Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin Việt Nam – 08/04/2020

Wednesday, April 8, 2020 6:43:00 PM // ,

Tin Việt Nam – 08/04/2020

Ngư dân Việt Nam bị chìm tàu ở Hoàng Sa:

‘Chỉ mong sống sót trở về’

Bùi ThưBBC News Tiếng Việt
Trao đổi BBC News Tiếng Việt sáng 7/4, ông Võ Duy Khánh, một ngư dân trên chiếc tàu bị chìm ở biển Hoàng Sa, nói tàu Hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm tàu của ông.
Trở về từ Hoàng Sa sau vụ đụng độ với tàu Hải cảnh Trung Quốc hôm 2/4, giọng ông Võ Duy Khánh vẫn chìm trong mỏi mệt. “Bây giờ tôi vẫn còn mệt lắm. Đêm đó biển đen thẳm. Anh em tôi nghĩ chắc chết rồi khi thấy tàu Trung Quốc đi xa dần chỗ tàu chìm. Tàu chìm thì tôi chỉ lo cho mạng sống của mình, sợ chết lắm chứ”. Ông nói.
Có vợ đang mang bầu và đứa con lớn chỉ mới học mẫu giáo, cả gia đình nương tựa tất cả vào những ngày đi biển đầy sóng gió của ông Duy Khánh. Vì vậy, sự bấp bênh, sự đe dọa an nguy tính mạng trong những chuyến đi biển khiến ông không khỏi lo lắng. Những ngư dân như ông trông chờ không chỉ vào sự đãi ngộ của thiên nhiên mà còn là sự giúp đỡ của nhà nước.
Trước sự việc trên, hôm 3/4, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam – bà Lê Thị Thu Hằng cho biết đại diện Bộ Ngoại giao đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc và đã trao công hàm phản đối, “yêu cầu phía Trung Quốc điều tra làm rõ, xử lý nghiêm đối với nhân viên công vụ và tàu hải cảnh Trung Quốc nêu trên, không để tái diễn những hành động tương tự, và bồi thường thỏa đáng các thiệt hại cho ngư dân Việt Nam”.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc – Hoa Xuân Oánh lên tiếng về sự việc: “Dù tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã cố gắng hết sức để tránh nhưng vẫn bị tàu đánh cá Việt Nam đâm vào mũi tàu Hải cảnh Trung Quốc và chiếc tàu cá bị chìm. Cảnh sát biển Trung Quốc đã ngay lập tức giải
cứu tàu đánh cá Việt Nam. Tất cả 8 ngư dân Việt Nam trên tàu đã được cứu lên mà không có ai thương vong. Sau khi tiến hành thủ tục điều tra và thu thập chứng cứ cần thiết, Cảnh sát biển Trung Quốc đã cho 8 ngư dân hồi hương.”
“Phải lo mạng sống của mình chứ”
Nhắc lại sự kiện kinh hoàng hôm tàu bị đâm hôm đó, ông Võ Duy Khánh kể:
”Tàu Trung Quốc hôm đó đuổi tàu chúng tôi chạy. Tàu nó chạy theo khoảng hai tiếng đồng hồ rồi mới đâm vào tàu chúng tôi. Lúc ấy khoảng 3 giờ sáng”.
Ông Khánh cho biết chỉ khoảng 20 phút sau, con tàu đã chìm nghỉm khiến 8 ngư dân trên tàu phải bám trụ vào mũi tàu. Sau khi tàu chìm, tàu Trung Quốc vớt các ngư dân lên.
“Lúc tàu chìm tôi hoảng lắm, phải lo mạng mình sống chứ. Ai mà không sợ được. Anh em nói chung là người nào cũng hoảng loạn, cũng trông cho mình sống trở về”. Ông Khánh nhớ lại.
