Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Chuyện Những Bức Trường Thành và Chuyện Của Người Việt Chúng Ta

Thursday, February 28, 2019 7:52:00 PM // ,

Chuyện Những Bức Trường Thành và Chuyện Của Người Việt Chúng Ta
A.- Những bức tường tiêu biểu
1.- Vạn Lý Trường Thành: Vạn Lý Trường Thành ở cực bắc nước Tàu là một bức tường vĩ đại mà các triều đại vua chúa thời đó đã tốn biết bao nhiêu công sức để xây dựng mà ngày nay chưa chắc có quốc gia nào làm nổi. Bức trường thành nầy có chiều dài vạn lý, chiều ngang độ khoảng trên 4 thước, chiều cao không thay đổi bao nhiêu , ngoằn ngoèo uốn khúc tử những thung lũng lên trên những đĩnh đồi, những đĩnh núi, trông như con rồng đang cong mình bò trường tới.
Đầu tiên, thành được xây từng đoạn rời qua mỗi triều đại để ngăn giặc từ phương bắc, đến đời nhà Tần (221 – 207 trước Công Nguyên), vua Tần Thủy Hoàng ra lịnh nối liền tất cả các đoạn rời lại với nhau và hoàn thành bức tường Vạn Lý Trường Thành như ngày nay. Ông vua nầy cực kỳ tàn bạo, đốt sách, chôn sống học trò, bắt dân đi lao động khổ sai xây dựng bức trường thành nầy mà theo ước tính của nhiều người có thể nói mỗi viên gạnh, mỗi viên đá là một xác người nằm xuống. Một công trình vĩ đại với sự hy sinh nhân lực ghê gớm như vậy, nhưng Tần Thủy Hoàng và các triều đại trước đã phải chấp nhận không ngoài lý do là giữ gìn an bờ cõi và ngăn chận dòng người từ phương bắc tràn sang xâm lăng đất nước của họ.
2.- Bức Tường Bá Linh: Bức tường nầy được xây từ sau Đệ Nhị Thế Chiến (1945) mà người ta thường gọi là Bức Tường Ô Nhục vì nó ngăn chia nước Đức ra làm hai lãnh thổ: Đông Đức (Cộng Sản) và Tây Đức (Tự Do). Danh từ Bức Tường Ô Nhục có lẽ ám chỉ sự ô nhục về phía Đông Đức vì nếu không có bức tường nầy thì dân Đông Đức hầu hết sẽ rũ nhau đào thoát chạy sang Tây Đức để xin tỵ nạn chánh trị. Quả đúng như vậy, lịch sử đã cho thấy là sau khi bức tường Bá Linh bị sụp đổ, người dân Đông Đức đã ùa sang Tây Đức như nước vỡ bờ, trong khi không có người dân Tây Đức nào chạy sang Đông Đức. Xét về mặt thực tế, đối với Tây Đức thì bức tường là hàng rào chắn để ngăn chận việc Đông Đức một ngày nào đó bất chợt lùa quân sang xâm lăng với sự yễm trợ của Nga Tàu và cả khối Cộng sản Đông Âu sau lưng, còn đối với Đông Đức là một sự ô nhục vì họ biết chắc rằng dân của họ sẽ vượt biên sang Tây Đức để trốn khỏi ngục tù khắc nghiệt mà họ dựng lên để cai trị dân theo chế độ Cộng Sản.
3.- Hàng rào và bức tường Bàn Môn Điếm: Tương tựa như bức tường Bá Linh nhưng đơn giản hơn, đa phần xây dựng bằng hàng rào kẽm gai với bãi mìn dọc theo hàng rào tại Bàn Môn Điếm ngăn chia Bắc Hàn và Nam Hàn. Từ ngày thành lập cho đến nay, người ta chỉ được biết là chỉ có người Bắc Hàn tìm cách vượt rào vào Nam Hàn để xin tỵ nạn chánh trị, số chạy thoát được phía Nam Hàn tiếp nhận, đa số còn lại hoặc bị chết vì mìn hoặc bị lính canh Bắc Hàn bắn chết. Hàng rào nầy tuy đơn giản nhưng rất khắc nghiệt vì chuyệt vượt rào không phải là chuyện dễ dàng, phần công dụng của nó cũng không khác gì bức tường ô nhục Bá Linh của Đức Quốc.
