Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Đọc báo Pháp – 06/04/2020

Monday, April 6, 2020 // ,

Siêu vi Corona:

Tia sáng cuối đường hầm hay ngọn đèn hiu hắt

Tú Anh
Ảnh một đứa bé xinh xắn chào đời trong một thế giới bị phong tỏa; Mẹ tôi từ trần hôm thứ Sáu, hàng chữ báo tin ảm đạm: Tựa buồn thảm trên La Croix  và Le Monde  phản ánh tình trạng thê lương của thế giới trong cơn khủng hoảng y tế đầy bất trắc. Còn Les Echos lóe lên một tia hy vọng: Đại dịch giảm tốc, tử vong ít dần ở Tây Ban Nha, Ý , Pháp
Diễn biến tình hình dịch trên thế giới như thế nào và được đối phó ra sao?
Les Echos báo tin phấn khởi: Dịch bệnh có dấu hiệu giảm dần nhưng các bệnh viện ớn lạnh người khi thấy dân chúng Pháp cũng có dấu hiệu lơ là cảnh giác. Thành phần sinh viên, bác sĩ nội trú đã “hết gân hết cốt”.
Libération cũng khuyến cáo: Sau nhiều tuần lễ liên tục đấu vật với siêu vi, y tá bác sĩ đều mệt mỏi “suy nghĩ, ăn uống, nằm ngủ cũng bị Corona ám ảnh.
Bên cạnh phóng sự một bảo sanh viện tại Pháp “sắp xếp” sao cho trong thời đại dịch vẫn có điều kiện lý tưởng an lành cho sản phụ và con thơ, La Croix, đưa một loạt tựa đáng lo: Hoa Kỳ, siêu cường trong cơn bão loạn. New York bước vào cuộc chiến. California hứng trọn ngọn sóng thất nghiệp. Tại Ấn Độ thì dân sợ đói hơn sợ Corona: Hàng triệu công nhân Ấn Độ bị thất nghiệp, không lương, từ hai tháng nay, không tiền nuôi vợ nuôi con. Nhật báo Công Giáo còn đặt một câu hỏi:
liệu chúng ta phải đeo khẩu trang hay không ?
Hàn Lâm Viện Y Học Pháp vừa ra thông cáo khuyến khích dân Pháp theo gương dân châu Á. Trái với thông điệp, giải thích của hành pháp, của hàng loạt chuyên gia, bác sĩ thay nhau lên các đài truyền hình trấn an công luận  từ hơn một tháng nay , ý kiến của Viện Hàn Lâm Y Học “nên đeo khẩu trang” có thể làm cho một nhu cầu y tế trở thành “chiến tranh”.
Chưa hết cách ly đã mấp mé chiến tranh khẩu trang
Les Echos không ngần ngại đề tựa: “Chiến tranh khẩu trang”. Theo nhật báo kinh tế, cho dù Washington cải chính những lời cáo buộc, nhưng theo nhiều nhân chứng, chính Mỹ đã làm giá khẩu trang sản xuất tại Trung Quốc tăng vọt. Pháp đặt hàng 2 tỷ khẩu trang với giá 8 yuan. Một tháng sau, giá lên đến 18 hay 19 yuan, cao hơn gấp đôi. Tiền chuyên chở cũng lên… mà hàng thì chưa thấy về.
Cùng đề tài, Le Monde lý giải: Trước tình trạng khan hiếm khẩu trang và sự bất bình của dân chúng, chính phủ các nước đều cần khẩu trang để hạn chế trường hợp lây nhiễm do vô tình đứng gần người mang siêu vi.  Đó là lý do mà ngay giữa các nước Tây phương cũng tranh giành nhau. Stockholm tố Pháp chận một lô khẩu trang của Thụy Điển. Pháp tố Mỹ chơi đểu giật một lô hàng của Pháp ngay sân bay Thượng Hải với sự đồng lõa của đối tác Trung Quốc tham tiền.