“Lúc xảy ra đụng độ, tôi chỉ thấy tàu Trung Quốc chứ không thấy lực lượng chức năng Việt Nam. Ban đầu chỉ nghĩ là tàu Trung Quốc tới đuổi đi thôi chứ không nghĩ là nó đâm mình đêm hôm dã man như vậy”.
Mỹ ‘bênh Việt Nam, lên án Trung Quốc’ vụ chìm tàu ở Hoàng Sa
Không vì Covid-19, Trung Quốc tạm quên Biển Đông và ‘Trung Hoa mộng’
Khi sự việc xảy ra, ông Đặng Dũng, chủ tàu cá QNg 90399 TS nhận được tin báo và lập tức đi tìm kiếm 8 ngư dân trên tàu bị chìm.
Ông Dũng nói, ông chấp nhận mạo hiểm để cứu tàu bạn nên bị tàu Trung Quốc khống chế, rượt đuổi và lấy mất tài sản. Ông tường thuật lại với BBC News Tiếng Việt:
“Tôi đang làm thì nhận được tín hiệu tàu bạn bị tàu Trung Quốc đâm chìm. Tôi ở cách đó khoảng 16-17 hải lý, nghe được thì tôi chạy tới cứu nạn. Nghe bạn gặp nạn không tìm là không được nên có sợ thì tôi cũng phải đi vào chỗ gần đảo đó. Tôi chấp nhận mạo hiểm để đi cứu họ nên bị rủi ro, bị khống chế, ảnh hưởng tinh thần, mất mát của cải”.
“Tôi chạy ra mất 3 tiếng đồng hồ mới tới tọa độ được thông báo. Tới nơi thì tàu chìm rồi. Chỉ thấy gần đó có chiếc tàu Hải cảnh Trung Quốc. Chúng tôi loanh quanh để tìm anh em ngư dân chứ đâu biết là tàu Hải cảnh Trung Quốc đã vớt rồi. Tôi tìm một chặp thì bị một chiếc tàu khác của Trung Quốc ra đuổi. Tàu Trung Quốc đuổi mấy tiếng đồng hồ rồi áp tới khống chế”.
“Tàu Trung Quốc chặn đầu tàu tôi lại không cho chạy. Lúc đó tôi sợ lắm. Sợ nó đâm chìm tàu rồi chết người nên chịu thua vì tàu chúng tôi nhỏ, tàu của nó lớn quá. Phía tàu Trung Quốc thả ca nô xuống, sang bắt hết người lên tàu của nó, chỉ để lại một người để lái tàu cá đi theo. Chúng tôi bị bắt quay lại chỗ tàu chìm, mất cả 5 tiếng đồng hồ. Rồi chúng tịch thu điện thoại, chặt phá thiết bị, bình hơi lặn, dây lặn và các ngư cụ khác”.
Theo lời kể của ông Dũng, tới khoảng 6 giờ tối, các ngư dân bị bắt ký vào các tờ giấy có viết chữ Trung Quốc:
“Tôi bèn ghi tên và ngày tháng chứ không ký. Phải ghi chứ không ghi vô nó đánh chết, phải lo cái mạng mình trước đã. Rồi sau chúng dẫn các thuyền viên bị bắt trước đó ra, giao cho tàu tôi 4 người, tàu kia 4 người. Sau khi thả các tàu cá, tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục bám theo tới sáng mới rời đi”, ông Dũng nhớ lại.
Vừa đánh bắt cá, vừa bảo vệ biển
Quần đảo Hoàng Sa hiện là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Tuy nhiên, trên thực tế thì Trung Quốc đã kiểm soát toàn bộ quần đảo mà họ gọi là Tây Sa này cũng như ngư trường rộng lớn xung quanh từ năm 1974.
Cũng từ thời điểm đó đến nay, các lực lượng chức năng của Việt Nam, như Hải quân, Cảnh sát biển và sau này là Kiểm ngư, không thể có mặt làm nhiệm vụ thường trực tại khu vực biển gần quần đảo Hoàng Sa. Trong hoàn cảnh đó, các ngư dân đánh bắt ở đây luôn được coi là kiêm thêm nhiệm vụ “bảo vệ chủ quyền” bằng cách cho thấy sự hiện diện thường xuyên của Việt Nam trên vùng biển đảo mà họ tuyên bố là thuộc về mình.
