Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Trung Quốc làm sao xóa nợ?

Thursday, October 6, 2016 // , ,
Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
2016-10-05
Tờ 100 nhân dân tệ, ảnh chụp hôm 29/9/2016 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Tờ 100 nhân dân tệ, ảnh chụp hôm 29/9/2016 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
 AFP


Trung Quốc làm sao xóa nợ?
00:00/00:00
Hôm Thứ Bảy, mùng một Tháng 10, đồng bạc của Trung Quốc chính thức trở thành một ngoại tệ dự trữ trong cái rổ ngoại tệ của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, ngang hàng đồng Mỹ kim, đồng Euro, đồng Anh kim và đồng Yen Nhật. Biến cố cứ tưởng như trọng đại này thật ra lại không được các thị trường tài chính quốc tế quan tâm bằng câu hỏi là Trung Quốc sẽ xóa nợ như thế nào, với hậu quả ra sao?

Chưa có miếng lại muốn có tiếng

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông kể từ mùng một Tháng 10, đồng Nguyên của Trung Quốc chính thức trở thành một ngoại tệ dự trữ trong cái rổ ngoại tệ gọi là Quyền Trích Xuất Đặc Biệt của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF. Thính giả của chúng ta muốn biết điều này có ý nghĩa là gì và sẽ có hậu quả ra sao? Ông nghĩ thế nào về thắc mắc đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trên diễn đàn này thì từ năm ngoái, chúng ta đã đề cập tới việc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhận cho đồng Nguyên của Tầu được nằm trong cái rổ gọi là Quyền Đặc Trích cùng bốn ngoại tệ thông dụng kia, là đồng đô la Mỹ, đồng Euro, đồng Anh kim và đồng Yen Nhật. Chúng ta sẽ tìm hiểu lại của sự kiện đó để thấy là nó không có ý nghĩa gì và quả thật như vậy vì các thị trường tài chính thế giới đã chẳng mấy chú ý đến cái sự vinh hiển hình thức mà không thực chất về Trung Quốc. Trái lại, người ta quan tâm đến việc nền kinh tế này sẽ phải xóa nợ ra sao vì chuyện ấy mới có ảnh hưởng đến kinh tế thế giới.
Về kinh tế thì Trung Quốc mới chỉ có tiếng chứ thật ra vẫn chưa có miếng và bây giờ lại muốn có tiếng về ngoại hối thì có khi lại hối hận!
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Trước hết về rổ Đặc Trích, gọi tắt là SDR từ chữ Special Drawing Rights, thì đấy là một quỹ ngoại tệ do Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF lập ra từ năm 1969 để cấp cứu các nước nhất thời bị khó khăn về ngoại hối hay hối đoái có thể dùng để thanh toán thiếu hụt ngoại tệ. Trong cái quỹ ngoại tệ tổng hợp có mục tiêu bổ sung ấy, IMF lấy số trung bình gia trọng của bốn ngoại tệ thịnh hành nhất là Mỹ kim, Euro, Anh kim và đồng Yen. Gia trọng là tăng hay giảm tầm quan trọng. Tùy theo tầm quan trọng của từng ngoại tệ trong luồng giao dịch toàn cầu mà IMF cho một hệ số rồi dùng hệ số ấy tính ra số trung bình hay bình quân của loại ngoại tệ tổng hợp và thật ra cũng giả tạo. Nếu quốc gia nào trong số 189 thành viên của IMF mà cấp bách gặp khó khăn về thanh toán thì có thể bán ngoại tệ SDR này của mình cho nước khác để đổi ra đống ngoại tệ họ cần cho yêu cầu chi phó. Bây giờ thì rổ SDR có thêm đồng Nhân Dân Tệ hay Renminbi mà tôi gọi là đồng Nguyên cho tiện.
Nguyên Lam: Thưa ông, hậu quả của việc đồng Nguyên được nằm trong cái rổ SDR mà ông gọi là Đặc Trích là gì, từ nay, vị trí của đồng bạc Trung Quốc có gì thay đổi không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trong luồng giao dịch mua bán toàn cầu thì chuyện này chẳng có hậu quả đáng kể vì loại ngoại tệ tổng hợp ấy chỉ là một phần của dự trữ ngoại tệ mà các ngân hàng trung ương lưu giữ chứ không vì vậy mà các ngân hàng trung ương sẽ trữ thêm dồng Nguyên trong kho dự trữ của mình. Mà đồng bạc thật ra là giả tạo này chỉ được các ngân hàng trung ương trao đổi với nhau chứ không hề được người ta mua hay bán như các ngoại tệ kia. Nói cho gọn thì trong luồng giao dịch hối đoái là buôn bán ngoại tệ trên thị trường, đồng Nguyên chỉ chiếm có 4%, so với 88% của đồng Mỹ kim hay 22% của đồng Yen Nhật.
000_8O245-622.jpg
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế – IMF, bà Christine Lagarde tại New Dehli, Ấn Độ hôm 12/3/2016. AFP
Nguyên Lam: Nếu như vậy thì tại sao Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF lại nhận đồng Nguyên vào cái rổ SDR này làm gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: IMF quy định rằng muốn được nhận vào trong rổ Đặc Trích thì ngoại tệ ấy phải được tự do sử dụng mua bán. Trung Quốc muốn đồng Nguyên có giá trị tinh thần và hình thức, là uy tín bề ngoài, nên yêu cầu như vậy với hứa hẹn giải phóng quy chế trao đổi cho tự do hơn. Dù chẳng mấy tin vào lời hứa hẹn, từ năm ngoái, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF nhận đồng Nguyên vào trong rổ, có thể với mục tiêu là giàng Trung Quốc vào những cam kết với quốc tế mà còn tránh bị mang tiếng là kỳ thị hay phân biệt đối xử với nền kinh tế đứng hàng thứ nhì trên thế giới. Thực tế thì lãnh đạo Bắc Kinh vẫn duy trì chế độ kiểm soát hối đoái và quyết định về tỷ giá hay hối suất đồng bạc chứ cũng chưa thật sự giải phóng như đã hứa hẹn mặc dù bên trong đảng cũng có nhiều người chủ trương cải cách như vậy.
Tuy nhiên, vì muốn có thêm danh hão thì họ vẫn bị áp lực giải tỏa và điều ấy cũng khiến họ phải dần dần chấp hành luật chơi của các nước văn minh, với rủi ro là đồng Nguyên sụt giá so với các ngoại tệ khác, nhất là Mỹ kim. Và nếu để tự do thì tư bản và tài sản dễ tháo chạy khỏi thị trường nội địa cho nên Bắc Kinh cứ đắn đo co giật, khi xả khi xiết. Về kinh tế thì Trung Quốc mới chỉ có tiếng chứ thật ra vẫn chưa có miếng và bây giờ lại muốn có tiếng về ngoại hối thì có khi lại hối hận!

