Nhật Bản, Pháp và Mỹ sẽ có cuộc tập trận chung trên đất liền và trên biển lần đầu tiên vào tháng 5 năm tới, theo tin từ báo Sankei của Nhật Bản hôm 6/12.
Một báo cáo về quân sự của Trung Quốc mới đây đưa ra nhận định rằng các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã xây dựng ở Biển Đông rất dễ bị tấn công và có rất ít có tác dụng nếu chiến tranh xảy ra.
Quân đội Philippines đã đuổi một tàu thăm dò của Trung Quốc mà Phi cho là xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Trung tướng Arnulfo Burgos xác nhận như vừa nêu, trong buổi họp báo vào ngày 2/12/2020.
Hoa Kỳ đã cung cấp tên lửa dẫn đường và các vũ khí khác để giúp Philippines chiến đấu với các tay súng liên kết cùng Nhà nước Hồi giáo và gia hạn hiệp ước cam kết bảo vệ đồng minh nếu nước này bị tấn công ở vùng Biển Đông, mà Manila gọi là Biển Tây Philippines.
Nhật Bản nhắm đến mục tiêu mở rộng Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong bối cảnh Anh và Trung Quốc muốn cùng tham gia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu 20/11 thông báo rằng ông sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 27, được tổ chức trực tuyến vào ngày 20 tháng 11.
Các nhà lãnh đạo Đông Nam Á hôm 12/11, đã bắt đầu một hội nghị thượng đỉnh đa phương với chương trình nghị sự nhằm giải quyết căng thẳng ở Biển Đông và đưa ra kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 ở một khu vực mà sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang gia tăng.
Hôm 4 tháng 11 năm 2020, Trung Quốc công khai dự thảo luật sửa đổi cho phép lực lượng Hải cảnh nước này sử dụng vũ khí trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Hoa Lục.
Hàng trăm tài xế beBike vào chiều 11/12 đã phản đối việc doanh nghiệp tự ý thay đổi tiền thưởng mà không thông báo bằng cách đồng loạt tắt ứng dụng và diễu hành, bấm còi trên các tuyến đường lớn ở Hà Nội.
Tòa án Quân sự Trung ương tại Hà Nội vào tối 11/12 đã tuyên án 3 năm 6 tháng tù đối với cựu Đô đốc Hải quân Nguyễn Văn Hiến tức giảm 6 tháng so với bản án sơ thẩm được tuyên ngày 21/5/2020.
Thành phố Vĩnh Long sẽ nhận được hơn 4.700 tỉ đồng từ Ngân hàng Thế giới và chính phủ Hà Lan trong dự án Phát triển đô thị và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo SCSPI, Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi số lần điều máy bay do thám vào gần Trung Quốc kể từ năm 2009 trở lại đây. Không quân Mỹ đã cho máy bay bay vào khu vực Biển Đông hơn 1.500 lần một năm, trong khi Hải quân Mỹ có 1.000 ngày kỷ lục ở khu vực này trong một năm.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH) ngày 11/12 cho biết, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu về việc xoá đói giảm nghèo trước 10 năm với hơn 6 triệu người thoát nghèo và hơn 2 triệu người thoát cận nghèo trong 4 năm qua.
Việt Nam hôm 11/12 vừa ký kết bản kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh (UKVFTA). Đây là bước quan trọng để hai nước chuẩn bị ký kết Hiệp định thương mại này.
Cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm bị Viện Kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử tuyên án 10-11 năm tù giam vì đã vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ được lùi thời gian hoàn thành đến tháng 3/2021, đồng thời cũng được gia hạn thời hạn rút vốn của Hiệp định vay bổ sung trị giá gần 1.560 tỷ nhân dân tệ.
Cựu Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa bị Toà án Nhân dân Hà Nội tuyên án 5 năm tù vào sáng ngày 11/12/2020 với tội danh “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”.
Nhóm bảo mật của Facebook hôm 10/12 cho biết nhóm hacker APT32 do chính phủ Việt Nam hậu thuẫn đã lan truyền mã độc nhắm vào các nhà hoạt động Việt Nam, các chính phủ nước ngoài, các cơ quan báo chí, cùng các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp.
Apple đang tiếp tục giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp ở Trung Quốc bằng cách cho AirPods Max được sản xuất tại Việt Nam - nhưng hiện tại các nhà máy lắp ráp vẫn do các công ty Trung Quốc sở hữu.
Đại sứ EU kêu gọi ‘phối hợp’ trong tranh chấp Biển Đông, báo Tiền Phong dẫn tin từ Reuters. Ông Nicolas Chapuis, đại sứ EU tại Trung Quốc nói rằng, EU hy vọng nhất trí được với chính quyền Mỹ mới về chính sách với TQ: “Hãy hợp tác với Trung Quốc nhiều nhất có thể, khi nào có thể, khi nào Trung Quốc sẵn sàng hợp tác. Và hãy bất đồng với họ khi chúng ta phải làm điều đó”.