Tuy nhiên, việc các ngư dân không có vũ trang phải “đứng ở tuyến đầu” trên một vùng biển rất dễ phát sinh xung đột lại vô hình trung đẩy họ vào thế nguy hiểm. Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều báo cáo về việc ngư Nam Việt Nam bị tàu của lực lượng chức năng Trung Quốc đâm chìm tàu, bị bắt và bị tịch thu ngư cụ, hải sản.
Đây cũng là vấn đề gây cho phía Việt Nam nhiều băn khoăn, vướng mắc.
Thoát chết sau vụ tàu bị chìm, ngư dân Võ Duy Khánh bày tỏ nguyện vọng:
“Tôi mong nhà nước hỗ trợ để ngư dân có thể tiếp tục ra khơi, vừa đánh cá vừa bảo vệ biển đảo. Đây là lần đầu tiên tàu bị đâm chìm nên tôi cũng chưa rõ có được hỗ trợ gì không nhưng đến giờ vẫn chưa nghe thông báo”.
Ông Đặng Dũng, người có hơn 30 đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, chia sẻ:
“Đánh cá ở vùng đó cũng sợ lắm. Đã có nhiều vụ người bị đánh, tàu bị đâm chìm rồi. Thuyền viên đi toàn ghi nợ, nếu về mà không có gì, lại bị mất mát thì không có trả nợ. Nếu không có nhà nước đứng sau, hỗ trợ tinh thần, tiền bạc, tính mạng thì khó trụ vững lắm”.
“Tôi mong được chính quyền hỗ trợ để anh em sửa lại tàu, mua ngư cụ để tiếp tục vừa đi làm kinh tế vừa giữ biển. Tôi đi biển vùng này đến nay đã hơn 30 năm rồi, từ năm 16 tuổi đã gắn bó với vùng Hoàng Sa. Năm nào cũng ra đánh bắt cá, làm sao bỏ được. Đó là ngư trường chính, ngư trường truyền thống của chúng tôi”, ông Dũng nói.
Ngư dân cần được hỗ trợ ra sao?
Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 6/4 về vấn đề này, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, nhìn nhận ngư dân Việt Nam rất dũng cảm, yêu đất nước và biển đảo nên không quản hy sinh ra biển đánh cá và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
“Những đơn vị có chức năng trên biển như hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư và biên phòng ven biển và cả không quân cần nghĩ đến sự an toàn của ngư dân. Bảo vệ ngư dân không có nghĩa là gây xung đột trên biển mà để ngư dân yên tâm đánh bắt cá, tham gia giữ gìn chủ quyền biển đảo. Không thể để ngư dân đơn độc”, ông Lâm lưu ý thêm.
Trả lời BBC News Tiếng Việt sáng 7/4, ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề cá Việt Nam, nói:
“Quan điểm của hội là ở những vùng biển bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép và có hành động ngang ngược thì ngư dân càng phải cẩn thận, đi có đoàn có đội và thường xuyên liên lạc, báo cáo khi có sự đụng độ. Chủ trương của chúng tôi là không từ bỏ những quyền chính đáng ở các vùng biển thuộc Việt Nam, không vì sự việc đó mà nhường lại ngư trường”.
“Với hành động vô nhân đạo của Trung Quốc thì chúng tôi kịch liệt lên án, yêu cầu chính phủ Việt Nam có những biện pháp để Trung Quốc chấm dứt các hành động trên và có những đền bù thỏa đáng. Chúng tôi cũng kiến nghị với nhà nước tăng cường lực lượng chức năng hiện diện trên biển để nhằm cảnh giác, hỗ trợ và bảo vệ bà con”, ông Thắng khẳng định.