Người Tàu xé áo của nhau

Nguyên Lam: Nói đến rủi ro tẩu tán tư bản ra nước ngoài thì chúng ta lại trở về vấn đề nổi cộm mà diễn đàn này đề cập cách nay hai tuần. Thưa ông đó là một vụ khủng hoảng tài chính như Ngân hàng Thanh toán Quốc tế BIS cảnh báo từ tháng trước trong phúc trình cập nhật của họ. Ông đánh giá thể nào về rủi ro này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi cho là Trung Quốc có hai tầng rủi ro, thứ nhất là món nợ quá lớn của hệ thống ngân hàng, bên trong là các khoản nợ xấu, khó đòi và sẽ mất. Thứ hai là núi nợ còn lớn hơn mà nền kinh tế nói chung đã tích lũy quá nhanh trong mấy năm qua và thể nào cũng sụp đổ. So sánh hai tầng rủi ro thì một vụ khủng hoảng ngân hàng vì vỡ nợ trong vòng ba năm tới thật ra vẫn chưa đáng kể bằng khủng hoảng kinh tế kéo dài vì núi nợ sụp đổ. Như mọi doanh nghiệp hay quốc gia mắc nợ, bài toán là làm sao thanh toán các khoản nợ ấy? Tiêu chuẩn đo lường rủi ro có thể là “nghĩa vụ trả nợ”, gồm cả lời lẫn vốn, so với khả năng sản xuất hay tạo thêm của cải để còn trả nợ. Người ta cứ tưởng nền kinh tế có sản lượng thứ nhì thế giới và có gần ba ngàn tỷ đô la dự trữ thì cũng sẽ thoát hiểm, nhưng sự thật lại không được như vậy.
Nguyên Lam: Nếu đặt vấn đề như vậy, thưa ông, phải chăng bài toán của Trung Quốc là làm sao trả nợ và chìm sâu bên dưới là nếu không thể trả nợ thì làm sao xóa nợ, ai sẽ xóa nợ cho ai?
Việc đồng Nguyên vào rổ ngoại tệ chẳng có hậu quả quốc tế gì đáng kể, khủng hoảng về nợ nần tại Trung Quốc cũng không gây hiệu ứng cho hệ thống tài chính quốc tế.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Câu hỏi “ai sẽ xóa nợ cho ai” mới giúp chúng ta nhìn ra vấn đề thật. Một nền kinh tế mắc nợ quá nhiều thì chỉ còn giải pháp duy nhất là san xẻ cho nhau cái gánh nợ đó mà không gây hậu quả quá bất lợi cho kinh tế. Gần hai chục năm trước, Trung Quốc cũng từng bị khủng hoảng tài chính khiến nhà nước mất hai trăm tỷ xóa nợ và đè một phần núi nợ này cho các hộ gia đình. Bây giờ vì nền kinh tế mắc nợ cao gần gấp ba sản lượng thì số nợ bị mất sẽ cao gấp bội, khi ấy ta nên tự hỏi là ai sẽ mất? Quyết định kinh tế này có nội dung chính trị mà cũng có hậu quả lâu dài cho hệ thống sản xuất.
Vấn đề cốt lõi của Trung Quốc là do yêu cầu chính trị, lãnh đạo xứ này muốn kềm hãm nạn thất nghiệp bằng cách bơm tiền đầu tư nhưng vì đầu tư vào các khu vực kém hiệu năng nên mới chất lên một núi nợ. Bây giờ, khi nợ đã chất đống thì làm sao phân phối khối nợ bị mất để chấn chỉnh lại hệ thống chi thu? Họ phải tìm cách chia khoản nợ bị mất cho khu vực nào ít bị hậu quả tai hại nhất. Khủng hoảng tài chính và ngân hàng là chuyện đáng sợ, nhưng xóa nợ đúng chỗ mới là bài toán thật. Vì vậy, dù lãnh đạo Bắc Kinh cứ tranh luận về yêu cầu cải cách theo hướng này hướng nọ, vì kinh tế không tăng trưởng cho kịp nhu cầu trả nợ nên lãnh tụ phải quyết định xem ai lãnh một tụ nợ!
Nguyên Lam: Theo như chúng ta hiểu thì từ bốn năm nay, lãnh đạo Bắc Kinh muốn chuyển hướng kinh tế và dồn lực đẩy vào tiêu thụ nội địa thay cho đầu tư và xuất khẩu. Thưa ông, liệu rằng cái hướng đó có giúp gì cho việc phân phối các khoản nợ bị mất không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta nên suy ngẫm như thế này về bài toán xóa nợ của Bắc Kinh: Thành phần hay khu vực nào bị mất nợ thì ít gây hậu quả kinh tế hay chính trị cho chế độ?
Thứ nhất là thành phần chủ nợ, vì bất cẩn mà cho vay không đúng chỗ thì phải mất nợ. Đa số các khoản nợ này là qua hệ thống ngân hàng mà hệ thống đó là của nhà nước nên các ngân hàng của nhà sẽ mất nợ. Tuy nhiên vì khối nợ bị mất lại cao hơn vốn của ngân hàng nên sau cùng nhà nước bị mất vốn sẽ bắt ai đó cùng gánh chịu. Ai đó có thể là các hộ gia đình nhưng nếu phải chia gánh nợ thì làm sao tiêu thụ để kích thích kinh tế. Thành phần thứ hai là các doanh nghiệp, lớn nhất và kém hiệu năng nhất là doanh nghiệp nhà nước. Nếu doanh nghiệp phải gánh thì cũng lại là nhà nước thôi. Trên doanh trường Trung Quốc thì loại xí nghiệp nhỏ và vừa lại có hiệu năng cao, đa số là của tư nhân. Bắt các cơ sở tiểu doanh thương phải chia gánh nợ thì kinh tế sẽ không có tăng trưởng, cho nên sau cùng vẫn là nhà nước phải chịu mất vốn từ các doanh nghiệp lớn của nhà nước.
Thứ ba, và đây là đặc điểm kinh tế chính trị của Trung Quốc, các chính quyền địa phương đã can thiệp mạnh vào kinh tế và tích lũy một khối tài sản rất lớn như đất đai hay bất động sản. Nếu họ phải gánh một phần nợ bị mất thì sẽ bán các tài sản này để có tiền mặt. Về kinh tế thì sự chọn lựa ấy có thể làm giảm lượng tiết kiệm nhưng không gây thiệt hại cho sản xuất. Song le về chính trị thì y như với doanh nghiệp nhà nước, nhiều đảng viên cán bộ cao cấp có thể cưỡng chống vì quyền lợi bị thiệt hại. Sau cùng thì mọi sự vẫn trút về chính quyền trung ương. Nhà nước Bắc Kinh sẽ mất vốn trong các ngân hàng, doanh nghiệp và ngân sách như trường hợp xảy ra cho nhiều quốc gia mắc nợ, nhưng khi ấy làm sao duy trì được cái thế chủ đạo của nhà nước trong kinh tế và làm sao vượt qua được sự cưỡng chống ở ngay trong đảng? Trong khi lãnh đạo còn đắn đo thì kinh tế vẫn tiếp tục nợ nần tới mức nguy ngập.
Nguyên Lam: Khi ông tóm lược bằng hình ảnh chia cho mỗi thành phần một núi nợ sẽ mất thì có lẽ người ta mới thấy ra yếu tố chính trị tiềm ẩn bên dưới. Nhưng trong các thành phần ấy, không thấy ông nói tới khu vực ngoại quốc? Các doanh nghiệp quốc tế đã đầu tư hay buôn bán với Trung Quốc có bị thiệt hại vì mất nợ không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi không nghĩ rằng họ bị dính vào chuyện nợ nần đó tới mức bị vỡ nợ và về mặt ngoại giao chính trị Bắc Kinh cũng chẳng muốn một vụ khủng hoảng nợ nần bùng nổ trên trường quốc tế nên cuối cùng thì doanh nghiệp ngoại quốc không bị tai họa như nhiều người lo sợ. Việc đồng Nguyên vào rổ ngoại tệ chẳng có hậu quả quốc tế gì đáng kể, khủng hoảng về nợ nần tại Trung Quốc cũng không gây hiệu ứng cho hệ thống tài chính quốc tế. Cuối cùng thì vẫn là người Tàu xé áo của nhau ở bên trong mà thôi!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh té Nguyễn Xuân Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.