4.- Sông Gianh: Việt Nam thời Trịnh Nguyễn phân tranh, lấy sông Gianh làm ranh giới, hai bên đều xây tường đấp lũy để phòng thủ, nước sông Gianh làm tường ngăn chia, một loại tường mềm, không có hình dạng nổi lên nhưng rất hữu dụng cho cả đôi bên vì dễ quan sát, bất cứ một sự động binh nào của đôi bên cũng đều trông thấy được dễ dàng.
5.- Sông Bến Hải: Sau Hiệp Định Genève năm 1954, nước Việt Nam bị chia đôi, lấy sông Bến Hải tại vĩ tuyến 17 làm ranh giới, Miền Nam theo chế độ Dân Chủ Tự Do, Miền Bắc theo chế độ Cộng Sản. Chánh quyền Miền Bắc lập tức thiết lập một bức tường vô hình tại khu phi quân sự, mang hỗn danh là Bức Màn Sắt, tuy vô hình nhưng không có thứ gì có thể qua lọt được dưới sự kiểm soát gắt gao và vô cùng tàn bạo của bộ đội và công an của chánh quyền Cộng sản Miền Bắc. Được biết sau đó một thời gian ngắn, có một số người ở Miền Bắc và một số cán bộ Việt cộng trong Nam tập kết ra Bắc đã nhận chân được chân tướng tàn bạo của chánh quyền Miền Bắc nên tìm cách vượt sông Bến Hải để mong vượt biên vào Nam tìm tự do, nhưng khó thoát hoặc không thoát được và bị bộ đội Miền Bắc bắn chết tại bờ sông, trong số đó có nhà thơ nổi tiếng Vũ Anh Khanh, tác giả bài thơ Tha La Xóm Đạo, là một cán bộ Cộng sản trong Nam tập kết ra Bắc, ông lội sông Bến Hải vào Nam, nhưng khi vừa đến bờ sông Miền Nam thì bị bộ đội Miền Bắc bắn theo và ông đã bị trúng đạn, tử nạn ngay khi vừa bám được miền đất tự do của Miền Nam. Tuyệt nhiên, không một người dân Miền Nam nào vượt biên sang Miền Bắc.
Bức tường nầy tuy vô hình nhưng tuyệt đối nội bất xuất, ngoại bất nhập, không có bất cứ tin tức và con người nào của Miền Bắc có thể lọt ra ngoài được. Tuy được gọi là Bức Màn Sắt vì nó tuy vô hình, nhưng sự kiểm soát vô cùng gắt gao, ví như một loại màn làm bằng sắt, thép, không ai có thể vượt qua được, chẳng khác nào một Bức Tường Sắt như tên gọi, dùng  để ngăn chận hữu hiệu tất cả những gì mà chánh quyền Miền Bắc đang áp dụng chủ nghĩa Cộng Sản để cai trị nhân dân lọt đưọc ra ngoài, điển hình nhứt là họ đang thực hiện phong trào Cải Cách Ruộng Đất, một chánh sách khủng bố vô cùng tàn bạo và bất nhân, có tánh cách diệt chũng mà trong một thời gian ngắn sau năm 1954 đã có hàng trăm ngàn người bị giết oan.
6.- Sự hữu dụng của một bức tường
Một vài thí dụ nêu lên để chứng minh cho thấy sự hữu hiệu như thế nào của những bức tường biên giới mà nếu không có nó thì nhân sự bao nhiêu mới có thể cán đáng nổi, giả thử chánh quyền nào đó đem vài sư đoàn bộ chiến đến trải mõng suốt đường biên giới thì dù cho có cán đáng nổi nhưng được bao lâu?  Chi phí cho mỗi sư đoàn như vậy là bao nhiêu? Vua chúa ngày xưa với quyền hành tập trung trong tay để tập hợp dân của họ cho nhu cầu mà còn không làm được nên dù khó khăn đến đâu họ cũng phải bắt buộc xây tường để thay thế sức người, thì ngày nay, không thể có một quốc gia Tây phương nào dù cho giàu có đến đâu, kễ cả Mỹ, có thể dùng sức người một cách vô tận để làm hàng rào biên giới được cả.