Ông Chapuis nói thêm: “Tự do hàng hải là điều quan trọng. Biển Đông không chỉ là vấn đề về Trung Quốc mà là một vấn đề quốc tế”. Đại sứ Chapuis cũng kêu gọi các nước châu Âu phối hợp với Úc, New Zealand và ASEAN để “tìm quan điểm chung” về tranh chấp Biển Đông.
Điểm chính trong tuyên bố chung của Hội nghị các bộ trưởng Quốc Phòng khối ASEAN về Biển Đông: Bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN kêu gọi tránh leo thang tranh chấp, theo RFI. Tuyên bố kêu gọi “tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, cũng như đòi hỏi tự kiềm chế trong các hoạt động có thể làm phức tạp hơn tình hình hay làm leo thang tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định”.
Thách thức Trung Quốc trong khu vực: Mỹ đưa máy bay qua ‘vùng nhận diện phòng không’ do Trung Quốc tự công nhận, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Một máy bay do thám Lockheed U-2A của Mỹ vừa đi qua vùng nhận diện phòng không do TQ đơn phương tuyên bố ở biển Hoa Đông rồi quay đầu tại điểm cách tỉnh Phúc Kiến của TQ 51 hải lý và cách Đài Loan 70 hải lý.
RFA đưa tin: Facebook cáo buộc nhóm tin tặc APT32 do Chính phủ Việt Nam hậu thuẫn lan truyền mã độc. Ông Nathaniel Gleicher, người đứng đầu bộ phận Chính sách An ninh của Facebook và ông Mike Dvilyansky, quản lý bộ phận thông tin tình báo về đe dọa trên mạng của Facebook thông báo, các nghiên cứu của hãng này cho thấy, CyberOne Group, một công ty IT của VN có liên quan đến hoạt động lan truyền mã độc của nhóm tin tặc Ocean Lotus. CyberOne Group phủ nhận cáo buộc trên.
Nhóm tin tặc OceanLotus, gọi là APT32 hoạt động trên Facebook bằng cách tạo các tài khoản, trang giả, thường lấy tên là các nhà hoạt động hoặc doanh nghiệp, nhắm đến các trang tin hoặc tài khoản bất đồng chính kiến ở VN. “Nhóm này chia sẻ các đường dẫn với những nạn nhân của mình tới những trang mà nhóm này hoặc đã hack được hoặc được nhóm lập nên”.
Hình ảnh “trái tim lông” đặt bên bờ Hồ Gươm được bàn tán trên mạng xã hội hôm nay. Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: Vì sao ở hồ Gươm có ‘trái tim lông? Tin cho biết, “một trái tim phía trong bằng tre, phía ngoài có nhiều cành khô nhỏ xòe xòe, đang đặt cạnh hồ Gươm (Hà Nội). Đó là hình ảnh đang được lan truyền trên mạng xã hội. Có nhiều ý kiến cho rằng tác phẩm này là một điêu khắc kỳ lạ khi đặt bên hồ Gươm”.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội giải thích , “trái tim” là một sản phẩm của làng nghề. Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức lễ hội Văn hóa dân gian trong đời sống đương đại tối nay, với sự góp mặt của 16 làng nghề với các sản phẩm của mình: “Trái tim đó là một sản phẩm của làng nghề mang lên với dự định trưng bày trong gian hàng của nghệ nhân”.
TS Nguyễn Ngọc Chu viết: Sự tụt dốc vô cấp đớn đau của văn hóa. Tác giả bình luận: “Khi sự tụt dốc Văn Hoá xuất hiện ở quan đầu tỉnh, ở người đứng đầu trường đại học; Khi sự quái dị, trần tục đưa ra phơi bày ở Hồ Gươm linh thiêng, giữa trung tâm thủ đô Hà Nội – thì đó là điềm gở chưa bao giờ như hôm nay! Sự tụt dốc vô cấp đớn đau của Văn Hoá!”
PGS. TS Mạc Văn Trang dẫn thông tin từ nhà văn Nguyễn Quang Thiều: “Mấy năm trước đây, người ta còn định cho dựng bức tượng King Kong khổng lồ từ bộ phim Đảo đầu lâu được quay ở VN bên Hồ Gươm. Nhưng vì dư luận phê phán gay gắt họ lại thôi. Tôi mang cảm giác: bao nhiêu vẻ đẹp Thăng Long, bao nhiêu tác phẩm điêu khắc đẹp của các nghệ sĩ VN hình như chưa bao giờ có trong đầu những người qui hoạch thủ đô thời đổi mới”.