Dân Tộc Việt Nam Sẽ Bị Diệt Chủng ! Khi Toàn Dân Bị Ác Cộng TQ Bắt Làm Nô Lệ !

Dân Tộc Việt Nam Sẽ Bị Diệt Chủng ! Khi Toàn Dân Bị Ác Cộng TQ Bắt Làm Nô Lệ !

LM Nguyễn Văn Lý

6-10-2016

I. Việt Nam đã bị TQ xâm chiếm nhiều lần, luôn bị TQ thực hiện mưu gian đồng hóa người Việt, nô dịch VN, muốn biến VN thành một quận huyện của TQ, qua 8 thời kỳ Bắc thuộc :
* Lần 1 : Từ năm 207 TCN – 42 SCN : Đông Hán & Tây Hán, Hai Bà Trưng khởi nghĩa.
* Lần 2 : Từ năm 43- 248 : Nhà Đông Ngô, Bà Triệu Thị Trinh khởi nghĩa.
* Lần 3 : Từ năm 280-542: Nhà Đông Tấn, Tống, Lương. Anh hùng Lý Bôn khởi nghĩa lập nhà nước Vạn Xuân độc lập đầu tiên, chọn thủ đô là Long Biên.
* Lần 4 : Từ năm 602- 938 : Nhà Tùy, Đường, Nam Hán, nhiều nhân sĩ khởi nghĩa như Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766), Dương Thanh (819), nhất là Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng (938), chấm dứt hơn 1000 năm bị TQ đô hộ.
* Lần 5 : 1258-1288 : Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo đại thắng quân Nguyên Mông 3 lần, nhất là chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
* Lần 6 : 1407 – 1427 : Lê Lợi đánh đuổi quân Minh năm 1427.
* Lần 7 : Nguyễn Huệ Quang Trung đánh thắng quân Thanh năm 1792.
* Lần 8 : Thời 1924-2016 : Hơn 750 năm trước, Vua Trần Nhân Tông đã căn dặn: Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhủ nầy như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau. Có chết thì thôi, không được nhờ Tàu”. Luật Hồng Đức nửa cuối TK 15 tử hình 3 đời những ai sống ở biên giới dám bán đất ruộng vườn cho người nước ngoài. Thời Pháp bảo hộ (1884-1945), VN đã đoạn tuyệt hẳn với TQ.
Nhưng quá đau thương thay ! Thời 1924-2016, 12 Bộ chính trị ĐCSVN muốn cầu cạnh Ác Cộng TQ, không phải để cứu Nước mà là để cứu Đảng, khởi đầu mưu gian Hán hóa Việt Nam của Ác Cộng TQ, phát sinh quá nhiều đại thảm họa, đưa VN đến sát bờ vực thẳm mất Nước quá nguy cấp cần kề :
HCM nói : “Những gì 2 đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông nói thì chúng ta phải tin, vì 2 đồng chí ấy không bao giờ sai lầm” !!! Trong khi cả thế giới đều biết rất rõ đây là 2 tên đại gian ác của Nhân Loại !
* Ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng ký công hàm xác nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Cộng theo đường lưỡi bò 9 khúc do Chu Ân Lai công bố ngày 04-9-1958. Theo đó, toàn bộ Biển Đông (biển Hoa Nam) rơi vào tay Trung Cộng, dù Phạm Văn Đồng không có thẩm quyền gì để tuyên bố về lãnh thổ – lãnh hải của nước Việt Nam Cộng Hòa từ vĩ tuyến 17 trở xuống theo Hiệp định Genève 1954.
* Năm 1965, Mỹ tuyên bố vùng Hoàng Sa – Trường Sa là vùng oanh kích tự do, thì ngày 9-5-1965, Bộ Ngoại giao của Bắc Việt tuyên bố : Hoàng Sa – Trường Sa là thuộc Trung Quốc. Dù lời nói ấy không có giá tri pháp lý.
* Hiệp định biên giới VN-TQ ngày 30-12 -1999, VN buộc phải nhượng cho TQ 720km2 đất liền.  Hiệp định vịnh Bắc Bộ ngày 25-12-2000, VN buộc phải nhượng cho TQ 11.000 km2 mặt biển vịnh Hạ Long.
* Đến nay, 10 tỉnh phía Bắc dọc biên giới Việt – Trung đã cho TQ thuê 50 năm hơn 306.000 hecta đất, chiếm hầu hết những vị trí chiến lược rất hệ trọng ở miền Bắc, như căn cứ Tam Điệp là nơi Bộ Chính Trị đảng CSVN ẩn náu trong giai đoạn chiến tranh năm 1979.
* Từ năm 2008, VN miễn chiếu khán /visa cho người TQ tự do đi vào toàn lãnh thổ VN.
* Trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, công nhân, quản đốc và chủ nhân người Tàu ngày càng đông, đẩy người lao động Việt Nam phải thất nghiệp! Các nhà máy sản xuất hệ trọng như nhà máy phát điện, gang thép, sản xuất hóa chất công nghiệp… ngày càng nhiều chủ nhân và công nhân TQ điều hành – quản trị.
Mưu gian nô dịch của TQ rất tinh vi thâm độc : Chiếm biển Đông, khống chế nguồn nước các sông Mekong, sông Hồng, sông Đà,… lập căn cứ ở vùng xương sống chiến lược Tây Nguyên, vùng rốn Vũng Áng, Hải Vân, bờ biển miền Trung…, lũng đoạn kinh tế, tuồn hàng độc hại, mua đất mua nhà, kinh doanh ồ ạt, di dân đồng hóa, văn hóa chữ Hán, dùng cờ TQ 6 sao để cố ý đưa VN vào đại gia đình TQ
Ngày 14-10-2011 cờ 6 sao của TQ đã chính thức xuất hiện trên VTV. Ngày 21-12-2011 và các lần sau, khi Tập Cận Bình và các lãnh đạo CSTQ qua Hà Nội, hàng trăm thiếu nhi Hà Nội cầm cờ 6 sao của TQ chào đón. 2 Tổng Bí thư 2 ĐCS VN & TQ ôm hôn nhau giữa rừng cờ 6 sao. Hiện nay cờ 6 sao này thi thoảng xuất hiện nhiều nơi tại VN. Mọi người Việt tỉnh táo nhạy cảm đều hiểu là cờ chính thức của TQ đến nay chỉ có 5 sao. Sao lớn nhất đại diện tộc Hán. 4 sao nhỏ đại diện 4 tộc người Hồi, Mãn, Mông, Tạng. Nay 1 số ít lãnh đạo CSVN cúi đầu tủi nhục đồng lõa cho phép TQ gian độc dùng sao nhỏ thứ 6 để đại diện cho người Việt.