Về vấn đề hỗ trợ ngư dân, ông Thắng cho biết thêm:
“Việc hỗ trợ ngư dân bị thiệt hại, Hội thủy sản Quảng Ngãi và Nghiệp đoàn nghề cá Quảng Ngãi sẽ có những đánh giá thiệt hại và mức độ hỗ trợ. Quỹ Hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi sẽ có tính toán cụ thể, hiện giờ hội nghề cá chưa biết hỗ trợ ở mức nào nhưng chắc chắn ngư dân sẽ được hỗ trợ đền bù từ các hiệp hội, từ cộng đồng và chính quyền. Những vụ việc như thế này thường xuyên được Hội nghề cá Việt Nam cũng như Hội nghề cá Quảng Ngãi quan tâm, ủng hộ để bà con vượt khó”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52147082

Nghệ An bỏ tiền tỉ xây tượng Lenin,

nhưng nói không có tiền tu bổ mộ liệt sĩ!

Vào tháng 2 vừa qua, tỉnh Nghệ An vừa lên kế hoạch hợp tác với tỉnh Ulyanovsk của Nga để xây quảng trường và dựng tượng đài Lenin với kinh phí hơn 8 tỉ đồng ở thành phố Vinh. Thời gian thi công dự kiến sẽ mất 50 ngày sau việc tượng Lenin được chuyển từ Nga về thành phố Vinh vào tháng 4.
Đó là một dự án lớn với kinh phí cao mà tỉnh Nghệ An đã bắt đầu bắt tay thực hiện. Tuy vậy, khi dư luận phản ánh vấn đề nghĩa trang liệt sĩ Cồn Triên ở xã Thanh Kê, huyện Thanh Chương, cũng thuộc tỉnh Nghệ An, bị xuống cấp với những ngôi mộ bị nứt, sụt lún, UBND huyện này giải thích rằng nguồn vốn để tu sửa và nâng cấp nghĩa trang có phần eo hẹp, không đủ để sửa chữa cho tất cả ngôi mộ tại đây.
Anh Nam, một người dân tại Nghệ An, vào ngày 7 tháng 4 nói với RFA về sự mâu thuẫn giữa việc không có tiền tu sữa, bảo trì cho nghĩa trang liệt sĩ Cồn Triên nhưng lại có thể chi cho một dự án tượng đài Lenin tiêu tốn gần chục tỉ đồng:
“Đang có khuyến cáo là vấn đề đó (tu sửa nghĩa trang liệt sĩ) với tượng đài Lenin là có mâu thuẫn với nhau đó. Mâu thuẫn ở chỗ kinh phí, cái kinh phí thì không có, mà nếu không có kinh phí thì làm sao làm cái tượng đài Lenin được; (đối với) nghĩa trang liệt sĩ lại không có. Nó gây cho dư luận bất xúc thật sự không tốt lành đâu. Dư luận dân chúng phản ứng không được tốt lắm, cho nên người ta đang có bức xúc đó.”
Luật sư Đặng Hùng Dũng, từng công tác tại Sở Lao động-Thương binh & Xã hội TP. HCM cho biết việc phân bổ ngân sách trùng tu, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ và việc xây tượng đài thuộc về thẩm quyền của UBND tỉnh Nghệ An:
“Về việc phân bổ ngân sách, điều này thuộc thẩm quyền UBND tỉnh. Việc đang thiếu để xây dựng ở một nơi như thế, mà lại giành tiền để xây dựng những chuyện khác mà không quan trọng bằng, rõ ràng là điều đó là điều không thể chấp nhận được. Do đó, bên hội đồng tỉnh đó phải xem xét xem những hạng mục nào là ưu tiên, để cấp vốn cho công trình, dự án nào đó cần thiết.
