Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Sẽ có hơn trăm nghị sĩ phản đối kiểm phiếu 6/1, kết quả bầu cử TT Mỹ phải "ngã ngũ" trước Quốc hội?

Friday, January 1, 2021 // ,

Soha

Thi Anh | 

Sẽ có hơn trăm nghị sĩ phản đối kiểm phiếu 6/1, kết quả bầu cử TT Mỹ phải "ngã ngũ" trước Quốc hội?
Ảnh: BBC

Ông Trump hiện đang hối thúc Quốc hội Mỹ tìm cách xoay chuyển kết quả bầu cử sau khi nỗ lực thông qua tòa án từ chiến dịch vận động của ông liên tiếp bị khước từ.

Hai Hạ nghị sĩ Cộng hòa đã tiết lộ với CNN rằng, dự kiến sẽ có ít nhất 140 thành viên của Đảng Cộng hòa ở Hạ viện bỏ phiếu phản đối công tác kiểm phiếu đại cử tri vào 6/1 khi Quốc hội Mỹ xác nhận kết quả bầu cử Tổng thống.

Tính đến thời điểm hiện tại, không cáo buộc khả dĩ về bất kỳ vấn đề nào trong quá trình bầu cử có khả năng tác động tới kết quả. Điều này đã được rất nhiều thẩm phán, thống đốc, quan chức bầu cử, Đại Cử tri Đoàn, Bộ Tư pháp, Bộ An ninh Nội địa và Tòa án Tối cao Mỹ khẳng định.

Tuy nhiên, ông Trump vẫn khẳng định rằng mình không thua cuộc và nhiều nghị sĩ Cộng hòa cũng vậy.

Để có thể xem xét lại thì cần có sự phản đối của cả thành viên Hạ viện lẫn Thượng viện khi Quốc hội Mỹ kiểm phiếu. Thượng Nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley của Missouri mới đây đã tuyên bố ông sẽ lên tiếng phản đối.

Và điều này sẽ khiến các nhà lập pháp ở cả hai viện của Quốc hội Mỹ phải bỏ phiếu để xem liệu có chấp nhận chiến thắng của ông Biden hay không.

Trong trường hợp cả Hạ viện và Thượng viện đều nhất trí thì kết quả bầu cử mới không còn giá trị. Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu cử tri đoàn chưa bao giờ bị Quốc hội Mỹ hủy bỏ. 

Ông Trump hiện đang hối thúc Quốc hội Mỹ tìm cách xoay 

Sẽ có hơn trăm nghị sĩ phản đối kiểm phiếu 6/1, kết quả bầu cử TT Mỹ phải "ngã ngũ" trước Quốc hội?
Ảnh: BBC

Ông Trump hiện đang hối thúc Quốc hội Mỹ tìm cách xoay chuyển kết quả bầu cử sau khi nỗ lực thông qua tòa án từ chiến dịch vận động của ông liên tiếp bị khước từ.

Hai Hạ nghị sĩ Cộng hòa đã tiết lộ với CNN rằng, dự kiến sẽ có ít nhất 140 thành viên của Đảng Cộng hòa ở Hạ viện bỏ phiếu phản đối công tác kiểm phiếu đại cử tri vào 6/1 khi Quốc hội Mỹ xác nhận kết quả bầu cử Tổng thống.

Tính đến thời điểm hiện tại, không cáo buộc khả dĩ về bất kỳ vấn đề nào trong quá trình bầu cử có khả năng tác động tới kết quả. Điều này đã được rất nhiều thẩm phán, thống đốc, quan chức bầu cử, Đại Cử tri Đoàn, Bộ Tư pháp, Bộ An ninh Nội địa và Tòa án Tối cao Mỹ khẳng định.

Tuy nhiên, ông Trump vẫn khẳng định rằng mình không thua cuộc và nhiều nghị sĩ Cộng hòa cũng vậy.

Để có thể xem xét lại thì cần có sự phản đối của cả thành viên Hạ viện lẫn Thượng viện khi Quốc hội Mỹ kiểm phiếu. Thượng Nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley của Missouri mới đây đã tuyên bố ông sẽ lên tiếng phản đối.

