 đến 2018 người Việt hải ngoại gởi về Việt Nam từ 18 tỷ đến 20 tỷ Mỹ kim mỗi năm, chưa kể những hình thức khác bằng tiền mặt.

 

Ngày xưa Việt Nam Cộng Hòa phải chịu sụp đổ chỉ vì đồng minh Hoa Kỳ từ chối viện trợ khoảng nửa tỷ Mỹ kim để cứu nguy miền Nam mà không được. Người Quốc Gia chúng ta mất nước vì họa cộng sản và mình đã từng trách sự phản bội của đồng minh Hòa kỳ, nhưng ngày nay mình phải trách ai? Có phải chính những người Việt Nam vô ý thức đã giết chết tiềm lực đấu tranh của những người Việt Nam thật sự yêu nước? Có phải chính người Việt Nam tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại đã tự giết chết chính nghĩa đấu tranh của dân tộc mình, khi cách này hay cách khác mình đã tiếp tay cho CSVN tiếp tục thống trị đất nước?

 

Làm sao mà người Việt Nam tại hải ngoại có thể thắng được chế độ CSVN gian manh chỉ bằng những lời đao to búa lớn trong các mùa Quốc Hận 30-4, Ngày Quân Lực 19-6 hoặc vào dịp Tết hằng năm… Nhưng sau đó không làm gì cả… Hoặc năm này qua tháng khác lại vô tình hay hữu lý góp phần cho sự vững mạnh của quân cộng sản bán nước, mà đáng lẽ chúng nó đã phải sụp đổ từ lâu?


Làm sao mà người Việt Nam từng trốn chạy chế độ CSVN có thể đấu tranh để lấy lại quê hương, khi mà có quá nhiều giới “trí thức” hay những người từng giữ những chức vụ quan trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, từng đi tù cải tạo của VC nhiều nằm sau ngày 30-4-75, nhưng nay vẫn chưa hiểu cộng sản là gì? Hoặc hằng năm họ chỉ chống cộng một lần hay vài lần duy nhất, trong những ngày quan trọng vừa nêu?


Làm sao mà ngày nay những người từng bị VC giam cầm, từng bị VC tra tấn, từng thù ghét chế độ VC, có thể thắng được chúng nó, chỉ bằng những bộ đồ lính trận hay những bộ đồng phục trong các quân trường ngày xưa, nay được mang ra ủi láng bóng, gắn đầy “huy chương”, hoặc “cấp bậc” thật sáng chói, cùng với những bài diễn văn nẩy lửa, những lời tuyên bố hùng hồn bên cạnh những ly rượu hay những lon la-ve được chất đầy trên bàn, hay bỏ nhóc dưới sàn nhà, rồi thề với nhau là sẽ tiếp tục “chống cộng đến hơi thở cuối cùng”… Nhưng sau đó về nhà nghỉ khỏe, chờ năm sau mang đồ ra, ủi cho thật tươm tất để đánh tiếp?

 

Chuyện về quê ăn Tết với nỗi đau xé lòng là đề tài khó nói hay khó viết ra, bởi lẽ nó sẽ đụng chạm đến nhiều người. Đối với một số người thì cho dù có ai đói, hay chết cũng mặc bây. Đất nước Việt Nam có còn hay mất thì cũng chẳng sao? Chuyện thằng Tàu chiếm Việt Nam thì khác gì “chính quyền cách mạng” nắm quyền? Ai nghèo, ai đói, ai mất tự do, thì có chết thằng Tây nào? Nói chung, các chuyện đó chẳng ăn nhằm gì đến họ. 

 

Bài báo nêu trên có đoạn chi rằng: “Để sum họp cùng với gia đình, nhiều bà con Việt kiều chọn chuyến bay đáp xuống Tân Sơn Nhất vào lúc sau 11 giờ đêm. Nhưng không vì vậy mà khu vực ga hàng không này giảm bớt tình trạng chật kín người đến đón người thân vào ban ngày.”

 

Ngay trên quê hương Việt Nam, chuyện về quê ăn Tết là nỗi ước mơ hay việc làm đáng quý của những ai vì hoàn cảnh phải xa nhà để đến một nơi nào đó làm ăn sinh sống… Và ngày hết Tết đến, họ tìm đủ cách để được quay về xum họp với gia đình thì không gì đáng trách. Có thể nói, đây là hạnh phúc to lớn dành cho những ai lâu ngày không gặp lại những người thân yêu của họ. Thế nhưng chuyện “Việt kiều” thường xuyên hay hằng năm lũ lượt kéo nhau “về quê ăn tết”, quả thật đã vô tình nuôi chế độ CSVN tiếp tục sống hùng, sống mạnh.