Đối với người dân ở các tỉnh phía Bắc, tượng đài đã quá nhiều rồi, mà giờ xây dựng hết tượng đài này đến tượng đài khác thì tôi nghĩ rằng nó không có một tác dụng gì hết. Trong khi những nghĩa trang xuống cấp, tôi nghĩ phần ưu tiên để sửa chữa nghĩa trang là cần thiết hơn là phần xây dựng tượng đài.”
Ông Đặng Hùng Dũng cho biết, việc phân bổ ngân sách cho dự án của các tỉnh luôn luôn có các phần như tu bổ, sửa chữa và phần xây dựng các dự án mới. Ông Dũng cho biết mỗi hạng mục ưu tiên cho dự án thường được chia ra riêng biệt dựa vào tính quan trọng và cần thiết của dự án đó:
“Thứ nhất về phân bổ ngân sách dự án, nó luôn luôn có các phần tung bổ, sửa chữa và phần xây dựng mới. Trong những hạng mục về tính ưu tiên của hạng, mục xây dựng nào đó, cái phần nào liên quan đến cái quần chúng, hoặc những cái quan trọng sẽ được đưa lên hạn mục ưu tiên hơn. Còn những phần xây dựng mới, như xây dựng tượng đài hoặc xây dựng những hạng mục mà có cũng được, không có cũng được thì chắc chắn nó sẽ thấp hơn những hạn mục đó.”
Cũng theo luật sư Dũng, chức năng của phần phân bổ ngân sách về dự án nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ và xây tượng đài Lenin hoàn toàn thuộc về chính quyền địa phương của tỉnh Nghệ An:
“Chức năng của phần phân bổ ngân sách, phần này thuộc về tỉnh khi họp họ sẽ quyết định. Còn nếu Bộ muốn có tiếng nói trong vấn đề này, dĩ nhiên giới chức ở địa phương phải lên tiếng đối với Bộ và từ Bộ tác động lại địa phương, vì tính địa phương ở đất nước này rất quan trọng, thành ra tiếng nói của Bộ phải tôn trọng quyết định của địa phương.”
Cùng ngày, RFA đã liên lạc với bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ Trưởng Ủy viên thuộc Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội, qua điện thoại để tìm hiểu thêm về vấn đề trên. Tuy nhiên, bà Chuyên từ chối trả lời phỏng vấn.
Luật sư Đặng Hùng Dũng cho biết, tuy việc phân bổ ngân sách chi tiền cho các dự án trong nước mang tính địa phương cao, nhưng thực chất quyết định hoàn toàn nằm trong tay của các lãnh đạo. Còn tiếng nói người dân vùng đó thật sự không được xem mạnh:
“Có nhiều người dân muốn có vấn đề này, nhưng lãnh đạo họ lại muốn một vấn đề khác. Thành ra tiếng nói của người dân thực sự không có tiếng nói quyết định lắm đâu. Tiếng nói của giàn lãnh đạo, cầm quyền của Ủy ban tỉnh hoặc thành phố nào đó có quyết định hơn là tiếng nói của người dân.”
Đối với anh Nam, việc xây dựng tượng đài Lenin là việc không cần thiết, nhất là khi nghĩa trang liệt sĩ lại không được trùng tu tốt. Theo anh Nam, những người dân Nghệ An như anh đa phần đều nhận thấy được có sự mâu thuẫn trong việc phân bổ kinh phí cho các dự án của tỉnh.
Anh Chương, một người dân khác cư ngụ tại Nghệ An, cũng cho RFA biết ý kiến của mình về việc tỉnh Nghệ An chi tiền vào xây tượng đài Lenin ở thành phố Vinh là không hợp lý:
“Việc xây tượng của ông Lenin ở thành phố Vinh rõ ràng thì dân không đồng ý đâu. Còn tôi thấy cái đó không có hợp lý, vì dân thì đang đói mà chi cho việc đó cần rất nhiều tiền. Tại sao không để cái tiền đó để hỗ trợ người dân nghèo mà lại xây tượng đó? Nó vô nghĩa, không cần thiết gì cả.”