Và điều này sẽ khiến các nhà lập pháp ở cả hai viện của Quốc hội Mỹ phải bỏ phiếu để xem liệu có chấp nhận chiến thắng của ông Biden hay không.

Trong trường hợp cả Hạ viện và Thượng viện đều nhất trí thì kết quả bầu cử mới không còn giá trị. Tuy nhiên, kết quả bỏ phiếu cử tri đoàn chưa bao giờ bị Quốc hội Mỹ hủy bỏ. 

Ông Trump hiện đang hối thúc Quốc hội Mỹ tìm cách xoay chuyển kết quả bầu cử sau khi nỗ lực thông qua tòa án từ chiến dịch vận động của ông liên tiếp bị khước từ.

Thượng Nghị sĩ Ben Sasse của Nebraska đã lên tiếng phản đối chiến lược này, cũng như thái độ ủng hộ của một số thành viên trong Đảng Cộng hòa của ông.

"Tổng thống và những người ủng hộ ông đang đùa với lửa", ông Sasse nói trong bài đăng trên Facebook, "Họ đã đề nghị - đầu tiên là tòa án, sau là các nhà lập pháp bang, giờ là Quốc hội Mỹ - xoay chuyển kết quả của một cuộc bầu cử Tổng thống".

"Họ đã không thành công khi kêu gọi các thẩm phán và giờ lại đang kêu gọi các công nhân viên chức liên bang hủy hiệu lực của hàng triệu phiếu bầu. Nếu anh muốn tuyên bố điều gì to tát thì tốt nhất anh phải có bằng chứng. Nhưng Tổng thống không có, mà cả những thành viên Quốc hội sẽ phản đối kết quả phiếu bầu đại cử tri cũng không".

Theo nhận định của CNN, các đồng minh của ông Trump trong Đảng Cộng hòa có rất ít cơ hội để thay đổi kết quả bầu cử, mà chỉ trì hoãn được khoảng vài giờ trước khi ông Joe Biden được xác nhận là người giành chiến thắng của Đại Cử tri Đoàn và trở thành tân Tổng thống. kết quả bầu cử sau khi nỗ lực thông qua tòa án từ chiến dịch vận động của ông liên tiếp bị khước từ.

Thượng Nghị sĩ Ben Sasse của Nebraska đã lên tiếng phản đối chiến lược này, cũng như thái độ ủng hộ của một số thành viên trong Đảng Cộng hòa của ông.

"Tổng thống và những người ủng hộ ông đang đùa với lửa", ông Sasse nói trong bài đăng trên Facebook, "Họ đã đề nghị - đầu tiên là tòa án, sau là các nhà lập pháp bang, giờ là Quốc hội Mỹ - xoay chuyển kết quả của một cuộc bầu cử Tổng thống".

"Họ đã không thành công khi kêu gọi các thẩm phán và giờ lại đang kêu gọi các công nhân viên chức liên bang hủy hiệu lực của hàng triệu phiếu bầu. Nếu anh muốn tuyên bố điều gì to tát thì tốt nhất anh phải có bằng chứng. Nhưng Tổng thống không có, mà cả những thành viên Quốc hội sẽ phản đối kết quả phiếu bầu đại cử tri cũng không".

Theo nhận định của CNN, các đồng minh của ông Trump trong Đảng Cộng hòa có rất ít cơ hội để thay đổi kết quả bầu cử, mà chỉ trì hoãn được khoảng vài giờ trước khi ông Joe Biden được xác nhận là người giành chiến thắng của Đại Cử tri Đoàn và trở thành tân Tổng thống. 

Cử tri gốc Việt ở Georgia quan tâm cuộc bầu cử thượng viện 5/1

VOA

02/01/2021

Các ứng cử viên Cộng hòa vận động ráo riết với sự giúp đỡ của Tổng thống Donald Trump để giữ lại hai ghế ở Thượng viện


Cử tri gốc Việt ở Georgia, Mỹ, nhận định kỳ bầu cử Thượng viện sắp diễn ra ở tiểu bang này vào ngày 5/1, là rất quan trọng để quyết định Đảng nào giành quyền kiểm soát Thượng viện liên bang cũng như đường hướng sắp tới để đối phó dịch bệnh lan tràn và nền kinh tế đang đi xuống.

