Nguyên tắc: ‘Kết giao nhưng không hùa theo đảng phái’ đã tạo nên tiếng vang của Hiến pháp Hoa Kỳ như thế nào?
San San | DKN 10 giờ tới
Học giả Hiến pháp Hoa Kỳ, Giáo sư Paul Skousen cho rằng: “Trong quan hệ đối ngoại, các quốc gia khác cùng với nhân dân đều như nhau, nguyên tắc làm người cũng không thể đối đãi thiên vị, không đối đãi với ai đó đặc biệt tốt hoặc đặc biệt không tốt, cũng không hình thành bè phái. Nước Mỹ giống như một người quân tử và hành động như một quý ông”…
Sinh thời, Khổng tử có giảng rằng: người quân tử “Chu nhi bất bỉ”, “quần nhi bất đảng”. Theo từ điển Khang Hy giải thích, từ “Chu” này có nghĩa là “kết giao”, đồng thời còn phải “trung tín”. Còn từ “Bỉ”, theo ‘Thuyết văn giải tự’ lý giải thì nó cũng có nghĩa là “khi gắn kết, hai người cùng đi gọi là “tòng”, mà ngược lại với “tòng” chính là “bỉ”.
Ngày nay, khi học những đạo lý trên của Khổng Tử, chúng ta có thể lý giải thành: “Người quân tử lấy trung tín để có được lòng người trong thiên hạ, đối xử công bằng chính trực với tất cả mọi người, bình dị gần gũi, hòa hợp lẫn nhau, không kéo bè kết phái, không kết đảng vì lợi ích cá nhân”.
Thế nhưng, điều thú vị chính là, khái niệm “Chu nhi bất bỉ” và “quần nhi bất đảng” đã tạo nên tiếng vang cho Hiến pháp Hoa Kỳ vốn đã được chế định cách đây hơn 200 năm!
Khổng Tử sinh sống trong bối cảnh của nền văn hóa Hoa Hạ – Thần Châu kính Trời, tín Thần. Mà kính Trời tín Thần, thương người như thương mình cũng là đạo lý trụ cột mà những người cha lập quốc của nước Mỹ tôn sùng.
Sau cuộc chiến tranh giành độc lập, 13 bang Mỹ lúc đó tạo thành một nhà nước liên bang rời rạc, từ chính trị đến kinh tế đều gặp vấn đề. Từng bang không liên kết với nhau và hoạt động độc lập, hơn nữa còn cạnh tranh với nhau. Mỗi bang đều có quân đội riêng, trong đó 9 bang còn có lực lượng hải quân riêng. Họ dùng quân đội để bảo vệ lãnh thổ của bang mình và đề phòng các bang khác. Do vậy nền kinh tế Mỹ bị suy thoái, quốc khố trống rỗng, nợ nần chồng chất, giá trị đồng đô la ở các bang cách biệt nhau rất lớn. Những vị cha lập quốc đều nhìn thấy điểm này. Nếu muốn bảo đảm thành quả của cách mạng không bị mất đi thì phải thành lập một chính phủ hùng mạnh. Thế là họ đã ngồi lại với nhau để soạn ra Hiến pháp Hoa Kỳ.
Chúng ta tin vào Chúa (In God We Trust)
Dưới con mắt của những người cha sáng lập, Hoa Kỳ được xây dựng với sự giúp đỡ của Chúa: Chúng ta tin vào Chúa – “In God We Trust” là lời răn được in trên mỗi đồng đô la cũng như tiền xu của Mỹ.
Trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Mỹ, Tổng tư lệnh Lục quân Lục địa George Washington đã trải qua 67 lần gặp nạn. Ông nói, mỗi lần gặp khó khăn, lời cầu nguyện đã giúp ông vượt qua nguy nan. Ông còn nói: “Với tư cách là một nước Cộng hòa, tôn giáo và đạo đức sẽ là trụ cột không thể thiếu của Hoa Kỳ”.
Khi soạn thảo Hiến pháp, các tổ phụ của Hoa Kỳ đã chắt lọc những gì tinh túy nhất của các bậc hiền triết thời cổ đại người Israel, Athens, Rome, Anh và Pháp, trong đó có Cicero (người đóng một vai trò quan trọng trong nền chính trị của Cộng hòa La Mã) và John Locke (người được biết đến với biệt danh “Cha đẻ của Chủ nghĩa Tự do”). Mặc dù những nhà hiền triết này sống ở những thời đại và quốc gia khác nhau nhưng họ có một điểm chung là đều tin rằng vạn vật trên thế giới này là do Sáng Thế Chủ tạo ra.
Cicero là một triết học gia và chính trị gia của nước La Mã cổ đại. Đồng thời, ông cũng là một luật sư và quan tòa cao nhất của La Mã. Trí tuệ của Cicero được công nhận là vượt tầm thời đại. Cicero lớn lên ở thời đại mà Chúa Giêsu còn chưa giáng thế, nhưng những gì ông nói về sự vật hiện tượng lại rất phù hợp với những gì Cơ đốc giáo sau này mô tả.
Cicero cảm thấy trật tự của mọi sự vật hiện tượng trên thế giới này đều có nguồn gốc của nó. Thế giới này thực sự là do Thần tạo ra. Trật tự do Sáng Thế Chủ thiết lập là luật tự nhiên, vậy nên không cần người thế gian đi chứng minh. Giết người đền mạng, đánh người bị thương thì cần phải bồi thường, thân làm chồng hoặc vợ thì cần yêu thương nửa kia của mình, sinh con thì cần nuôi dạy… đây đều là quy luật tự nhiên.