* Hàng ngàn du khách TQ dẫn nhau đi thăm thắng cảnh VN, rồi tự giới thiệu các thắng cảnh ấy là của TQ, trên tay cầm biểu ngữ, và trên ô ghi 5 chữ Hán: 越南 - 中国城 VIỆT NAM – TRUNG QUỐC THÀNH (VN là thành phố của Trung Quốc).
II. Nếu không THOÁT TRUNG kịp, Dân Tộc Việt Nam chắc chắn sẽ bị diệt chủng thực sự ! Là đại thảm họa rõ ràng đã và đang xảy ra của thời kỳ Bắc thuộc lần 8 và 9. Cũng là thời kỳ đại Bắc thuộc lần 2 hiện nay.
Hơn 2000 năm qua, Trung Hoa đã quyết tâm xâm chiếm VN 7 lần. Vì các thời ấy đất còn rộng người còn thưa, TQ chỉ chủ tâm đồng hóa người Việt, nhưng họ không thể thành công, nên Dân Tộc VN vẫn còn. Vì thế, Tổ Tiên chúng ta đã luôn đứng lên được. Khác với 7 lần Bắc thuộc đã qua, lần thứ 8 và 9 này, cũng là lần đại Bắc thuộc thứ 2 này, đất chật người đông, chắc chắn TQ ác tâm diệt chủng như đã làm ở Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương gần 60 năm qua. Do đó, nếu không Thoát Trung kịp, VN bị làm 1 khu – 1 tỉnh của TQ, thì lần này chắc chắn Dân Tộc VN sẽ vĩnh viễn bị tiêu diệt, chúng ta và con cháu chúng ta không thể đủ sức đứng lên được, vì 12 lý do rất rõ ràng hoàn toàn xác thực sau đây, mà tôi sẵn sàng đi tù thêm 12 lần nữa để làm chứng :
1. Hàng chục triệu người Việt tìm mọi cách trốn chạy tị nạn ở nước ngoài, bi thảm còn hơn dân Xyri… hiện nay. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế và Ủy ban Kinh tế – Xã hội Liên Hiệp Quốc, 25 năm qua 1990-2015, đã hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài, mỗi năm #100.000 người Việt di cư, qua 1/8 hình thức: lao động ko về, du học ko về, du lịch ko về, chữa bệnh ko về, đi công tác ko về, hôn nhân thật-giả, thân nhân bảo lãnh, xuất cảnh chui. Ngày càng đông và khôn ranh hơn.
2. Hàng chục triệu người Việt, nhất là thanh niên nam nữ, bị cưỡng bức lao động, khai phá núi rừng ở nhiều nơi hẻo lánh : Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng, Vân Nam, Quảng Tây, Việt Bắc, Tây Nguyên,…, bị phân tán rất mỏng không cho tập trung, để không thể đủ sức Phục Quốc, như đã và đang xảy ra với Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương.
3. 20 triệu người nữ VN bị ít nhất 20 triệu đàn ông TQ đang thiếu vợ tìm mọi cách cưỡng bức làm vợ.
4. Mỗi năm, hàng ngàn nhân sĩ, thanh niên nam nữ Việt, sẽ bị án tử hình – chung thân – tù đày… do chống đối TQ. 60 năm qua, dân Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, dù chống ngoại xâm yếu hơn VN, mỗi năm vẫn liên tục bị án tử hình – chung thân – tù đày… Người Việt có truyền thống chống ngoại xâm rất mạnh, nên càng chống đối, thì càng bị đàn áp dã man hơn.
5. Các Tôn giáo, Tổ chức dân sự… sẽ bị TQ & Bạo quyền nô lệ của Ác Cộng TQ khống chế sai khiến.
6. Cơ sở, trường học, đất, biển, đảo, tài sản, nông sản, hải thủy sản… đều do TQ quản trị, ban phát.
7. Văn hóa Việt lụi tàn, Văn hóa Hán lên ngôi. Tiếng Việt chỉ còn là thổ ngữ nhỏ. Học sinh bị buộc học chữ Hán, hàng triệu giáo viên Trung Hoa dạy tiếng Hán tại VN. Đường phố, hàng quán mang tên Tàu, trang hoàng Lễ – Tết đậm nét Tàu, ngôn ngữ quảng cáo Tàu, bày bán thực phẩm hàng hóa độc hại Tàu….
8. Dân Việt sẽ suy nhược tinh thần do quá tủi nhục, đau lòng, buồn khổ; yếu liệt thể xác vì bị nhiễm độc nguồn nước, môi trường, thực phẩm, hải thủy sản, sản phẩm các loại.
9. 60 năm qua, dân Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương từ hơn 100 triệu, nay cả 3 vùng ấy chỉ còn # 20 triệu. Cư dân đa số là người Hán… Vậy người Việt, sau 30-40 năm nữa, từ 94 triệu sẽ chỉ còn 20-30 triệu. Và ngay trên đất VN đa số là người Hán-Hoa sẽ định cư.
10. Bộ đội VN sẽ đi trấn thủ biên giới Ấn Độ, Pakistan, Tân Cương…, bộ đội Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Đông…. sẽ trấn giữ Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Trường Sa….
11. Tà quyền tay sai VN chắc chắn chỉ còn là Bạo quyền nô lệ của Ác Cộng TQ , như hiện nay đang có, nơi 1 số Cán bộ Viên chức các cấp các ngành, đặc biệt là Côn an, Tòa án…
12. Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các anh hùng Dân tộc như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…, bị viết thành các tên nổi loạn chống lại trung ương. Còn các tay sai nô lệ trở thành những nhà yêu nước vĩ đại, có tượng đài khắp nơi.
*** Dù luôn coi người Hán – Hoa là Anh Chị Em Ruột, cùng chung 1 Gia Đình Nhân Loại, cùng chung 1 Cha Trời, nhưng chúng ta phải quyết tâm ngăn chặn hành động Hán hóa-tham độc-cưỡng chiếm-ác tâm-diệt chủng của họThoát Trung hay là Chết! Toàn Dân Thoát Trung ! Dân Tộc Trường Tồn !
Việt Nam quá đau thương, ngày 04-10-2016
Linh mục Nguyễn Văn Lý