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vào cuối năm 2019, tỉnh Nghệ An có tỉ lệ hộ nghèo ở mức 4%; huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất chiếm trên 44%. Trong khi đó, kinh phí dự kiến cho công trình tượng đài Lê Nin và quảng trường là 8 tỷ đồng. Tượng đài Lenin bằng đồng, cao 3 mét và quảng trường sẽ được xây trên diện tích 3.040 m2 cùng với đài phun nước nằm tại vòng xoay giao giữa 5 tuyến đường lớn, được cho là vị trí đắc địa của thành phố Vinh.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nghe-an-paid-billions-to-build-lenin-statue-but-said-there-was-no-money-to-restore-veterans-cemetery-04072020161846.html

Cán bộ tử vong do ‘té lầu’: quá nhiều khuất tất?

Tai nạn hay án mạng?
Truyền thông trong nước, vào ngày 6/4, dẫn thông tin theo điều tra ban đầu của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Nhà Bè xác nhận Tiến sĩ -Luật sư Bùi Quang Tín, thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, Giảng viên Đại học Ngân hàng TP.HCM, đã rơi từ tầng 14 chung cư New Saigon, huyện Nhà Bè vào ngày 5/4 và tử vong.
Vị trí ông Tín bị thiệt mạng được nói nằm phương thẳng đứng với các lan can của các căn hộ khu D2. Lan can của các căn hộ này có độ cao 1,2 m. Và, đây là lần đầu tiên xảy ra vụ việc như vậy tại chung cư New Saigon.
Tiến sĩ-Luật sư Bùi Quang Tín bị ngã lầu tử vong ngay sau buổi gặp gỡ và dùng cơm, uống bia rượu cùng với nhóm 8 cán bộ chủ chốt của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, tại căn chung cư của ông Trần Việt Dũng, Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế của trường.
Đài RFA ghi nhận dư luận đặc biệt quan tâm đến vụ việc tử vong của Luật sư Bùi Quang Tín. Qua các trang fanpage của báo mạng chính thống, nhiều độc giả bày tỏ sự phẫn nộ đối với nhóm cán bộ Đại học Ngân hàng TP.HCM tụ tập ăn nhậu, bất chấp yêu cầu cách ly nghiêm ngặt của Thủ tướng Chính phủ trong đại dịch COVID-19. Đồng thời, không ít người đưa ra sự hoài nghi rằng Luật sư Bùi Quang Tín bị ngã lầu tử vong là do một sự cố ý sắp xếp nào đó, dựa vào tường trình với cơ quan công an của bà Nguyễn Thanh Bích, vợ của Luật sư Bùi Quang Tín, khẳng định rằng cái chết của chồng bà là một vụ án mạng có nhiều uẩn khúc.
Những nhận định của anh em báo chí trong nước, tuy họ không công khai nhưng có chia sẻ với tôi, nói rằng đây là tạo dựng hiện trường và là một vụ cố tình sát hại để thủ tiêu. Bởi vì ông Bùi Quang Tín có liên quan đến vấn đề bổ nhiệm nhân sự từ Vụ tổ chức cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, do Đại học Ngân hàng TP.HCM trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, không phải trực thuộc Bộ Giáo dục và thứ hai nữa là liên quan tới thâm hụt tài chính của trong trường do chi tiêu vô tội vạ. Ông Tín là người biết rất nhiều chuyện trong trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và ông cũng làm mất lòng nhiều người vì ông thẳng tính quá. Nói chung có sự mâu thuẫn rất nhiều-Ông Thái văn Đường
Ông Thái Văn Đường, một người từng làm việc nhiều năm trong cơ quan nhà nước, theo dõi sát sao vụ việc này và lên tiếng với RFA vào tối ngày 7/4:
“Buổi trưa hôm nay, ngày 7/4 theo giờ Hà Nội, Báo Tuổi Trẻ có đăng một bài tường thuật tường tận từ phía ông Trung, là Phó hiệu trưởng của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, coi như nói lại toàn bộ câu chuyện từ lúc bắt đầu tụ tập ăn uống cho đến nhậu nhẹt và cuối cùng dẫn dắt đến ở ngoài hiện trường có một cái ghế gỗ 4 chân đã bị gãy mất 1 chân và đưa ra nhiều nghi vấn ông Bùi Quang Tín nhảy lầu tự tử.”