Vậy, trường hợp ông Tt Donald Trump của Mỹ cần dùng một ngân khoản để xây dựng một bức tường biên giới Mỹ – Mễ để ngăn cản làn sóng người Caravan xâm nhập vào Mỹ có cần thiết hay không, Có vô nhân đạo hay không như một số người chỉ trích? Có lẽ hỏi là trả lời.
B.- Lòng nhân đạo và mối từ tâm
Sau năm 1975, Cộng sản Miền Bắc vi phạm Hiệp Định Ba-Lê năm 1972, họ xua toàn lực lượng xâm chiếm Miền Nam Tự Do, chúng ta bị mất nước, hàng triệu người liều chết để tìm đường tháo chạy để tránh hiễm họa Cộng Sản, đi tìm tự do. Những cảnh di tãn, tháo chạy vô cùng đau thương nầy đã làm động lòng trắc ẩn, chấn động mối từ tâm của thế giới Tây Phương nên họ đã giang rộng cánh tay nhân đạo ra đón nhận. Họ vận động để thiết lập những trại tỵ nạn tại Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Hồng Kông, v.v…để làm nơi tạm cư đồng thời vận động khắp nơi để quyên góp tiền của, vật chất và phương tiện để cứu vớt và nuôi dưỡng tạm thời Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản chúng ta trong các trại tỵ nạn nầy trong khi chờ đợi để được cứu xét đi định cư ở những quốc gia nào đón nhận họ.
Thời gian đó, Italia là quốc gia chưa hề tiếp nhận người tỵ nạn nào, cũng động lòng trắc ẩn, cử ba chiến hạm lớn Vittorio Veneto, Adrea Doria và Strompoli trang bị vũ khí và lương thực đầy đủ sang tận hải phận quốc tế Biển Đông để cứu vớt Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản. Sau một tháng lênh đênh ngoài khơi, họ đã vớt được gần 1000 thuyền nhân Việt Nam và chở thẳng suốt 20 ngày về tới Ý để cưu mang. Điều đó cho chúng ta thấy được lòng hào hiệp và nhân đạo của các nước Tây Phương bao la đến cở nào.
Nhưng số thuyền nhân tăng nhanh chóng và vô tận đến độ các trại tạm cư ở những quốc gia Đông Nam Á và Hồng Kông không còn chổ chứa và sự đóng góp, tiếp nhận người Việt tỵ nạn Cộng sản  của các quốc gia Tây Phương vượt quá sức chịu đựng thì lòng nhân đạo của của họ cũng bắt buộc giãm xuống, không thể kéo dài vô tận được, vì vậy, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc cạn tiền trợ cấp cho các trại tỵ nạn, các quốc gia đang có trại tỵ nạn không thể cưu mang nổi nên họ lần lượt thi nhau đóng cửa các trại và xua đuổi người Việt tỵ nạn Cộng sản một cách tàn bạo bằng cách dùng bạo lực để cưỡng bức hồi hương trước sự bất lực và ngoãnh mặt, lạnh lùng của thế giới Tây phương, kễ cả Mỹ, trong khi đó thì ngoài biển họ tìm cách nhận chìm ghe tàu vượt biên và cướp bóc, giết hại trắng trợn người Việt tỵ nạn nào muốn xin vào nước họ.
C.- Lịch sử tỵ nạn được lặp lại
Mấy năm nay, những làn sóng người di cư (có tổ chức) rất rần rộ từ những xứ có đời sóng nghèo khổ, hoặc chiến tranh như Libia, Syria ,v.v…tìm đường sang những nước giàu có để tìm việc làm với hy vọng đời sống tương lai của họ được ổn định hơn. Họ kéo nhau đi bộ, xuyên qua nhiều quốc gia để mong được đặt chân đến Đức, Anh hay Pháp. Tiếp nhận đoàn người đông dảo nầy, thì sẽ có những đoàn người khác đông đảo hơn đến tiếp theo và sẽ kéo dài liên tục xem như bất tận thì không có quốc gia nào dù giàu đến đâu cũng không thể chịu đựng nổi, và dân của họ cũng không chịu nổi, tạo nên những cuộc biểu tình dữ dội chống đối, khiến chánh quyền khó được yên.