Nghị sĩ Asean lo ngại luật tôn giáo VN

BBC

6 tháng 10 2016

Image copyrightVIETNAM ARCHIVES
Image captionChính quyền Việt Nam luôn khẳng định các quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo được nhà nước bảo hộ.
Các nhà lập pháp trong khu vực hôm thứ Năm (10/6) đã kêu gọi chính phủ Việt Nam từ chối một dự thảo luật liên quan quyền tự do tôn giáo cho đến khi luật được tuân theo các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Tổ chức các nghị sĩ Đông Nam Á về nhân quyền (APHR) bày tỏ quan ngại.
Dự thảo Luật Tín ngưỡng Tôn giáo được nói là đã duy trì việc yêu cầu các nhóm tôn giáo phải đăng ký với nhà nước và kiềm chế tự do lập hội, đặc biệt ở các khu vực nông thôn.
“Trên khắp Đông Nam Á, chúng ta đang thấy việc thông qua của các đạo luật áp bức, tìm cách áp đặt những hạn chế vào trong pháp luật về các quyền con người và các quyền tự do của công dân,” Charles Santiago, một nghị sĩ của Malaysia và là chủ tịch của APHR, cho hay trong tuyên bố.
APHR và các nhóm nhân quyền dân sự khác, trong đó có Tổ chức Human Rights Watch, hợp tác trong một bức thư ngỏ gửi tới Chủ tịch Quốc hội Việt Nam bà Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cải thiện những thay đổi pháp luật mới được đề xuất.
“Các đảm bảo cơ bản cho quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tiếp tục bị hủy hoại do các yêu cầu, đòi hỏi đăng ký đầy khó khăn và sự can thiệp quá nhiều của nhà nước vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo,” bức thư viết.