Nhà báo Lưu Trọng Văn cho biết, khả năng “trái tim lông” nói trên được tạo hình dựa trên một tác phẩm vòng tròn rơm ở Tà Đùng, Đắk Nông. Nhưng tác phẩm ở Tà Đùng có hình tròn nên rơm ở viền ngoài góp phần tạo nên một vòng xoắn, có yếu tố mỹ thuật hơn so với “trái tim lông”:
“Gã thích tác phẩm ở Tà Đùng vì nó chỉ là một vòng tròn cùng muôn cánh lông chim cuộn và… bay. Còn kẻ nào lấy na ná mẫu rồi tạo thành trái tim thì… chỉ hợp với trường phái ‘tranh bờ Hồ’. Hà Nội ơi, Thăng Long ơi… những kẻ không hiểu Hà Nội, không yêu Hà Nội, làm chúa Hà Nội thì sớm muộn gì cũng kéo Hà Nội trở lại thời kẻ chợ hơn ngàn năm trước mà thôi”.
Sở VH-TT&DL Hà Nội đã vội tháo dỡ ‘trái tim lông’ bên hồ Gươm ngay trong đêm do gặp phản ứng mạnh, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Nếu không có dư luận lên tiếng thì khả năng “trái tim lông” sẽ còn ở đó cho đến ngày 13/12, là ngày cuối của lễ hội Văn hóa dân gian, diễn ra ở khu vực tượng đài Lý Thái Tổ bên hồ Gươm.
Do nội các của Tổng thống “MAGA” có nhiều người bị nhiễm Covid-19, Nhà Trắng được khử trùng kỹ lưỡng sau khi ông Trump rời đi, Infonet đưa tin. Người phát ngôn của Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp Mỹ (GSA) xác nhận, Tòa Bạch Ốc sẽ được khử trùng kỹ lưỡng ngay sau khi ông Trump dọn ra và trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden dọn tới. Mục đích chính là để phòng dịch, nhưng cũng là động tác “tẩy rửa” những gì đã làm ô uế Tòa Bạch Ốc suốt 4 năm qua.
Tổng thống vịt què trong những tuần lễ cuối: Ông Trump chung quyết qui định hạn chế tị nạn, theo VOA. Tin cho biết, “qui định này cắt việc tiếp cận tị nạn đối với hầu hết di dân đến biên giới Mỹ-Mexico qua một loạt các thay đổi về tiêu chuẩn đủ điều kiện… qui định chỉ thị cho các thẩm phán di trú và các quan chức tị nạn từ chối nhiều loại đơn xin tị nạn chẳng hạn như những đơn xin tị nạn dựa trên lý do bị bạo hành gia đình hay bạo động băng đảng, chỉ trừ một số biệt lệ”.
Hành động của ông Trump cho thấy ý đồ phá rối lời hứa của ông Biden, rằng sẽ bảo vệ người tị nạn vào Mỹ: “Toán chuyển tiếp của ông Biden không trả lời yêu cầu bình luận về lập trường đối với biện pháp này, nhưng Tổng thống tân cử đã hứa khôi phục việc bảo vệ tị nạn và đảo ngược nhiều biện pháp thời ông Trump”.
Đã đến lúc ông Trump quay về nơi đã mở đường cho ông ta vào Tòa Bạch Ốc: Truyền thông Nga khuyên Trump xin tị nạn, theo VnExpress. Trump Organization đang là mục tiêu của các vụ điều tra ở New York và Washington, D.C , bà Olga Skabeeva, người dẫn chương trình “60 Minutes” trên kênh truyền hình Russia-1 nhận định, ông Trump đang ở tình thế “rất nghiêm trọng” và nên cân nhắc xin tị nạn ở Nga.
Cũng trong chương trình truyền hình nói trên, ông Igor Korotchenko, một chuyên gia quân sự của Bộ quốc phòng Nga xác nhận, “Nga có thể cấp quy chế tị nạn chính trị cho cựu tổng thống Mỹ Donald Trump… hãy chuyển nguồn vốn của ông ấy tới đây và cuối cùng xây dựng Trump City nổi tiếng tại khu vực Tân Moskva của chúng ta”.
Hillary Clinton chê nghị sĩ Cộng hòa ‘yếu đuối’, VnExpress đưa tin. Bà Clinton viết trên Twitter: “Kết quả cuộc bầu cử không quá sít sao. Không có bằng chứng gian lận. Các bang đều công nhận kết quả… Những người Cộng hòa được bầu tiếp tục hùa theo Trump đúng là yếu đuối”. Họ vì tiền quyên góp hậu bầu cử của ông Trump nên cứ kiện, bất chấp các vụ kiện đều thất bại.