Trên biển Địa Trung Hải cũng vậy, rất nhiều đoàn tàu chạy tỵ nạn phát xuất từ Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và những nước Phi Châu hàng ngày cập vào các hải đảo và miền Nam nước Italia, nhiều ngày Ý phải giang tay cứu vớt, tiếp nhận trên 500 người và cho họ tạm cư tại chổ với sự lên tiếng hổ trợ của các nước Tây Phương. Dần dà những nơi nầy không còn chổ chứa và người dân địa phương nghẹt thở nên bắt đầu chống đối, các nước bạn lên tiếng hổ trợ, nhưng họ cũng có những khó khăn nội bộ, cho nên chỉ hứa bằng miệng, khiến cho nước Ý vốn không được giàu bị lâm vào thế cùng đường, buộc phải khai thông cho họ bằng 2 cách:
1.- Xã trại, cho những người tỵ nạn nầy muốn đi đâu thì đi. Vì nước Ý không có việc làm và không có tiền để nuôi họ, cho nên họ rũ nhau chạy sang Áo, Thụy Sĩ và Pháp. Ý mở cửa biên giới cho họ đi. Biên giới Thụy Sĩ thì khó qua, chỉ có Áo và Pháp, hai nước nầy thất kinh, đem quân đội đến đóng cửa biên giới sau khi đã có nhiều đoàn người vượt qua được và từ đó hai nước nầy sanh ra bất hòa với Ý như tình trạng hiện nay.
2.- Dưới biển, hải quân Ý kiểm soát gắt gao, ngăn chận, xua đuổi, không cho bất cứ tàu tỵ nạn nào cập vào Ý nữa bất chấp sự chỉ trích từ các nơi, buộc họ phải đi xa hơn, sang tận Tây Ban Nha và quốc gia nầy đồng ý tiếp nhận. Tân Ban Nha cũng không giàu có gì hơn Ý, nên giờ thì đã đuối sức, ngất ngư về vấn đề tỵ nạn, chưa biết còn có thể chịu đựng được bao lâu trong khi đoàn tàu tỵ nạn vẫn còn nối tiếp.
D.- Làn sóng tỵ nạn Caravan và Giải pháp của Tt.Donald Trump
Tình trạng nước Mỹ hiện nay cũng vậy, một khi sự chịu đựng đã vượt quá giới hạn thì chánh quyền bắt buộc phải có biện pháp ngăn chận. Viễn ảnh đoàn người Caravan di cư từ các xứ Nam Mỹ đang đổ dồn về Messico, đến sát biên giới Mễ và Mỹ để tìm cách xâm nhập lậu vào Mỹ đã khiến cho Tt Mỹ Donald Trump phải tìm giải pháp, tránh những khó khăn khôn lường mà các nước Âu Châu hiện đang phải  gánh chịu.
Đường biên giới của Mỹ và Messico rất dài, chẳng lẻ phải đem vài sư đoàn bộ binh đến trải mõng dọc theo biên giới, điều đó bất khả thi vì không phải là nhiệm vụ của quân đội, hơn nữa những sư đoàn nầy đóng quân đến bao giờ? Và chi phí cho sự đóng quân nầy sẽ vô tận, không thể chấp nhận được. Kế hoạch xây tường biên giới Mỹ Messico của Tt Donald Trump là một giải pháp hữu hiệu nhứt, ít tốn kém nhứt để ngăn chận thảm trạng của làn sóng di cư nầy đồng thời cũng làm nãn lòng những ai muốn nhập cư lậu vào nước Mỹ.
Tất cả những bức tường như đã kễ trên, từ đông sang tây như Vạn Lý Trường Thành của Tàu, như bức tường ô nhục Bá Linh của Đức Quốc, như Bàn Môn Điếm của Nam Bắc Hàn, như sông Bến Hải của Việt Nam đều là những bức tường ngăn chận mọi sự xâm nhập rất hữu hiệu là những minh chứng cho những kinh nghiệm về sự an toàn lãnh thổ tại những vùng biên giới.
Donald Trump là Tổng thống Mỹ, ông yêu nước Mỹ và mọi việc ông làm đều là mưu tìm lợi ích cho công dân Mỹ, cho nên vấn đề an toàn lãnh thổ, yên ổn biên cương là điều ưu tiên số một cho nước Mỹ hiện nay vì biên cương có yên ổn, lãnh thổ có an toàn thì đời sống của người dân mới được bảo đảm và an tâm  lo làm ăn, gia đình hạnh phúc, xã hội thăng tiến và phát triễn ngày một văn minh, giàu mạnh hơn, sau đó nếu cần thì  mới cứu xét đến trường hợp “Phú quý sanh Lễ nghĩa”.