Yêu cầu và hoan nghênh

Theo trang mạng của Tổ chức các nghị sỹ Asean, các yêu cầu chính đối với Quốc hội Việt Nam bao gồm một số điểm như: định nghĩa của một tôn giáo phải được thực hiện phù hợp với Điều 18 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR);
Image copyrightHUY KHAM
Image captionCó hơn 50 tổ chức quốc tế, tôn giáo và dân sự trên thế giới và tại Việt Nam đã cùng ký tên vào một thư ngỏ gửi lãnh đạo Quốc họi Việt Nam.
Đăng ký với chính phủ không nên được thực hiện như một điều kiện tiên quyết cho việc thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; luật pháp không được cho phép các quan chức tự ý can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo;
Ngôn ngữ không rõ ràng và có tiềm năng phân biệt đối xử cần được loại bỏ; và các quy định phải được lập sao cho có thể thiết lập các kênh pháp lý và cơ chế cho người dân khiếu nại, và những khiếu nại có thể được điều tra được và hành động độc lập trong trường hợp có các cáo buộc về vi phạm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Tuy nhiên, bức thư cũng hoan nghênh dự thảo luật đã có các điều khoản về quyền thay đổi tôn giáo của một người, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền của một số tù nhân “sử dụng sách tôn giáo và biểu lộ niềm tin tôn giáo của họ”, và quyền của các tổ chức tôn giáo tham gia vào các hoạt động như giáo dục, dạy nghề, chăm sóc y tế và trợ giúp xã hội và nhân đạo.

Sự kiện đang được tường thuật: Sơ tán vì bão Matthew

BBC

06:56

Nếu bão Matthew đánh vào Mỹ ở cấp độ Bốn, nó sẽ thuộc số 40 cơn bão mạnh nhất từ khi có hồ sơ ghi lại trong thập niên 1850.

06:48

Hình ảnh từ Florida.

06:47

Thống đốc bang Florida, Rick Scott, tổ chức họp báo để cập nhật. Ông cảnh báo thời tiết đem lại đe dọa chưa từng có.
“Cơn bão này là quái vật. Bảo vệ sinh mạng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.”

06:44

Sau tầm mức tàn phá ở Haiti, người Cuba cảm thấy may mắn vì bão Matthew không tàn phá đến vậy.
Hai ngày sau khi cơn bão đi qua hòn đảo, chưa có báo cáo thương vong.
Nhưng thị trấn ở phía đông, Baracoa, bị thiệt hại lớn về nhà cửa.

06:40 Tin Mới Nhất

Chính phủ Haiti nói con số người chết vì bão Matthew đã lên tới 264.

06:37

Ít nhất 264 người thiệt mạng ở Haiti và bốn người ở Cộng hòa Dominica.

Bão Matthew, nâng lên cấp độ Bốn, đang đi qua quần đảo Bahamas.
Với sức gió 205km/giờ, bão sẽ đánh tới Florida, Hoa Kỳ vào sáng thứ Sáu.
Hơn hai triệu người được sơ tán từ vùng ven biển Florida, Georgia và Nam Carolina.
Bắc Carolina có thể bị ảnh hưởng khi cơn bão đi về phía bắc.

Điểm báo Pháp – 06-10-2016

Điểm báo Pháp – 06-10-2016
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (G) tại trường võ bị Manila. Ảnh ngày 04/10/2016.REUTERS/Romeo Ranoco