Về phần Bắc Kinh, để tô điểm lại bộ mặt bị chê trách bóp nghẹt thông tin dịch Vũ Hán và bán khẩu trang “dỏm” cho Hà Lan, chính quyền Trung Quốc đặt điều kiện khắt khe, cấm xuất khẩu trang và thiết bị y tế nếu không có giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng.
Về chuyện dài khẩu trang, Le Figaro không tử tế, nhẹ tay với các chính phủ Tây phương, nhất là Pháp và Mỹ với loạt bài như sau:
Đeo khẩu trang, chính quyền nhiều nước thay đổi 180°. Hoa Kỳ xét lại phương pháp chống dịch và yêu cầu dân chúng đeo khẩu trang; Pháp: sau khi Viện Hàn Lâm Y Học đưa ý kiến, chính phủ xem lại chiến lược.
Thật ra, một mình khẩu trang không đủ ngăn chận siêu vi lây lan mà phải tuân thủ thêm bốn nguyên tắc nữa là phải hạn chế đi lại, giữ khoảng cách, rửa tay thường xuyên và không bắt tay, hôn má… một bác sĩ khuyến cáo trên nhật báo thiên hữu.
Công luận đã biết lãnh đạo Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga và đạo luật cấm dân chúng bịt mặt biểu tình bị khẩu trang trả thù như thế nào. Cũng với ý này để trêu chọc chính phủ Pháp, bài xã luận “Hài kịch” của Le Figaro nhập đề : Mặt nạ trả thù: đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Macron xoay chiều “lăng ba vi bộ”. Họ đã mời chúng ta đi bầu trong khi chỉ thị dân  phải ở nhà tránh dịch. Sau đó là vụ Chloroquine, khuyến cáo rồi lại cho thử lâm sàng. Bây giờ đến chiếc khẩu trang. Tác giả kết luận hóm hỉnh: Hy vọng sự thật không bị “cách ly”.
Châu Á sợ siêu vi tấn công đợt hai
Singapore cho “nổ cầu chì”. Sau khi thành công ngăn chận dịch Corona lây lan bằng các biện pháp trói buộc theo dõi sát sao, qua điện thoại có định vị, đường đi nước bước của những người dân hoặc du khách nhiễm siêu vi. Kết quả khích lệ hạn chế số tử vong ở mức 5 người. Cho đến nay, người dân Singapore cũng như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn đi làm việc, mua sắm. Rạp chiếu phim đóng cửa nhưng hàng quán vẫn tập nập.
Nhưng từ tháng Ba đến nay, với 50 ca lây nhiễm mỗi ngày, Singapore không thể theo dõi tình hình dịch tất cả qua ứng dụng “định vị” của điện thoại được nữa. Cuối tuần qua, thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố cho “nổ cầu chì” tức là sẽ ban hành biện pháp “phong tỏa” mọi sinh hoạt. Viễn ảnh kinh tế Singapore tê liệt, thuơng mại đình đốn làm cả châu Á lo âu.
Corona đi rồi lại trở về. Theo Le Monde, cụ thể, Đài Loan cho biết đại đa số các ca được phát hiện tức là 86% trong số 339 trường hợp dính siêu vi là do người từ nước ngoài hồi hương, nhập cảnh mang vào. Ngay trong số ít oi 48 ca nội địa thì phân nửa là do tiếp xúc với người hồi hương.