Xét cho cùng, việc TT.Donald Trump quyết định xây bức tường dài dọc theo biên giới Mỹ-Messico là điều tất yếu mà người yêu nước nào cũng phải nghĩ tới.
E.- Từ chuyện người mà suy ngẫm đến ta
Lấy trường hợp người Việt chúng ta, nếu cai trị đất nước thì chúng ta cũng vậy, cũng phải xem việc an toàn lãnh thổ và yên ổn biên cương  là điều trọng đại cần phải ra sức để gìn giữ, dầu có nhân từ đến đâu, có lẽ chúng ta cũng không thể để cho những người nước khác như Miên, Lào và người Tàu chẳng hạn  xâm nhập lậu nào nước ta để tỵ nạn một cách ồ ạt như hiện trạng mà nước Mỹ đang ra sức đối phó.
Việt Nam Cộng Hòa bị khó khăn cho đến khi mất nước cũng vì biên cương Việt – Miên, biên cương Việt – Lào và biên cương vĩ tuyến 17 đều luôn bất ổn nên đời sống của người dân không bao giờ được anh toàn trước làn sóng xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt nên cuối cùng cũng phải bị sụp đổ một cách đau thương.
Bọn bạo quyền Việt cộng vì bản chất bán nước nên cứ để cho người Tàu tự do vào Việt Nam như hiện nay mà không dám có biện pháp gì ngăn chận thì chắc chắn ngày chánh thức mất nước vào tay Tàu Cộng sớm hay muộn chỉ là sự tất  yếu của thời gian.
1.- Nhìn lại chính mình trước sự xoay chuyễn của thời cuộc
Một vị lãnh đạo quốc gia chân chánh nào cũng đều muốn làm việc cho lợi ích quốc gia của họ trên hết, các vị Tổng thống Mỹ đều làm việc vì quyền lợi của dân tộc Mỹ chớ không vì quyền lợi cho nước khác, bởi vậy, như chúng ta thấy trong sự bang giao quốc tế giữa các nước với nhau đều chỉ vì quyền lợi, cho nên họ thường nói một câu để đời là trong vấn đề chánh trị, không có kẻ thù muôn thuở và cũng không có tình bạn muôn đời, vấn đề lý tưởng, nhân quyền, nhân đạo chỉ là thứ yếu, có tánh cách màu mè nhiều hơn giữa con người với nhau. Bởi vậy, điều quan trọng của những cấp lãnh đạo những nước nhược tiểu là  phải biết nương theo những chánh sách của những nước đại cường để xoay chuyễn chánh sách của mình sao cho nước mình cũng được hưởng lợi, giống như Đại Hàn hay Nhựt Bổn trước kia, nếu không sẽ bị bán đứng lúc nào không hay giống như VNCH trước năm 1975.
Ông TT Trump hiện nay đang chống Tàu Cộng một cách quyết liệt, và đang cổ động xóa sổ những nước theo chủ nghĩa Cộng sản khắp nơi trên thế giới…, những điều nầy không phải ông làm cho ai  mà tất cả chỉ vì quyền lợi cho nước Mỹ, và hiện chỉ có Mỹ mới dám làm và làm được, đối với người Việt Quốc Gia chúng ta thì đây là một dịp may hiếm có mà từ bấy lâu nay chúng ta hằng mong đợi, nên cần phải cùng nhau họp sức để nắm lấy thời cơ, tạo thuận lợi chung cho công cuộc tranh đấu của mình. Xin được một lần lặp lại là dịp may chưa chắc gì có được hai lần, như người xưa thường nói một câu để đời là: ” Phước bất trùng lai, Họa vô đơn chí”.
Có thể nói, đây là thời điểm hiếm hoi, có lợi vô cùng cho công cuộc tranh đấu của chúng ta để chống lại bọn bạo quyền Việt cộng, hầu đưa đất nước chúng ta thoát khỏi đại họa xâm lăng của bọn người Đại Hán. Không phải riêng ông Tt.Donald Trump của đảng Cộng Hòa mà bất cứ vị Tổng thống Hoa Kỳ của bất cứ đảng phái nào mà có chánh sách nầy, thì vì lợi ích của công cuộc đấu tranh mà chúng ta đã theo đuổi từ hơn 40 năm qua, và vì đất nước Việt Nam thì chúng ta đều cần phải cổ võ. Không nên vì một cái nhìn riêng tư nào đó, hay vì nghe theo một lập luận chống đối vì quyền lợi cá nhân của một bè nhóm nào đó mà  ngoãnh mặt, xoay lưng với cái chánh sách có một không hai nầy của ông Tt Donald Trump. Thật là đáng tiếc nếu điều đó xãy ra!