Cử tri Georgia sẽ đi bỏ phiếu vòng hai để quyết định hai chiếc ghế còn lại vào Thượng viện liên bang giữa hai ứng viên Cộng hòa đương nhiệm là ông David Perdue, bà Kelly Loeffler và hai đối thủ Dân chủ là các ông Jon Ossoff và Raphael Warnock.

Với việc ông Joe Biden sắp vào Nhà Trắng và Đảng Dân chủ giữ được thế đa số ở Hạ viện trong cuộc bầu cử ngày 3/11 vừa qua, hiện mọi sự tập trung đổ dồn vào cuộc bầu cử ở Georgia. Nếu giữ được hai ghế này, Đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục nắm Thượng viện để cản trở chương trình nghị sự của ông Biden. Còn nếu Đảng Dân chủ giành được ghế, họ sẽ nắm toàn bộ hành pháp và lập pháp để dễ dàng thúc đẩy các chính sách của mình.

Hiện tại Đảng Cộng hòa nắm 50 ghế còn Dân chủ có 48. Nếu hai bên có số ghế bằng nhau, tức 50-50, thì bà Kamala Harris với tư cách phó tổng thống, chủ tịch thượng viện, sẽ bỏ lá phiếu quyết định cho phe Dân chủ.

Mặc dù còn vài ngày nữa mới bầu cử chính thức nhưng đông đảo cử tri Georgia đã đi bỏ phiếu sớm. Số liệu do Washington Post dẫn lại cho thấy kể từ ngày 14/12, ít nhất 2,6 triệu cử tri đã bỏ phiếu.

Cả Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump và Tổng thống Tân cử Joe Biden đều đã đích thân xuống Georgia để vận động cho các ứng viên của Đảng mình. Dự kiến vào thứ Hai ngày 4/1, hai ông sẽ tiếp tục xuất hiện ở Georgia chỉ cách nhau có vài giờ để vận động. Trước đó, phó Tổng thống Mike Pence cũng đã nhiều lần về Georgia để vận động trong khi người sắp thay ông là bà Kamala Harris dự kiến sẽ có mặt ở Savannah vào ngày 3/1 – lần thứ hai bà đến Georgia trong cuộc chạy đua nước rút vào Thượng viện.

Các nhóm vận động cử tri của Đảng Dân chủ trong những ngày qua cũng nỗ lực hết sức quyết liệt trên khắp tiểu bang miền Nam để kêu gọi cử tri, nhất là cử tri da đen, đi bỏ phiếu. Sự tham gia đông đảo của cử tri da màu vào ngày 3/11 được cho là một trong những nhân tố giúp ông Biden “lật” tiểu bang này từ đỏ sang xanh lần đầu tiên sau 28 năm.

‘Phải cân bằng quyền lực’

Trao đổi với VOA, bà Kim Chi Ngô, một nhà hoạt động của Đảng Cộng hòa ở Atlanta, thành phố lớn nhất bang, cho biết bà tích cực đi vận động các cử tri, kể cả gốc Việt và Mỹ trắng, bầu cho hai ứng viên Cộng hòa. Bản thân bà cũng bỏ phiếu sớm.

Lý do bà cho rằng kỳ bầu cử này là quan trọng mà các cử tri Cộng hòa phải đi bầu là ‘ngăn không cho Đảng Dân chủ kiểm soát luôn Thượng viện’.

“Nếu Thượng viện để cho Dân chủ nắm đa số thì họ toàn quyền muốn làm gì thì làm. Cho nên phải cân bằng lại bằng cách để Thượng viện cho Cộng hòa nắm,” bà Chi giải thích.

Tuy nhiên, bà Chi nói bà bỏ phiếu ‘không hẳn là vì đảng phái’ mà còn vì chính sách, quan điểm và con người của các ứng viên nữa. Bà cho biết bà theo dõi cả bốn ứng viên rất kỹ và phê phán ông Raphael Warnock ‘là mục sư mà ủng hộ phá thai’.