Để có thể sinh hoạt bình thường, hàng quán mở cửa, không hạn chế tự do đi lại, ai ở đâu ở đó, như ở Pháp, Đài Loan đang  áp dụng biện pháp rất nghiêm khắc đối với công dân về nước. Bước xuống máy bay là gặp nhân viên cho chỉ thị: Phải có xe riêng đưa về nhà, không đi phương tiện công cộng. Tự cách ly 14 ngày. Trong thời gian đó, nếu ra khỏi nhà dưới 100 mét, bị phạt  tương đương với 3000 đô la Mỹ, xa hơn 100 mét, tiền phạt có thể lên đến 30.000 đô la.
Trung Quốc cũng lo âu không ít. Trong số các ca “ngoại nhập lây nhiễm” được công bố, 9% là sinh viên Hoa Lục hồi hương trong bối cảnh các đại học Âu Mỹ đóng cửa. Vì giao thông ngưng đọng, giới sinh viên Hoa Lục không có máy bay về nước. Bị gièm pha “đem con bỏ chợ”, chính quyền Trung Quốc thông báo sẽ tổ chức các chuyến bay giá rẻ nhưng lại bị chỉ trích là mở đường đem siêu vi trở về nhà.
Nga chống Covid-19: Dịch vụ “tối thiểu” của Putin
Đó là tựa bài “giải mã” của Liberation về chính sách chống khủng hoảng Corona thật khó hiểu của điện Kremlin. Bài rất dài nhưng có hai ý chính: Putin không sử dụng tài khoản dự trữ, 150 tỷ đô la, để cứu dân nghèo và xí nghiệp vừa và nhỏ, lãnh vực kinh tế sử dụng đến 30% lao động Nga.
Trong bối cảnh dầu hỏa, nguồn ngoại tệ chính của Nga rơi giá còn có hơn 10 đôla mỗi thùng, nước Nga phải thận trọng trong mọi chính sách dài hạn. Tuy nhiên, điều chắc chắn  là trong ngắn hạn, thành phần  xí nghiệp hạng trung sẽ tan hoang và dân nghèo lãnh đủ.
Siêu vi từ Vũ Hán tác động mạnh đến thế hệ học sinh lớp 12 tại Pháp
Đối với gần 740.000 học sinh lớp 12, Terminale, thế hệ Tú Tài 2020, năm nay không phải thi cử gì cả. Quyết định của bộ Giáo Dục vừa được thông báo: điểm bài kiểm của ba quý trong năm từ trung bình 10/20 trở lên là đủ.  Còn thiếu điểm từ 8 đến dưới 10/20, sẽ thi vớt vào tháng 9.
“BAC, bằng Tú Tài không khảo thí, biến cố lịch sử của nước Pháp”, tựa đậm của Le Monde. Quyết định miễn thi này không phải ai cũng hài lòng. Rất nhiều học sinh  lơ là điểm trong lớp, đặt cược vào kỳ thi chung cuộc để lấy hạng ưu hoặc tối ưu để vào trường danh tiếng.
Les Echos cho biết thêm: Để bác bỏ chỉ trích “bằng cấp hạ giá”, bộ Giáo Dục kéo dài chương trình học thêm một tháng cho đến 04/07. Biện pháp lịch sử này còn là thông điệp minh bạch gửi phụ huynh học sinh là cho dù tình hình dịch diễn biến như thế nào từ nay đến mùa hè, tương lai trước mắt các em là như thế.
Trang môi trường, nhật báo kinh tế nhấn mạnh đến một cái may trong cái rủi: Khí thải CO2 giảm 58% mỗi ngày tại châu Âu làm không khí trong lành hơn từ khi sinh hoạt con người bị đình trệ vì Corona.