Đúng là:
Ngày xưa bỏ nước ra đi,
Mà nay vác mặt quê giúp thù.
Ngày xưa từng bị lao tù,
Mà nay trở lại giúp thù, kỳ ghê.
Ngày xưa cửa nát nhà tan,
Mà nay lại muốn nát tan cửa nhà.
Ngày xưa “chống cộng tới chiều”,
Mà nay thái độ như diều đứt dây.
Ngày xưa sống cảnh tù đày,
Mà nay lại vội quay về hưởng vui.
Ngày xưa đã quyết ra đi,
Mà nay trở lại làm gì, hở anh?
Bài báo còn kể rằng: “Câu chuyện từng lưu truyền trước đây là “Một Việt kiều về thăm quê, có cả một làng đi đón!”. Những cảm xúc đoàn tụ sau bao nhiêu nghịch cảnh lịch sử ở phi trường Tân Sơn Nhất là dấu ấn khó phai nhòa. Nhưng sau hàng chục năm dưới chế độ cộng sản, người Việt lại tiếp tục tìm mọi cách hoặc tận dụng mọi con đường mà họ có thể để rời bỏ quê hương ra đi.”

Liên quan đến chuyện về Việt Nam hay không về Việt Nam, có người đã lên mặt dạy đời người khác rằng:

 Image result for Việt Kiều về nÆ°á»›c tại Tân SÆ¡n Nhất

“Chống cộng thì cứ chống, chứ tại sao lại ruồng bỏ quê hương?”

Người viết bài này từng nghe những câu nói tương tự như thế. Đây có thể là lối nói của người bình dân, vì thiếu suy nghĩ nên có lý luận nông cạn như thế; nhưng nó cũng là lối ngụy biện từ những kẻ tuy có học, nhưng thiếu hiểu biết và không còn liêm sỉ.
Sở dĩ người ta không về hay ít về Việt Nam hoặc chỉ về Việt Nam bởi những lý do hết sức chính đáng… Là vì người ta không muốn vô tình “tiếp máu” cho bọn VC qua con đường “ngoại tệ”. Tiền đô-la là huyết mạch cho sự sống còn của chế độ cộng sản độc tài bên Việt Nam. Ngày nào bọn CSVN còn cai trị đất nước, thì ngày đó người dân còn khổ. Ngày nào mà đám lãnh tụ của đảng CSVN còn, thì ngày đó đất nước Việt Nam sẽ muôn đởi chết bởi tay bọn Tàu cộng xâm lược. Cho nên người ta tránh không ra vào Việt Nam hay người ta từ chối quay về Việt Nam để làm ăn hay mua bán là như vậy…. Chứ không phải người ta quên quê hương hay ruồng bỏ quê hương.
Ngoài ra, làm sao để chính phủ của quốc gia tự do trên thế giới có thể hiểu để rồi giúp người Việt Nam giải thể chế độ CSVN, khi mà người ta phải chứng kiến những người Việt Nam từng liều mình bỏ nước của họ ra đi tìm tự do, từng khai báo với Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc là mình không có tự do… Mà nay lại có thể nhiều lần quay trở lại cái nơi mà họ đã bỏ ra đi vì cho rằng mình mất tự do? Tuy người Quốc Gia có chính nghĩa nhưng làm sao người Quốc Gia có đủ sức mạnh để thắng kẻ thù CSVN, khi mà người Quốc Gia này vừa đánh bọn VC thì người Quốc Gia khác lại đi “băng bó” cho chúng nó?

Nói tóm lại, chuyện “Về quê ăn Tết” không có gì là sai trong những hoàn cảnh bình thường, nhưng đứng trước tình trạng đất nước Việt Nam hiện nay, mà người Việt Nam ở hải ngoại cứ tiếp tục “về quê ăn Tết” là chuyện không nên làm hay nên hạn chế… Những việc làm có tính cách giúp cho VC tồn tại, chính là nỗi ê chề dành cho những người tranh đấu chống cộng và những ai phải ngày đêm chịu đựng gian khổ trong cuộc sống tù đày tại Việt Nam, khi phải chứng kiến những “Việt kiều” năm nào cũng “về quê ăn tết”. Họ “ăn Tết” trên nỗi khổ đau, tủi nhục của họ hàng và đồng bào của họ. Nói cho cùng, chuyện về quê ăn Tết là niềm vui của một số người, nhưng cũng là nỗi đau xé ruột của nhiều người khác. Nó cũng chính là một trong những nỗi đau “thấu xương” của một dân tộc đang bị đọa đày.

LA- Hoàng Anh Tuấn

https://baotgm.net/ve-que-an-tet-noi-dau-xe-long/
Powered by Blogger.