Thêm tin vui cho nhóm của ông Biden: Ông Biden và bà Harris được Time bình chọn là “Nhân vật của năm”, VOV đưa tin. Tổng biên tập Tạp chí Time cho biết: “Để thay đổi nước Mỹ, để cho thấy sự đồng cảm lớn lao hơn sự chia rẽ, để chia sẻ tầm nhìn hàn gắn thế giới, Joe Biden và Kamala Harris là Nhân vật của năm 2020”. Dù chưa chính thức nhậm chức, ông Biden đã đưa ra cam kết về sự hàn gắn, chữa lành vết thương cho nước Mỹ.
Báo Lao Động dẫn tin từ Fox News: Cử tri Cộng hoà nghĩ gì về chiến thắng của ông Joe Biden? Hãng tin ưa thích một thời của ông Trump dẫn kết quả thăm dò ý kiến của ĐH Quinnipiac, công bố ngày 10/12 cho biết, có tới 60% cử tri đảng Cộng hòa đã đăng ký, coi chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 là hợp pháp, dấu hiệu cho thấy những người Cộng hòa bắt đầu thoát khỏi ảnh hưởng của ông Trump và chấp nhận ông Biden hàn gắn nước Mỹ.
11 tháng 12 2020 – Tập đoàn Facebook ngày 10/12 tuyên bố đã truy ra dấu vết nhóm tin tặc OceanLotus, hay còn gọi là APT32, thực ra là xuất phát từ một công ty đặt ở Việt Nam.
Bài viết của Nathaniel Gleicher, Trưởng Chính sách An ninh, và Mike Dvilyanski, bộ phận Tình báo Đe dọa Mạng, của Facebook, nói họ đã thành công loại bỏ được hoạt động của APT32 từ Việt Nam và một nhóm tin tặc từ Bangladesh, bị cáo buộc là phá hoại người dùng trên nền tảng Facebook.
Nhóm tin tặc OceanLotus hay còn gọi là APT32, đã khá “nổi danh” thế giới nhiều năm qua vì cáo buộc theo dõi giới bất đồng chính kiến, doanh nghiệp, ngoại giao có liên quan tới Việt Nam.
Trước đó, năm 2020, hãng tin Reuters còn cáo buộc APT32 đã tìm cách xâm nhập cả vào máy tính của chính quyền thành phố Vũ Hán và một bộ của Trung Quốc trong lúc xảy ra Covid-19.
Nay Facebook tuyên bố điều tra của họ phát hiện nhóm này liên quan công ty có tên CyberOne Group, đặt tại Việt Nam. Công ty này còn mang các tên như CyberOne Security, CyberOne Technologies, Hành Tinh Company Limited, Planet và Diacauso.
Facebook cáo buộc tin tặc APT32 đã có các thủ thuật trên mạng, ví dụ tạo ra các tài khoản giả vờ làm nhà hoạt động hay doanh nghiệp, hoặc tán tỉnh gợi tình khi liên lạc với các đối tượng.
Bản tin của Reuters, nhân việc Facebook công bố, đã cho biết thêm CyberOne Group là một công ty đặt trụ sở tại TPHCM, Việt Nam.https://bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/vietnam-55274573/p08csgtl/viChụp lại video,
FireEye: ‘Nhóm tin tặc Việt Nam đã tấn công TQ’
Một người phụ trách trang Facebook của công ty này, mà hiện đã bị xóa, nói với Reuters rằng Facebook đã nhầm lẫn.
“Chúng tôi không phải là OceanLotus. Nhầm rồi.”
Vào tháng Năm 2020, trả lời BBC News Tiếng Việt, ông Ben Read, quản lý cấp cao bộ phận phân tích nguy cơ gián điệp Mandiant của FireEye, cho biết nhóm của ông đã theo dõi hoạt động của APT32 từ khoảng 5 năm qua.
“Chúng tôi có một loạt bằng chứng, bao gồm cả bằng chứng về mục tiêu tấn công lẫn một số dấu hiệu mã ngôn ngữ cho thấy nhóm này làm việc có mục đích là ủng hộ chính phủ Việt Nam,” ông Ben Read nói trong cuộc phỏng vấn bằng video.
“Tôi không có dữ liệu cụ thể về việc cơ quan bộ nào phụ trách việc lấy cắp thông tin. Nhưng theo sự đánh giá của chúng tôi, các thông tin mà nhóm này thu thập có thể được chính phủ Việt Nam sử dụng.”
Về năng lực và quy mô của APT32, chuyên gia Ben Read cho biết:
“Qua vài năm theo dõi, chúng tôi thấy họ luôn luôn hoạt động tích cực. Họ cũng phát triển các mã độc mới, tức là họ có một vài dạng nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, họ không có quy mô lớn như các nhóm của Nga và Trung Quốc.”