Tin tổng hợp
(AFP) – Bộ trưởng Kinh Tế Pháp cảnh báo trước nguy cơ suy thoái kinh tế “trầm trọng nhất” từ sau Thế Chiến Thứ Hai. 
Trong cuộc điều trần tại Thượng Viện hôm 06/04/2020 ông Bruno Le Maire cho rằng tăng trưởng của Pháp năm nay sẽ ở số âm và GDP có thể sụt giảm hơn 2,2 % tức là còn tệ hơn so với hồi khủng hoảng tài chính thế giới 2008-2009.
(Le Parisien) – Dàn hợp xướng Pháp thời phong tỏa vì Covid-19. 
45 nhạc sĩ và ca sĩ trên khắp nước Pháp đã thực hiện một clip thể hiện ca khúc La Tendresse của Bourvil theo ý tưởng của nghệ sĩ Valentin Vanderhaegen, ở tỉnh Gers. Đến sáng 06/04/2020, đoạn clip đã thu hút hơn 1,5 triệu người xem trên YouTube. Đối với người khởi xướng, đây là « một thành công không tưởng » vì lời bài hát nói đến « những điều chủ yếu và thường thấy đối với tất cả mọi người », đặc biệt với thực tế hiện nay.
(AFP) – Một con hổ trong vườn thú Bronx ở New York nhiễm virus corona. 
Theo thông báo ngày 05/04/2020 của vườn thú, con hổ, tên là Nadia, có lẽ đã bị lây từ một người bảo vệ nhiễm virus nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. Hiện Nadia bị ho khan nhưng có lẽ sẽ hoàn toàn bình phục. Vườn thú Bronx đóng cửa từ ngày 16/03.
(Le Figaro) - Apple sẽ sản xuất 1 triệu khẩu trang/tuần cho các nhân viên chăm sóc y tế. 
Tim Cook, chủ tịch – tổng giám đốc tập đoàn hôm qua 05/04 thông báo trên Twitter là việc sản xuất khẩu trang sẽ bắt đầu từ cuối tuần này. Khẩu trang của Apple làm bằng chất liệu nhựa trong, che phủ toàn bộ khuôn mặt người dùng. Khẩu trang sẽ được sản xuất tại Mỹ và Trung Quốc, trước tiên là để đáp ứng nhu cầu của nhân viên chăm sóc y tế tại Mỹ. Tập đoàn cũng đang đặt mua 20 triệu khẩu trang từ các nhà cung cấp của Apple ở khắp nơi trên thế giới.
(RFI) - Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền các nước bảo vệ phụ nữ và các bé gái khỏi nạn bạo hành gia đình. 
Lời kêu gọi gửi tới toàn thế giới được đưa ra hôm qua 05/04, trong bối cảnh gần 3 tỉ người trên toàn cầu bị phong tỏa trong cuộc chiến chống Covid-19, khiến số vụ bạo hành trong gia đình ở nhiều nước tăng mạnh. Tổng thư lý LHQ đặc biệt đề nghị triển khai hệ thống cảnh báo khẩn cấp trong các hiệu thuốc và cửa hàng thực phẩm, những nơi duy nhất còn mở cửa tại nhiều quốc gia, để phụ nữ có thể yêu cầu được trợ giúp trong trường hợp cần thiết.
(Cổng TTDT Việt Nam) – Dich Covid-19 : Chính phủ Việt Nam cảnh báo “không nên chủ quan”. 
Tham dự cuộc họp Ban Chỉ Đạo Quốc Gia phòng chống dịch ngày 06/04/2020, phó bộ trưởng Y Tế Đỗ Xuân Tuyên lưu ý diễn biến dịch bệnh còn có những yếu tố khó lường, nguy cơ lây nhiễm vẫn hiện hữu nên không được lơ là, chủ quan”. Việt Nam cho biết không ghi nhận thêm một ca lây nhiễm nào mới vào sang nay.
(Reuters) - Nga ghi nhận gần 1.000 ca nhiễm mới trong một ngày. 
Tính đến hôm nay 06/04/2020 trên toàn quốc có 6.343 người bị nhiễm Covid-19, 47 bệnh nhân đã qua đời. Matxcơva là tâm dịch tại Nga.
(AFP) – Pháp : Cảnh sát triển hạn lệnh tạm giam hung thủ vụ tấn công khủng bố bằng dao tại Romans sur Isère. 
Trong cuộc hỏi cung hôm 05/04/2020, nghi can là một người Soudan nhập cư tại vào Pháp từ năm 2017 nhận tội nhưng “không nhớ” chuyện gì đã xảy ra  tuy nhiên có giải thích đã ra tay vì bị áp lực trong lúc Pháp ban hành lệnh phong tỏa chống Covid-19. Hai người đã thiệt mạng và năm người bị thương trong vụ tấn công ở Romans sur Isère (vùng Drôme)  hôm Thứ Bảy 04/04/2020.
(AFP) – Ukraina : Cháy rừng làm tăng mức độ phóng xạ gần Tchernobyl.
Trên mạng Facebook ngày 05/04/2020, theo ông Egor Firsov, đứng đầu cơ quan thanh tra sinh thái, cho biết « độ phóng xạ cao hơn mức bình thường ở khu vực hỏa hoạn », cụ thể là cao hơn gấp 16 lần. Sau khi nhắc đến những khó khăn vì mức độ phóng xạ tăng cao ở một số nơi, cơ quan cứu hộ đã phủ nhận thông tin trên. Hỏa hoạn thiêu rụi khoảng 100 ha rừng gần khu vực hạt nhân Tchernobyl, nơi lò phản ứng số 4 bị nổ vào ngày 26/04/1986.