“Nếu hai ứng viên Dân chủ mà tốt thì tôi cũng bầu cho họ vậy,” bà nói và cho biết do có lập trường bảo thủ nên bà ủng hộ quan điểm của hai ứng viên Cộng hòa.

Một điểm quan trọng mà bà không đồng ý với Đảng Dân chủ là họ chủ trương ‘chính quyền mạnh’. Bà cho rằng nếu chính phủ nắm quyền hành nhiều thì ‘sẽ đi gần tới giống như chính quyền cộng sản’.

Bà nói do Đảng Dân chủ được các đại doanh nghiệp tài trợ rất nhiều tiền của nên ‘họ đã đổ cả tỷ đô la vào Georgia để lấy cho bằng được hai ghế Thượng viện này’, “Họ có tiền để vận động cử tri của họ ở các bang khác chuyển về Georgia, mua nhà, đổi bằng lái xe để đi bầu,” bà nói và cho biết ‘chính mắt bà nhìn thấy nhiều trường hợp như vậy’.

Do đó mà bà đã vận động Chính quyền của Thống đốc Brian Kemp không cho phép những người không đi bỏ phiếu ở Georgia hôm 3/11 được đi bầu vào ngày 5/1 tới, nhưng không thành công.

“Họ trả tiền cho một đội ngũ đông đảo đi gõ cửa từng nhà, gọi điện tranh thủ từng cử tri, bỏ ngân sách ra làm quảng cáo. Họ đã nhồi sọ người dân, nhất là giới trẻ, đi theo Dân chủ,” bà Chi nói.

“Sóng sau dồn sóng trước. Người Cộng hòa dần dần là những người lớn tuổi, con cái đều theo Dân chủ. Làn sóng Xanh sẽ ập vào,” bà bày tỏ lo ngại và cho rằng giới trẻ thích Đảng Dân chủ vì ‘họ phóng khoáng, dễ dãi’.

Khi được hỏi bà có lòng tin vào bầu cử nữa hay không sau những cáo buộc gian lận mà ông Trump đưa ra, bà nói ‘vì vừa rồi họ gian lận nên mình phải tiếp tục đi bầu’.

Mặc dù ông Trump cáo buộc cuộc bầu cử có gian lận nhằm ‘đánh cắp phiếu bầu của ông’ nhưng các ứng viên Cộng hòa trong cuộc đua vào Thượng viện hôm 3/11 đều có thành tích tốt hơn mong đợi.

“Tôi nói cho rất nhiều người là quý vị nên tiếp tục đi bầu tại vì nếu mình không đi thì bên Dân chủ không cần gian lận họ cũng thắng,” bà nói.

Dịch bệnh và kinh tế

Cũng từ Atlanta, anh Long Trần, chủ quán Peach Corner Café, cho biết anh cũng đã đi bầu sớm nhưng anh bầu cho hai ứng viên Đảng Dân chủ.

Hai nhân tố quan trọng khiến anh bỏ phiếu cho Ossoff và Warnock là ‘kinh tế lao đao’ và ‘dịch bệnh đang hoành hành’.

“Tôi cần bầu cho người thấy rõ ràng cần phải làm sao để ngăn dịch bệnh lây lan,” anh nói.

Anh cho biết vì dịch bệnh mà công việc làm ăn của anh đang rất khó khăn. “Người ta sợ dịch bệnh nên không dám ra ăn uống gì. Mấy tiệm kế chỗ tôi đã đóng cửa rồi. Nếu tình hình này kéo dài thì trước sau gì cũng tới phiên tôi đóng cửa,” anh nói.

Anh chỉ trích Thượng viện do Đảng Cộng hòa nắm giữ 10 năm qua ‘không làm gì hết mà chỉ ngồi đó cản trở các chính sách của Đảng Dân chủ’.

Về chính sách giảm thuế của Đảng Cộng hòa hồi năm 2017, anh Long cho là vô lý vì ‘lúc kinh tế mạnh thì lại giảm thuế còn lúc kinh tế lao đao như lúc này thì thuế sắp tăng trở lại’.