Duterte : Thái độ hàm hồ có tính toán

RFI
06-10-2016
Nga Mỹ trở lại thời kỳ chiến tranh lạnh : Chiến tranh trong hòa bình. Hình bóng Putin trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Jean –Pierre Sauvage, Nobel Hóa Học, niềm tự hào của nền khoa học Pháp. Tập thơ tình cố tổng thống Pháp François Mitterrand gửi tặng người yêu trong bóng tối, Anne Pingeot.
Sau gần 100 ngày cầm quyền, báo chí quốc tế không kể xiết những lời lẽ thô bạo, hồ đồ, kém văn hóa của tổng thống Philippines và gần như đây là nét đặc thù của ông Rodrigo Duterte. Không chừa một ai, nhân vật quyền lực nhất tại Manila, thóa mạ từ Đức Giáo Hoàng đến tổng thống Mỹ.
Duterte tự cho mình quyền « chửi tắt bếp » tất cả những ai dám lên tiếng chỉ trích chiến dịch bài trừ ma túy thô bạo mà ông đang tiến hành trên toàn quốc.
Trên một hồ sơ nhạy cảm là tranh chấp Biển Đông, tổng thống Philippines chủ trương « mềm mỏng » với Trung Quốc, khác hẳn với người tiền nhiệm.
Nhưng chúng ta nghĩ gì nếu như những lời lẽ mà báo chí cho là « thô tục » đó, những quyết định bị coi là « hồ đồ » nhất của ông Rodrigo Duterte đều đã được cân nhắc kỹ lưỡng ?
Trích lời giáo sư David Camroux, một chuyên gia về Đông Nam Á của Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế CERI- Pháp, tác giả bài báo cho thấy : phương Tây chỉ tập trung vào chiến dịch bài trừ ma túy của ông Duterte đã làm 3000 người bị thiệt mạng, mà trong đó có tới 2/3 không được xét xử. Mọi người quên là tháng 08/2016, Manila và lực lược nổi dậy do đảng Cộng Sản lãnh đạo đã đạt được một thỏa thuận ngưng bắn, mở ra viễn cảnh vãn hồi hòa bình cho Philippines. Lại cũng chính quyền Rodrigo Duterte chìa bàn tay thân thiện với tổ chức Hồi giáo cực đoan Abu Sayyaf – tổ chức đã gieo rắc kinh hoàng ở miền nam.
Có điều khi tập trung quá nhiều vào chiến dịch bài trừ ma túy và đưa ra hình ảnh của một nhà lãnh đạo tính khí thất thường, ông Duterte đã khiến giới đầu tư ngoại quốc nản lòng khi muốn chen chân vào Philippines.
Nhưng đối với công luận trong nước, Rodrigo Duterte được người dân ủng hộ hết mình. Trong 20 năm làm thị trưởng Davao, ông đã « quét dọn » sạch sẽ các tệ nạn xã hội, người dân được sống trong yên bình, các dịch vụ xã hội được cải thiện. Người dân Philippines kỳ vọng « mô hình Duterte » đó được áp dụng ở quy mô toàn quốc và cũng sẽ hiệu quả như ở Davao.
Thế cân bằng giữa hai siêu cường
Về mặt đối ngoại, trong ba tháng cầm quyền, Rodrigo Duterte đã tỏ ra mềm mỏng với láng giềng Trung Quốc trong cuộc đọ sức ở Biển Đông. Người tiền nhiệm của ông là tổng thống Benigno Aquino đã nỗ lực tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ. Ngược lại, ông Duterte « đặt liên minh Mỹ – Phi trước thử thách », như tựa của Le Monde.
Michel de Grandi của tờ Les Echos nhận thấy một lần nữa tổng thống Rodrigo Duterte lại áp dụng chính sách « nhất cử lưỡng tiện » : vừa xoa dịu Bắc Kinh, vừa thu hẹp ảnh hưởng của Mỹ – không chỉ với Philippines mà còn cả với khu vực Đông Nam Á. Đằng sau tính toán đó là việc Manila không muốn bị trói buộc vào một nguồn cung cấp vũ khí duy nhất là Hoa Kỳ. Rodrigo Duterte không che giấu ý đồ mua vũ khí của Nga và Trung Quốc.
Tóm lại, chiến lược của ông Duterte gồm ba vế : tái lập trật tự « ở bên trong », từng bước tìm đến con đường hòa giải với các lực lượng nổi dậy, và tìm một thế cân bằng cho Manila giữa các siêu cường.
Bài toán đó đã không khỏi khiến các nước láng giềng và đồng minh của Philippines bối rối.
Nga Mỹ tái bản chiến tranh lạnh 
« Washington – Matxcơva trở lại chiến tranh lạnh ». Trang nhất tờ Le Figaro ghi nhận : sau khủng hoảng Ukraina, xung đột Syria khép lại thời kỳ Nga và Mỹ cố gắng xích lại gần nhau. Vladimir Putin lợi dụng thời điểm Hoa Kỳ đang bận rộn với cuộc bầu cử tổng thống, để áp đặt luật chơi trên hồ sơ Syria và qua đó cắm dù ở Cận Đông.
Isabelle Laserre chơi chữ trong bài báo mang tựa đề « Washington – Matxcơva, trận đại hàn »nhận định : những nỗ lực của ngoại trưởng Mỹ John Kerry với người đồng nhiệm Nga, Serguei Lavrov trên hồ sơ Syria là cơ hội cuối cùng để cứu vãn quan hệ Nga – Mỹ. Hy vọng đã tiêu tan, khi lệnh ngưng bắn tại Syria bị vi phạm. Đạn và bom của không quân Nga dội xuống Aleppo đã biến tất cả thành tro bụi.
Tác giả bài báo nêu lên một danh sách khá dài về những bất đồng giữa Nga và Mỹ trên các hồ sơ quốc tế. Riêng lò thuốc súng Trung Đông, từ năm 2013, đôi bên dường như ngấm ngầm thỏa thuận với nhau là Matxcơva để cho Washington ưu tiên giải quyết vấn đề Irak, còn Nga tập trung vào Syria.
Có điều, ngay từ đầu xung đột Syria, Nhà Trắng và điện Kremlin đã bất đồng sâu rộng về số phận của tổng thống Bachar al Assad. Trong lúc Putin nghiêng về một giải pháp quân sự, thì ông Obama lại chủ trương tìm một ngõ thoát chính trị cho Syria.
Vẫn theo báo Le Figaro, Matxcơva đã lợi dụng thái độ chừng mực của Washington, xem đó như một sự nhu nhược của Mỹ, để mạnh dạn đi thêm một nước cờ ở Trung Đông. Đến giờ phút này, khi nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama sắp kết thúc có lẽ đã « quá muộn để Washington đặt điều kiện với Matxcơva » về một giải pháp cho Syria.
Nhưng cuộc đọ sức Nga Mỹ theo quan điểm của tờ Le Figaro không chỉ giới hạn trên hồ sơ Syria, hay ở Trung Đông, mà còn lan rộng tới cả châu Âu. Putin muốn thu hẹp ảnh hưởng của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương trên Lục Địa Già, gây chia rẽ giữa các nước châu Âu và từng bước khôi phục lại hào quang của Matxcơva tại các nước từng thuộc vòng kềm tỏa của Liên bang Xô Viết xưa kia.
Bóng dáng Putine và bầu cử Mỹ
Cũng trên tờ Le Figaro, tựa đề báo « Bóng dáng Putine trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ » đập vào mắt độc giả cùng với bức ảnh ghép hình hai ông Vladimir Putin và ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa, Donald Trump, hôn nhau thắm thiết.
Ở phía dưới, Philippe Géli, thông tín viên của tờ báo tại Washington ghi nhận : Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, chưa bao giờ bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lại diễn ra trong bối cảnh Nga Mỹ đang « căng » với nhau như lần này.
Ứng cử viên phó tổng thống đứng liên danh với nhà tỷ phí Donald Trump, Mike Pence đã phải tuyên bố : « Nếu Nga khiêu khích, Mỹ sẽ phải trả đũa » và ông Trump trong cương vị chủ nhân Nhà Trắng sẽ không từ bỏ kế hoạch xây dựng lá chắn chống tên lửa tại Cộng hòa Séc và Ba Lan, cho dù điều đó có khiến ông Putin « sôi ruột ».
Về phía ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân Chủ, Tim Kaine, ông này chủ trương dùng vũ lực giải quyết bế tắc Syria, bất chấp nguy cơ « trực tiếp đối đầu với quân đội Nga ».
Nhưng điều khiến phía Washington lo ngại là khả năng tin tặc Nga thao túng kết quả bầu cử của Hoa Kỳ. Theo điều tra của báo Time, một nhóm tin tặc đã lấy trộm thông tin của 85.000 cử tri ở bang Illinois, và đã âm mưu đột nhập vào các dữ liệu củ cử tri ở bang Arizona, nhưng kết hoạch đã không thành.
Sauvage, niềm tự hào của nền khoa học Pháp
Với giải Nobel Hóa Học 2016, giáo sư Jean-Pierre Sauvage đi vào lịch sử khoa học của Pháp. Libération nói đến dấu ấn của ông trong ngành « công nghệ nano ». Nhìn từ phía tờ Le Figaro, « óc sáng tạo » và « trí tưởng tượng phong phú » là chìa khóa giúp giáo sư Sauvage mở được cánh cửa của Viện Hàn Lâm Thụy Điển.
Một điều thú vị là lần sau cùng một nhà khoa học Pháp có tên trên bảng vàng của Ủy ban Nobel trong bộ môn này là năm 1987. Đó là là giáo sư Jean-Marie Lehn. Ông từng là thầy của khôi nguyên năm nay : năm 1971 giáo sư Sauvage đã soạn luận án tiến sĩ dưới sự dẫn dắt của giáo sư Lehn.
Cả hai cùng giảng dậy, nghiên cứu tại đại học Strasbourg. Đâu đó, như Le Figaro ghi nhận : người ta có thể nói tới « trường phái Hóa học Strasbourg » hay đại học Strasbourg là « lò » sản xuất ra những giải Nobel.
« Nhật ký tặng Anne »
Sự kiện văn hóa trong ngày có lẽ là cuốn « Nhật Ký tặng Anne – 1964-1970 » mà tác giả không ai khác là cố tổng thống Pháp, François Mitterrand. Cuốn sách do nhà xuất bản Gallimard ấn hành.
Le Monde có một bài viết giới thiệu về những lá thư, được viết như những bài thơ tình mà cố tổng thống Mitterrand gửi đến người đàn bà đứng trong bóng tối, nhưng là người tình rất lãng mạn của ông : Anne Pingeot.
Mãi sau này khi François Mitterrand qua đời năm 1996, trong tang lễ của ông, công luận Pháp mới được biết mặt Anne Pingeot và cô con gái duy nhất của họ là Mazarine.
Năm 1964, Anne mới vừa 21 tuổi, François đã 47. Ông cựu bộ trưởng đã có vợ, con, và còn đang là thượng nghị sĩ. Điều thú vị là trong cuốn sách vừa được phát hành, tác giả đã lưu lại những bằng chứng, những vết tích của những giây phút họ bên nhau.
Đó có thể là một lúc thư giãn, hai chiếc bóng tản bộ bên nhau trong một khu rừng, hay một buổi mít tinh mang nặng màu sắc chính trị, một mẩu báo nói về Mitterrand, con người của công chúng, một tấm vé xi-nê, một chiếc lá tình cờ trải trên lối đi … Nhưng cảm động nhất là những hàng chữ rất đẹp, bên cạnh những kỷ vật mà tác giả đề tặng cho Anne.
Trên mỗi trang trong cuối nhật ký ấy, hiện rõ tình yêu vô bờ bến mà một chính trị gia từng trải dành cho một cô con gái nhà lành. Mỗi trang giấy đều phảng phất vị ngọt của tình yêu mà hai tâm hồn trí thức dành cho nhau, và cả sự cảm thông, tâm đầu ý hợp, tình yêu nghệ thuật …
Có hai câu hỏi đặt ra chung quanh sự kiện cuốn « Nhật Ký tặng Anne » : một là làm sao nhà xuất bản Gallimard lại có thể giữ được bí mật này cho đến tận hôm nay, hai là tại sao cuốn sách lại được tung ra vào thời điểm này ?
Theo Le Monde, « Nhật ký tặng Anne » không chỉ đem lại một cái nhìn mới về lịch sự chính trị của Pháp, mà còn là một tác phẩm có giá trị văn học của thế kỷ XX.