Điểm tin thế giới sáng 6/4:

Châu Phi

đứng trước nguy sụp đổ kinh tế vì COVID-19

Lục Du
Mục Điểm tin thế giới sáng thứ Hai (6/4) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả những tin sau:
Pháp bắt 3 nghi can giết người giữa lúc phong tỏa vì nCoV
Cảnh sát Pháp đã bắt giữ ba người quốc tịch Sudan trong cuộc điều tra một vụ đâm chém làm hai người thiệt mạng xảy ra ở phía đông nam của nước này, các nhà điều tra cho biết thông tin hôm Chủ nhật, theo AFP.
Cuộc tấn công bị coi là có yếu tố khủng bố, được thực hiện bởi một thủ phạm, xảy ra vào thứ Bảy trong bối cảnh nước Pháp đang phong tỏa để hạn chế sự lây lan của virus Vũ Hán.
Nghi phạm thứ nhất bị bắt là một người tị nạn Sudan 30 tuổi có tên Abdallah Ahmed-Osman, nghi phạm thứ hai là bạn của Abdallah, 28 tuổi, anh này bị bắt tại nhà của Abdallah. Nghi phạm thứ ba được mô tả là một người Sudan trẻ tuổi cũng bị bắt tại nhà của Abdallah.
Châu Phi có nguy cơ sụp đổ kinh tế vì COVID-19
Một số nhà lãnh đạo ở châu Phi đang cảnh báo về sự sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế và sinh kế cho người dân nếu hỗ trợ tài chính không được cung cấp cho hàng triệu người mất việc vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Fox News đưa tin hôm Chủ nhật.
“Thị trường lao động châu Phi được thúc đẩy bởi nhập khẩu và xuất khẩu và khi khắp mọi nơi trên thế giới đều phong tỏa, điều đó có nghĩa là về cơ bản nền kinh tế [của các nước] bị đóng băng”, bà Ah Ahnana Eziakonwa, Giám đốc khu vực của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Châu Phi, nói với AP. “Và như vậy, rõ ràng, tất cả các việc làm đã biến mất”.
“Chúng ta sẽ thấy sự sụp đổ hoàn toàn của các nền kinh tế và sinh kế [ở châu Phi]. Sinh kế sẽ bị xóa sổ theo cách chúng ta chưa từng thấy trước đây”, bà Eziakonwa nói thêm.
Trong trường hợp COVID-19 không được khống chế sớm, sẽ có khoảng 50% lao động châu Phi mất việc, hầu hết trong đó làm việc trong các ngành như hàng không, dịch vụ, xuất khẩu, khai thác, nông nghiệp và các khu vực khác, bà Eziakowa cho biết.
Brazil: Người dân không muốn Tổng thống Bolsonaro từ chức
Kết quả một cuộc thăm dò công bố hôm Chủ nhật, do tờ Folha de S.Paulo thực hiện, cho thấy đa số người Brazil vẫn ủng hộ Tổng thống Jair Bolsonaro, dù có những chỉ trích nhắm vào các biện pháp phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán của vị tổng thống thiên hữu, theo Reuters.