John Locke là một triết gia nổi tiếng người Anh, đồng thời là nhà tư tưởng Khai sáng quan trọng trong thời đại Phục hưng văn hóa. Ông tin rằng tất cả mọi thứ trên thế giới, chuyển động của hành tinh, sự kỳ diệu của cơ thể con người, v.v., liệu có thể ngẫu nhiên được tạo ra do vụ va chạm? Ngay cả cây bút chúng ta cầm trên tay cũng không phải do va chạm tự nhiên tạo nên. Nó là do con người sáng tạo ra. Vậy thì, vũ trụ này chứa đầy những điều kỳ diệu và các loại cơ chế khác nhau, toàn bộ vũ trụ tồn tại và vận chuyển, liệu chúng có thể do ngẫu nhiên mà thành?
Giống như luật tự nhiên, John Locke tin rằng chỉ cần bạn suy nghĩ một cách đơn giản về vạn sự vạn vật, bạn cũng có thể thấy được mọi thứ trên thế giới này rất tinh tế và đẹp đẽ đến kinh ngạc. Và thật sự thì, vũ trụ này là vật được tạo ra bởi sinh mệnh có tầng thứ cao hơn, đó là Đấng Toàn Năng.
Sau khi “Hiến pháp của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” do các tổ phụ người Mỹ tin Chúa và kính Chúa soạn thảo có hiệu lực từ năm 1789, một chính phủ liên bang do Hiến pháp thiết lập bắt đầu hoạt động được hai năm, Hoa Kỳ đã thoát khỏi tình trạng khó khăn và dần trở nên thịnh vượng.
Tín Thần kính Thần, thương người như thương mình
Tín Thần kính Thần, mọi người đều có quyền bình đẳng, thương người như thể thương mình, đây là những nguyên tắc mà nhóm người cha lập quốc của Mỹ muốn xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, nguyên tắc “thương người như thể thương mình” còn được mở rộng trong việc tạo dựng mối quan hệ với các quốc gia khác.
Những người cha sáng lập của Hoa Kỳ hy vọng có thể xử lý các mối quan hệ giữa quốc gia này và các nước khác bằng chính nghĩa cao thượng cùng với lòng nhân ái. Họ nhận thức rằng: “Chúng ta không thiên vị, không đặc biệt yêu thích cũng như ghét bỏ ai. Đây cũng là nguyên tắc ngoại giao của Hoa Kỳ, kết giao với hầu hết các nước trên thế giới nhưng không kéo bè kết phái. Bởi vì tôn giáo và đạo đức đã yêu cầu chúng ta làm như thế”.
Hoa Kỳ mong muốn đối xử với các quốc gia khác bằng tình hữu nghị tốt đẹp. Trong trao đổi thương mại, cần đối đãi một cách trung thực, không tham gia kết bè phái với bất kỳ quốc gia nào. Chính sách không kết thành đảng phái này không phải là nước Mỹ thực hiện đóng cửa, không ngoại giao, cũng không phải tự cô lập mình mà là muốn thực hiện một cách độc lập, kết giao rộng khắp nhưng không hình thành đảng phái.
George Washington từng nói rằng, trong thời kỳ chiến tranh thì các liên minh tạm thời là có thể thực hiện được, nhưng khi chiến tranh kết thúc cần khôi phục lại quan hệ ngoại giao hài hòa và tự do.
Trong một tiết mục đặc biệt của chương trình “28 nguyên tắc sáng lập của Hoa Kỳ”, học giả Hiến pháp Hoa Kỳ, một tác giả nổi tiếng, đồng thời là giảng viên đại học, giáo sư Paul Skousen cho rằng: trong quan hệ đối ngoại, các quốc gia khác cùng với nhân dân đều như nhau, nguyên tắc làm người cũng không thể đối đãi thiên vị, không đối đãi với ai đó đặc biệt tốt hoặc đặc biệt không tốt, cũng không hình thành bè phái. Nước Mỹ giống như một người quân tử và hành động như một quý ông.
Sửa đổi tận gốc
Đối với việc thực hành “Đối xử Tối huệ quốc” trong các giao dịch thương mại của Hoa Kỳ thời hiện đại, giáo sư Paul Skousen cho rằng, cần phải xem lại thái độ với việc này. Ông nhận thức rằng, hành động này là không đúng và cũng không ủng hộ cho nguyên tắc “Đối xử Tối huệ quốc”. Không có “Tối huệ quốc” thì các quốc gia đều được đối xử như nhau, các nước sẽ tăng cường quan hệ hợp tác thương mại và giảm bớt quan hệ chính trị.
Theo cách làm của Tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã liên tiếp rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và “Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương”, đồng thời tăng cường đàm phán kinh doanh với các đối tác gắn bó từ lâu trong lịch sử như Canada và Liên minh châu Âu. Khi đàm phán về thuế quan, thì một bước Mỹ cũng không nhượng bộ. Đối với người Mỹ hiện đại cũng như các đồng minh của Mỹ, sự việc này rất khó để tiếp nhận. Tuy nhiên, nguyên tắc này lại đúng là điều mà những người cha lập quốc từ 200 năm trước xây dựng nên. Nước Mỹ mở rộng quan hệ với tất cả các quốc gia trên thế giới nhưng không kéo bè kết phái. Có lẽ sửa đổi tận gốc sẽ là tái tạo huy hoàng một cái mới, đúng không? .
Theo Sound Of Hope – San San biên dịch
https://www.dkn.tv/van-hoa/nguyen-tac-ket-giao-nhung-khong-hua-theo-dang-phai-da-tao-nen-tieng-vang-cua-hien-phap-hoa-ky-nhu-the-nao.html