Chính sách giảm thuế của Đảng Cộng hòa đối với những tiểu thương như anh sẽ hết hiệu lực vào năm 2021, anh cho biết và nói hy vọng vào lời hứa của ông Biden sẽ không tăng thuế đối với những người thu nhập ít hơn 400.000 đô la một năm.

Người chủ doanh nghiệp này cũng nói rằng các chính sách của Đảng Dân chủ ‘sẽ giúp đỡ cho tiểu thương’. “Tôi nghiên cứu chính sách của họ trên mạng nên thấy rõ rằng Đảng Dân chủ muốn cho tiền người thất nghiệp nhiều hơn, muốn cho tiểu thương vay nhiều hơn để trả tiền mặt bằng, tiền mướn nhân viên,” anh cho biết.
“Tiền chính phủ đổ ra sẽ không mất đi mà sẽ được chi tiêu vào nền kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế trở lại, do đó sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi,” anh lập luận.

Ngoài ra, anh cũng lên án Đảng Cộng hòa ‘không thể hiện vai trò lãnh đạo trong chống dịch’. Vấn đề anh quan tâm nhất là ‘khi nào các nhân viên của tôi sẽ được chích vaccine’ mà anh nói chính quyền của Đảng Cộng hòa không có câu trả lời.

Anh Long cũng phản bác lập luận rằng tập trung quyền hành pháp và lập pháp vào tay Đảng Dân chủ ‘sẽ tai hại cho nước Mỹ’. Anh chỉ ra rằng dưới thời các cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama, Đảng Dân chủ cũng từng nắm giữ cả Thượng viện và Hạ viện mà ‘nước Mỹ vẫn hoạt động tốt’.

“Mình phải để cho Đảng Dân chủ nắm Thượng viện. Mình có hai năm (trước khi đến bầu cử giữa kỳ) để coi họ có làm được việc không. Nếu họ không làm được thì đến năm 2022 sẽ bầu cho họ ra,” anh phân tích.

“Chúng ta phải tin vào cơ chế dân chủ vững mạnh của nước Mỹ. Không Đảng nào độc chiếm quyền lực có thể phá hủy đất nước này được. Quyền lực là ở trong tay người dân chứ không phải ở các lãnh đạo chính trị,” anh bày tỏ.

Về lập luận một số người Việt đưa ra rằng ‘Đảng Dân chủ lên nắm quyền là thảm họa’, anh lập luận: “Hồi xưa dưới thời Clinton và Obama, nước Mỹ vẫn đi lên, kinh tế đi lên, việc làm nhiều hơn. Họ chỉ nói cho có để làm người khác sợ thôi nhưng số liệu không chứng minh những điều họ nói.”

Người chủ doanh nghiệp nhỏ này bày tỏ hy vọng Làn sóng Xanh sẽ tiếp tục trở lại trong kỳ bầu cử này vì anh đã chứng kiến con số ‘phải nói là lịch sử’ những người đi vận động từng nhà nói tại sao phải bầu cho các ứng viên Dân chủ.

“Tôi hy vọng những người trẻ, những người có học, những người làm doanh nghiệp, các sắc dân da đen, người gốc Latin, người gốc Á sẽ đi bầu đông đảo để vượt qua Bức tường Đỏ ở Georgia,” anh Long nói.  

Sang năm mới 2021: Thế giới cố kềm chế đại dịch Covid-19

 RFI

Ảnh minh họa : Đại lộ Champs Elysées, Paris,  vắng vẻ đêm giao thừa? Ảnh 31/12/2020.
Ảnh minh họa : Đại lộ Champs Elysées, Paris, vắng vẻ đêm giao thừa? Ảnh 31/12/2020. REUTERS - CHARLES PLATIAU
Mai Vân
8 phút

Đại lộ Champs-Elysées tại Paris gần như vắng lặng, chi có xe cảnh sát tuần tra trên đường, tại Quảng Trường Times Square ở New York, quả cầu đếm ngược thời gian trước lúc giao thừa cũng được hạ xuống, nhưng trước một cử tọa lưa thưa, Cầu Cảng Sydney cũng rực rỡ pháo hoa vào lúc nửa đêm, nhưng mọi đám đông tụ tập để xem đều bị giải tán. 