Cuộc khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1-3/4, ghi nhận 59% trong số 1.151 người được hỏi phản đối việc yêu cầu ông Bolsonaro từ chức, trong khi 37% tán đồng yêu cầu này, 4% còn lại không thể hiện quan điểm.
Ông Bolsonaro bị những người đối lập phản đối vì không ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch hà khắc, ông được cho là không muốn nhìn thấy con số thất nghiệp của người Brazil tăng lên, vì thế không tán đồng các biện pháp phong tỏa nền kinh tế để chống dịch.
Brazil hiện đang là tâm dịch viêm phổi Vũ Hán ở khu vực Nam Mỹ. Theo thống kê của Worldometers, tính tới sáng ngày 6/4, Brazil có 11.130 người nhiễm nCoV (tăng 770), trong đó có 486 người đã tử vong (tăng 41).
Tây Ban Nha kêu gọi EU cùng nhau xử lý nợ
Châu Âu cần có sự tương trợ lẫn nhau về các khoản nợ và cần có kế hoạch chung để phục hồi nên kinh tế sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nói với tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung, theo Reuters.
Các nhà lãnh đạo của Liên minh Châu Âu (EU) đã giao nhiệm vụ cho các nhà hoạch định chính sách tìm ra con đường phục hồi nền kinh tế của khối sau đại dịch COVID-19, sau khi Đức và Hà Lan không đồng tình với lời kêu gọi của Pháp, Ý và Tây Ban Nha về việc cần xây dựng một kế hoạch xử lý nợ chung.
Đức và một số quốc gia khác từ lâu phản đối việc cùng xử lý nợ với các thành viên còn lại của EU, cho rằng điều này sẽ ngăn cản các quốc gia thành viên theo đuổi những cải cách riêng và cân bằng ngân sách của họ.
Hy Lạp phong tỏa thêm trại tị nạn có người nhiễm nCoV
Hy Lạp đã cách ly một cơ sở lưu trú thứ hai dành cho người tị nạn sau khi một người đàn ông 53 tuổi ở cơ sở này cho kết quả dương tính với virus Vũ Hán, Bộ Di trú Hy Lạp cho biết thông tin hôm Chủ nhật, theo Reuters.
Người đàn ông nhiễm bệnh là một người Afghanistan sống cùng gia đình tại trại tị nạn Malakasa, thuộc phía bắc thủ đô Athens của Hy Lạp, cùng với hàng trăm người di cư khác. Bệnh nhân này đã được chuyển đến một bệnh viện ở Athens, trong khi đó nhà chức trách Hy Lạp tiếp tục cố gắng truy tìm tuyến đường lây lan của virus Vũ Hán từ bệnh nhân này.
Hy Lạp đã xác nhận 62 bệnh nhân COVID-19 mới vào Chủ nhật, nâng tổng số người nhiễm virus Vũ Hán tại quốc gia này lên 1.735 kể từ khi có trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh được báo cáo vào tháng Hai. Trong số các bệnh nhân COVID-19 ở Hy Lạp, có 73 người đã tử vong.