Bởi vậy có thể nói, giờ đây là thời điểm mà chúng ta nên gác bỏ mọi nổi niềm riêng tư để nổ lực vào công việc chung cho công cuộc tranh đấu để giải phóng đất nước thoát khỏi gông cùm của bè lũ bạo quyền Việt cộng  đã trùm lên đầu, lên cổ dân tộc Việt Nam từ gần một thế kỷ nay.
2.- Những quan niệm sai lầm
Một số đông người tuy rằng trốn chạy Cộng sản sang Mỹ và những quốc gia Tây phương để tìm tự do và đã được những quốc gia nầy tiếp nhận với tư cách là tỵ nạn chánh trị, nhưng vì muốn được an thân cho nên có thái độ rất thầm lặng chánh trị, gởi tiền về nước và tệ hơn nữa khi còn tuyên bố là không làm chách trị, làm việc từ thiện phi chánh trị. Những người nầy không biết rằng đó là những hành động chánh trị mà họ vô tình hoặc cố ý không hay biết, nên đã tạo ra những ảnh hưởng bất lợi không nhỏ cho công cuộc tranh đấu chung của chúng ta.
Thái độ nầy của một số đông những người thầm lặng hải ngoại song song với sự phá hoại của những tên Việt cộng nằm vùng, những tên “Ăn cơm quốc gia , Thờ ma Cộng sản” đã làm cho rất nhiều đoàn thể đấu tranh và nhiều Cộng đồng tỵ nạn bị phân hóa trầm trọng, bị chia năm xẻ bảy, giúp cho bạo quyền Việt cộng lợi dụng để tuyên truyền với quốc tế là sự cai trị của họ đúng, có chánh nghĩa cho nên rất ít người chống đối, những cuộc biểu tình chống họ ở hải ngoại chỉ là thiểu số.
Chính vì thế mà Hậu Phương Hải Ngoại mà nhân dân trong nước trông cậy đã không đủ mạnh và những nổ lực tranh đấu chống Cộng và vận động nhân quyền của những Người Việt Quốc Gia chân chánh từ bấy lâu nay chỉ đạt được kết quả rất giới hạn, nếu không muốn nói là nhận được nhiều sự thờ ơ lãnh đạm cố tình của một số quốc gia có quyền lợi giao thương với bạo quyền Việt cộng. Bởi vậy, không lạ gì khi mà công cuộc tranh đấu chung của chúng ta từ hơn bốn chục năm nay vẫn chưa đạt được sự thành công nào đáng kễ.
F.- Kết luận
Chánh trị là một hành động bao gồm tất cả mọi sinh hoạt trong cuộc sống con người, định chế chánh trị của một chánh quyền luôn luôn bao trùm tất cả cuộc sống của tất cả mọi công dân trong nước, không chừa bất cứ một ai.
Vậy thái độ cầu an, vô cảm và thụ động rõ ràng mặc nhiên làm lợi cho sự cai trị của một chánh quyền, áp đặt  định chế của họ chi phối lên trên tất cả mọi người, kễ cả chính mình, thì nếu không gọi đó là thái độ chánh trị thì còn gọi là gì? Rất mong mọi người chúng ta được sáng suốt hơn để thẩm định vị trí của mình trong lòng dân tộc, một dân tộc anh hùng và bất khuất.
Đất nước Việt Nam là của chung của tất cả mọi người Việt Nam chớ không phải chỉ dành riêng cho một giới người nào cả, cho nên già trẻ, bé lớn, mỗi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ Tổ Quốc như nhau, sự phân biệt giới già, giới trẻ là một hình thức phân biệt không cần thiết về lòng yêu nước của tất cả mọi người, cho nên những hình thức cầu an, vô cảm chính là hình thức của sự trốn lánh trách nhiệm của một số người trong thời buổi hiện nay là: ”Quốc gia hưng vong, Thất phu hửu trách”
Thanh Thủy (28/02/2019)

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.