Ảnh minh họa : Đại lộ Champs Elysées, Paris,  vắng vẻ đêm giao thừa? Ảnh 31/12/2020.
Ảnh minh họa : Đại lộ Champs Elysées, Paris, vắng vẻ đêm giao thừa? Ảnh 31/12/2020. REUTERS - CHARLES PLATIAU
Mai Vân
8 phút

Đại lộ Champs-Elysées tại Paris gần như vắng lặng, chi có xe cảnh sát tuần tra trên đường, tại Quảng Trường Times Square ở New York, quả cầu đếm ngược thời gian trước lúc giao thừa cũng được hạ xuống, nhưng trước một cử tọa lưa thưa, Cầu Cảng Sydney cũng rực rỡ pháo hoa vào lúc nửa đêm, nhưng mọi đám đông tụ tập để xem đều bị giải tán.  

TIN TỔNG HỢP - RFI

 


Brexit : Anh Quốc sang trang sử mới trong sự chia rẽ

RFI

Khu phố vắng vẻ ở Luân Đôn sáng ngày 01/01/2021, ngày đầu tiên Anh Quốc rời khỏi LH Châu Âu.
Khu phố vắng vẻ ở Luân Đôn sáng ngày 01/01/2021, ngày đầu tiên Anh Quốc rời khỏi LH Châu Âu. REUTERS - JOHN SIBLEY
Minh Anh
3 phút

Sau 47 năm hội nhập và 4 năm rưỡi dùng dằng sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2016, hôm nay, 01/01/2021, Vương quốc Anh chính thức rời mái nhà chung Liên Hiệp Châu Âu. Một trang sử mới được mở ra tại một đất nước bị chia rẽ sâu sắc và bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Trong một xã luận được đăng trên tờ Daily Telegraph, thủ tướng Anh Boris Johnson, người tiến hành cuộc đàm phán Brexit, tuyên bố rằng năm 2021 sẽ là « một năm của sự thay đổi và hy vọng », khi ca ngợi bản thỏa thuận tự do mậu dịch ký được với Bruxelles ngay trước ngày Noel. « Bojo », biệt danh giới báo chí hay gọi thủ tướng Johnson, cam kết với người dân một thời đại mới đầy hứa hẹn và củng cố vị thế « vô địch tự do mậu dịch » của Anh Quốc trên thế giới.

Tuy nhiên, theo AFP, nếu như thỏa thuận tự do mậu dịch, đạt được vào phút chót, đã tránh cho hai bên cú sốc đoạn tuyệt tàn phá kinh tế, thì nhiều thay đổi lớn diễn ra ngay trong ngày đầu tiên của năm 2021.

Chẳng hạn việc tự do lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân giữa đôi bờ eo biển Manche sẽ không còn nữa. Kể từ ngày 01/10/2021, cần phải có passport để nhập cảnh ( nhưng không cần có visa ), thay vì là thẻ căn cước như trước đây, ngoại trừ giữa Tây Ban Nha và vùng Gibraltar, lãnh thổ của Anh nằm lọt thỏm ở Tây Ban Nha, cũng như là giữa Bắc Ailen và Cộng hòa Ailen. Hàng xuất khẩu, tuy không bị áp đặt hạn ngạch và thuế quan, nhưng phải hoàn tất các thủ tục khai báo và thanh tra dịch tễ.

Nhằm tránh cạnh tranh bất chính, thỏa thuận dày 1.246 trang còn dự kiến nhiều biện pháp trừng phạt trong trường hợp không tuân thủ các quy định về trợ giúp nhà nước, môi trường, luật lao động và thuế khóa.

Thỏa thuận hậu Brexit còn đặt dấu chấm hết cho các chương trình trao đổi giáo dục Eramus. Để có thể đến học tại Anh, sinh viên châu Âu kể từ giờ phải xin visa du học và đóng học phí cao hơn rất nhiều.