Điểm tin thế giới chiều 6/4:

Quyền thư ký điều hành Công ước Đa dạng sinh học LHQ

kêu gọi cấm các chợ tươi sống

Triệu Hằng
Mục Điểm tin thế giới chiều thứ Hai (6/4) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới bạn đọc những tin sau:
Quyền thư ký điều hành Công ước Đa dạng sinh học LHQ kêu gọi cấm các chợ tươi sống
Bà Elizabeth Maruma Mrema, quyền thư ký điều hành Công ước Liên Hợp Quốc (LHQ) về đa dạng sinh học, đã kêu gọi một lệnh cấm toàn cầu đối với các chợ động vật hoang dã như chợ ở Vũ Hán, Trung Quốc, được cho là điểm khởi đầu bùng phát dịch virus corona, theo The Guardian.
Bà Elizabeth cho biết, các nước nên có động thái nhằm ngăn chặn các đại dịch trong tương lai bằng cách cấm các “chợ tươi sống” nơi bán cả động vật sống lẫn đã chết cho người tiêu dùng, nhằm ngăn chặn những hậu quả.
Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm tạm thời đối với các chợ động vật hoang dã như cầy hương, chó, tê tê sống bị nhốt trong những chiếc lồng ở điều kiện bẩn thỉu, có khả năng mang mầm bệnh tràn vào quần thể người.
Nhân viên cứu trợ của Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan nhiễm Covid-19
Nam Sudan đã công bố ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, là nước thứ 51 trong 54 quốc gia châu Phi báo cáo về căn bệnh.
Hãng tin AP ngày 6/4 dẫn lời Phó Chủ tịch thứ nhất Riek Machar và phái viên Nam Sudan tại Liên Hợp Quốc cho biết nhân viên của Liên Hợp Quốc đến Nam Sudan từ Hà Lan vào ngày 28/2 đã đổ bệnh. Bệnh nhân là một phụ nữ, 29 tuổi, xuất hiện dấu hiệu nhiễm bệnh vào ngày 2/4 và đang hồi phục.
Ông Machar cho biết, Nam Sudan với 11 triệu dân mà chỉ có 4 máy trợ thở và hiện muốn tăng số lượng thiết bị này, đồng thời nhấn mạnh rằng mọi người nên ở cách xa nhau từ 1 – 2 mét.
Iran sớm khởi động lại các hoạt động kinh tế “rủi ro thấp”
Iran sẽ cho phép các hoạt động kinh tế “rủi ro thấp” hoạt động trở lại từ thứ Bảy (11/4), vì tỷ lệ lây nhiễm virus corona hàng ngày ở nước này đã chậm lại trong ngày thứ năm liên tiếp, theo AFP.
Tổng thống Iran Rouhani nói hoạt động này được phép kể từ thứ Bảy ở các tỉnh thành, riêng ở Tehran là từ ngày 18/4. Ông không nêu rõ những điều kiện gì để được gọi là hoạt động kinh tế rủi ro thấp, nhưng cho biết lệnh cấm vẫn áp dụng đối với các trường học và các cuộc tụ tập quy mô lớn.
Quốc gia Trung Đông này bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, đã báo cáo 58.226 ca nhiễm bệnh, một con số mà các chuyên gia nước ngoài nghi ngờ rằng nó thấp hơn thực tế.
Thủ tướng Thụy Điển ra cảnh báo nghiêm khắc cho cư dân
Tờ Daily Mail ngày 6/4 thông tin, Thủ tướng Thụy Điển đã đưa ra một cảnh báo nghiêm khắc cho công dân của mình rằng “hãy chuẩn bị cho vô số cái chết” sau khi nước này tỏ thái độ ung dung trước dịch Covid-19.
Thông điệp nghiệt ngã của ông Stefan Löfven được đưa ra sau khi khoảng 2.300 bác sĩ và các học giả Thụy Điển vấp phải sự chỉ trích vì không coi đại dịch toàn cầu là nghiêm trọng và không thắt chặt các biện pháp phòng ngừa.
Nhiều quốc gia châu Âu đã thực hiện các biện pháp đóng cửa và giãn cách xã hội nhưng cuộc sống ở Thụy Điển vẫn diễn ra tương đối bình thường. Tuy nhiên, điều này đã có sự thay đổi khi số người chết vì dịch bệnh ở Thụy Điển lên tới 401 và 6.830 ca lây nhiễm.
Iraq: Rocket tấn công gần địa điểm các công ty dầu khí nước ngoài
Vài rocket đã trúng gần một điểm nối giữa các công ty dầu khí nước ngoài và các công ty nhà nước ở thành phố Basra, miền nam Iraq, vào sớm ngày thứ Hai, nhưng không gây thiệt hại hay thương vong, hãng tin Reuters hôm nay dẫn các nguồn tin dầu mỏ và cảnh sát cho biết.
Theo cảnh sát, 3 pháo phản lực Katyusha, được phóng vào khoảng 3 giờ sáng (giờ địa phương), trúng khu dân cư Burjesia cũng là điểm nối giữa các công ty ở phía tây Basra.

Powered by Blogger.