TIN ĐỌC NHANH

RT – Hiệp định tự do mậu dịch Liên Minh Á-Âu (EEU) có hiệu lực từ ngày 05/10/2016. Thị trường 181 triệu dân này bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Việt Nam đã ký tham gia ngày 05/1/2016. Hà Nội hy vọng thương mại với Nga sẽ tăng gấp hai lần, để đạt mức 10 tỉ đô la từ nay đến năm 2020.
AFP – Việt Nam và Iran cam kết tăng trao đổi thương mại lên 2 tỉ đô la. Thỏa thuận được ký kết nhân chuyến công du Hà Nội của Tổng thống Iran Hassan Rohani ngày 06/10/2016.
AFP – Tỷ lệ được lòng dân của tổng thống Philippines tăng cao dường như nhờ cuộc chiến chống ma túy. Thăm dò do cơ quan Social Weather Stations thực hiện. Quốc tế chỉ trích mạnh mẽ làn sóng bạo lực trong chiến dịch bài trừ ma túy của ông Duterte. Hơn 3300 người bị giết chết kể từ khi ông lên cầm quyền cách nay 3 tháng.
Reuters – Afghanistan sẽ được quốc tế viện trợ 15 tỉ đô la. Theo sáng kiến của Liên Hiệp Châu Âu, 70 nước họp tại Bruxelles hôm 05/10/2016 đồng ý phân bổ số tiền viện trợ này trong vòng 4 năm. Đổi lại, Afghanistan cam kết cải cách chính trị, kinh tế và xã hội và phải cho hồi hương các công dân đang có mặt tại Châu Âu, nhưng không được coi là người tị nạn.
AFP – Tại Hoa Kỳ, bang Florida chuẩn bị đón bão Matthew. Cơn bão này dự kiến đổ vào Florida trong đêm nay (06/10/2016) rạng sáng ngày mai. Hơn 1,5 triệu dân cư vùng ven biển đã được lệnh sơ tán. Bão Matthew đã tràn qua vùng biển Caribe làm thiệt mạng 23 người và 3 người khác bị thương.
Powered by Blogger.