Ngoài ra, thỏa thuận còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác như đánh bắt thủy sản, tài chính, cũng như các chương trình đối tác chiến lược…

Nếu như Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu phải chia tay trong tâm trạng « cay đắng » pha lẫn « nhẹ nhõm », không lời « tạm biệt », thì tác động chính trị đối với Anh cũng không nhẹ. Nước này vẫn bị chia rẽ giữa bên chống và ủng hộ Brexit. Như một sự mỉa mai, trong khi thủ tướng Anh vật vã đàm phán để Anh được rời Liên Âu, thì thân phụ ông, Stanley Johnson lại tuyên bố xin nhập quốc tịch Pháp để được ở lại với « châu Âu ». 

Giao thừa năm mới 2021: Giới nghiêm, hạn chế đi lại khắp nơi do Covid-19

 RFI

Bắn pháo hoa mừng năm mới 2021 tại Sydney, Úc, ngày 01/01/2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Bắn pháo hoa mừng năm mới 2021 tại Sydney, Úc, ngày 01/01/2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19. via REUTERS - AAP AAP
Trọng Thành
6 phút

Từ hàng chục thập niên trở lại đây, chưa bao giờ thế giới đón năm mới trong không khí như năm 2021 vừa mở ra. Lo sợ đại dịch Covid-19, rất nhiều hoạt động mừng năm mới đã bị hủy bỏ, hàng tỉ người không được phép ra khỏi nhà, do các biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa.

Với ít nhất hơn 1,7 triệu người chết vì đại dịch, hơn 82 triệu người dương tính với virus gây bệnh Covid-19 trên toàn thế giới, dịp Tết dương lịch năm nay hết sức khác thường. Tại Sydney, nước Úc, hội bắn pháo hoa tại nhà hát Sydney vẫn được tổ chức như mọi năm, được truyền hình trực tiếp đến toàn thế giới như sự kiện hoành tráng đầu tiên của năm, nhưng tuyệt đại đa số người dân Sydney không được phép đến trung tâm thành phố trong đêm giao thừa.

Tại Paris, lệnh giới nghiêm được áp đặt từ 20 giờ tối ngày 31/12 đến 6 giờ sáng mùng Một Tết dương lịch. Tất cả việc đi lại đều bị cấm, trừ trường hợp đặc biệt. Nước Đức, trong giai đoạn đầu được khen ngợi vì thành tích ngăn chặn dịch, cũng đón năm mới trong không khí đầy lo âu. Chính quyền Đức cấm bán pháo hoa trong dịp Tết. Tại Anh, nơi xuất hiện biến thể mới của virus, khắp nơi là các biển báo của chính quyền, kêu gọi dân chúng « tổ chức dịp mừng năm mới tại nhà » để bảo đảm an toàn. Công chúng không được phép đến các quảng trường Trafalgar Squarev và Parliament Square ở trung tâm thủ đô Luân Đôn.

Đầu tư vào vaccine khiến tỷ phú Chung Thiểm Thiểm 'giàu nhất châu Á'

 BBC

1 tháng 12 2020

Ông Chung Thiểm Thiểm
Chụp lại hình ảnh,

Bắt đầu từ công ty Nông Phu chuyên về nước uống, ông Chung đã đi vào ngành dưỡng sinh, dược phẩm

Nhờ bào chế vaccine và bán nước đóng chai, ông Chung Thiểm Thiểm thành người giàu nhất châu Á, với tài sản nay đạt 77 tỷ USD.

Tài sản của ông Chung, người gốc Chiết Giang, tăng thêm 7 tỷ USD năm 2020, đưa ông vượt qua tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani và tỷ phú TQ Jack Ma, thành người giàu nhất châu Á.

Với số tăng năm 2020 nhờ kinh doanh nước chai, và đầu tư vào bào chế vaccine, tài sản của ông Chung nay đạt 77,8 tỷ USD, đặt ông vào vị trí người giàu thứ 11 trên toàn cầu, theo Bloomberg Billionaires Index.

Chúng ta biết gì về vaccine Covid-19 của Trung Quốc?

Các báo tiếng Anh gọi ông là 'con sói đơn độc' (lone wolf), Chung Thiểm Thiểm có tiếng là người bí ẩn ở ngay tại Trung Quốc.

Ông từng làm thợ xây, học nghề báo, trồng nấm và cung cấp dịch vụ y tế, dưỡng sinh.

Tháng 4 vừa qua, công ty bào chế vaccine Beijing Wantai Biological của ông Chung được niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, và chỉ ba tháng sau, công ty Nongfu Spring, chuyên bán nước đóng chai, lên thị trường chứng khoán Hong Kong.

Cổ phiếu của Nongfu Spring tăng 155% từ khi niêm yết, nhưng chưa là gì so với giá trị cổ phiếu của công ty sản xuất vaccine.

Có mặt trong số các tập đoàn được giấy phép sản xuất vaccine chống Covid ở Trung Quốc, cổ phiếu của Beijing Wantai Biological đã tăng giá 2000%.

Cú tăng giá trên thị trường chứng khoán không chỉ làm ông Chung trở thành người siêu giàu mà còn giúp 65 cổ đông “trở thành triệu phú đô la”, theo các báo châu Á hồi tháng tháng 9.

Người lên kẻ xuống năm 2020

Chụp lại video,

Việt Nam có mua vaccine Nga, Trung Quốc không?

Nhiều tỷ phú trên thế giới, gồm ông chủ Amazon Jeff Bezos đã có một năm 'gặt hái' tiền bạc dù kinh tế thế giới bị thiệt hại vì Covid.

Tại Ấn Độ, tài sản của ông Mukesh Ambani tăng từ 18,3 tỷ lên 76,9 tỷ USD nhờ cải tổ thành

công tập đoàn Reliance Industries thành nhà không lồ về công nghệ và thương mại điện tử.

Hồi đầu năm 2020, Facebook tuyên bố đầu tư 5,7 tỷ USD vào công ty điện thoại internet Reliance Jio do ông Ambani làm chủ.

Đa số các tỷ phú TQ là những ông trùm trong ngành công nghệ. Tuy thế, cổ phiếu của Huawei, TikTok và WeChat trong năm 2020 xuống giá vì căng thẳng Mỹ - Trung.

Trong tháng 10/2020 tài sản của Jack Ma giảm từ 61,7 tỷ USD xuống 51,2 tỷ USD sau khi giới chức Trung Quốc bắt đầu điều tra công ty Alibaba của ông.

Đi lên từ nước đóng chai

Đại dịch Covid-19
Chụp lại hình ảnh,

Đại dịch Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc làm thay đổi diện mạo cuộc sống và hoạt động ở khắp nơi

Tại Trung Quốc, cho tới nay ông Chung Thiểm Thiểm (Zhong Shanshan) được biết đến bởi hai thương hiệu có tên tiếng Trung là Nông Phu Sơn Tuyền và Dưỡng Sinh Đường.

Sinh năm 1954 ở Chiết Giang, ông Chung từng phải bỏ học khi gia đình chuyển nhà đi nơi khác và ông từng làm thợ xây.

Làm việc cho Nhật báo Chiết Giang, ông chuyên về mảng nông thôn và phỏng vấn nhiều doanh nhân, đồng thời tích lũy kiến thức quan hệ.

Sự nghiệp kinh doanh của ông bắt đầu ở đặc khu kinh tế Hải Nam, và ông làm nghề trồng nấm, nuôi tôm nhưng không thành.

Chỉ sau khi bước vào nghề kinh doanh dược phẩm dưỡng sinh, Chung Thiểm Thiểm phất lên nhanh chóng.

Sau đó, công ty Nông Phu Sơn Tuyền của ông làm nước trái cây rồi các loại nước giải khát và đưa ông trở thành triệu phú.

Năm 1993, công ty Dưỡng Sinh Đường (YangShengTang Group) được thành lập và đến 2001 thì sát nhập với Beijing Wantai.

Hồi tháng 9/2020, tập đoàn dược phẩm Beijing Wantai bắt đầu thử nghiệm loại vaccine xịt vào mũi bên cạnh vaccine tiêm để chống Covid-19, theo Reuters. 

Powered by Blogger.