Theo thông tin báo chí đăng tải, ông Thái Văn Đường biết được là như thế. Tuy nhiên, thông tin mà chính ông nghe được trực tiếp từ giới phóng viên thì hoàn toàn khác. Ông Thái Văn Đường thuật lại với RFA:
“Những nhận định của anh em báo chí trong nước, tuy họ không công khai nhưng có chia sẻ với tôi, nói rằng đây là tạo dựng hiện trường và là một vụ cố tình sát hại để thủ tiêu. Bởi vì ông Bùi Quang Tín có liên quan đến vấn đề bổ nhiệm nhân sự từ Vụ tổ chức cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, do Đại học Ngân hàng TP.HCM trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, không phải trực thuộc Bộ Giáo dục và
thứ hai nữa là liên quan tới thâm hụt tài chính của trong trường do chi tiêu vô tội vạ. Ông Tín là người biết rất nhiều chuyện trong trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và ông cũng làm mất lòng nhiều người vì ông thẳng tính quá. Nói chung có sự mâu thuẫn rất nhiều. Tôi nghe được những thông tin như vậy.”
Bản thân ông Thái Văn Đường và nhiều cư dân mạng tại Việt Nam cùng nhắc lại trường hợp tử vong tương tự của Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo, Tiến sĩ Lê Hải An bị ngã từ lầu 8 xuống đất tại số 35, đường Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hồi trung tuần tháng 10 năm ngoái.
Ngay sau khi Tiến sĩ Lê Hải An ngã lầu tử vong vào sáng ngày 17/10/2019, Bộ Giáo dục-Đào tạo được nói là đã vội vã công bố thông báo rằng đó là một vụ tai nạn mặc dù không có nhân chứng lẫn vật chứng.
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng thuộc Ban Dân vận Trung ương vào tối hôm 7/4 nêu lên nhận định của ông liên quan hai trường hợp tử vong, mà ông cho rằng đó là những vụ cố ý sát hại:
“Bây giờ nỗi đau lớn nhất của dân tộc là cái phương thức mafia đã ngự trị trong chính trị, trong chính quyền và trong xã hội. Ví dụ như vụ xử nhau ở Yên Bái chẳng hạn, đó là một vụ án chính trị. Vụ Lê Hải An đúng là vấn đề phức tạp hơn, có liên quan đến đấu đá nội bộ, kèn cựa lẫn nhau nhưng cũng có yếu tố chính trị là ngăn cản đối thủ có khả năng thăng tiến và có sự tín nhiệm xã hội. Còn trường hợp Luật sư Bùi Quang Tín vừa mới đây thì đang có vấn đề đặt ra về cái chết hết sức bất minh. Tại sao trong tình hình dịch bệnh hiện nay mà kéo nhau đi ăn nhậu đến 9,10 người như thế, lại toàn là hiệu trưởng, hiệu phó, giáo sư, tiến sĩ? Ngay việc ấy là một dấu hỏi về văn hóa rồi, thế còn chưa kể vì sao anh Tín bị ném từ trên lầu 14 xuống?”
Tử vong do thao túng quyền lực?
Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện xã hội học Việt Nam, thành viên tổ tư vấn Thủ tướng Võ Văn Kiệt chia sẻ với RFA rằng ông không tin hai trường hợp tử vong của Tiến sĩ Lê Hải An và Luật sư Bùi Quang Tín là do tai nạn. Giáo sư Tương Lai ghi nhận cả hai vị này là hai nhà khoa học có bản lĩnh và có kiến thức, và theo suy của  luận Giáo sư Tương Lai thì:
“Trong một thể chế tuyển lựa nhân tài mà chỉ cần thuộc một nhóm phe phái nào đó đang được chính ông Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng bảo kê để thực hiện một quy trình tuyển chọn nhân sự thì những người chân chính, có bản lĩnh, có tri thức khoa học và nắm vững chuyên môn trong ngành của mình sẽ là cản trở quá trình sắp xếp ‘ghế’ cho những người đặt ý thức hệ ‘còn Đảng-còn mình’ lên trước. Tức là, dù có dốt nát, dù có bất tài như một số nhân vật mà tôi không kể tên ra đây vì không tiện có chỗ đâu để mà cơ cấu vào trong đội ngũ.”
Trong khi đó, ông Nguyễn Khắc Mai nhấn mạnh rằng vụ việc Tiến sĩ Lê Hải An và Luật sư Bùi Quang Tín tử vong do ngã lầu cần phải được Nhà nước, Chính phủ và Bộ Công an Việt Nam điều tra tận tường để làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến an ninh và an toàn của xã hội.
Luật sư Ngô Ngọc Trai, vào ngày 7/4, đăng tải trên trang Facebook cá nhân  quan điểm của ông rằng đối với vụ chết người như vụ Luật sư Bùi Quang Tín và có khả năng bị sát hại thì phải khởi động ngay quy trình hình sự, xác định nhanh bối cảnh không gian hiện trường, tạm giữ người liên quan để thẩm vấn. Luật sư Ngô Ngọc Trai nhấn mạnh rằng “Cần tạm giữ hình sự ngay ít nhất là 2 người đàn ông ngồi đến cuối cùng với ông Tín trong đó có chủ nhà. Không tạm giữ người để cho người ta ở ngoài thông cung với nhau hoặc bình tâm lại tìm lời lẽ bao biện và tìm cách xóa dấu vết hay sao”.
Bây giờ với hai cái chết của hai nhân vật này, thì tôi càng hiểu ra được một chuyện là nếu như trong đội ngũ của Đảng, tôi muốn nói cả Ủy viên Bộ Chính trị, cả Ủy viên Trung ương, những cán bộ cao cấp của Đảng vẫn còn những người hiểu ra được nếu vẫn duy trì một chế độ chuyên chính mà như Học giả Nguyễn Khắc Viện từng nói rằng ‘chuyên chính vô sản không đáng sợ bằng chuyên chính vô học’ để cho những người chỉ biết vâng-dạ theo ý tưởng của tổng chủ thì sẽ được cơ cấu vào trong đại hội-Giáo sư Tương Lai
Giáo sư Tương Lai nhắc lại vụ việc Tiến sĩ Lê Hải An tử vong mà ông cho là “bị chìm xuồng” và vụ việc Luật sư Bùi Quang Tín thiệt mạng sẽ được điều tra đến nơi đến chốn hay không thì ở Việt Nam những tình huống cán bộ quan chức bị chết do tai nạn, như bị ngã lầu sẽ có thể tiếp tục xảy ra, ngay cả đối với các lãnh đạo cấp cao ở thượng tầng. Giáo sư Tương Lai lý giải:
“Trong một thể chế toàn trị phản dân chủ, đưa lợi ích của phe nhóm; hay nói một cách khác là lợi ích của những người mà ông Nguyễn Phú Trọng đang thao túng. Điều này tôi đã lên án từ rất lâu, từ khi tôi tuyên bố là dứt bỏ mọi liên hệ với cái Đảng do ông Nguyễn Phú Trọng thao túng.
Bây giờ với hai cái chết của hai nhân vật này, thì tôi càng hiểu ra được một chuyện là nếu như trong đội ngũ của Đảng, tôi muốn nói cả Ủy viên Bộ Chính trị, cả Ủy viên Trung ương, những cán bộ cao cấp của Đảng vẫn còn những người hiểu ra được nếu vẫn duy trì một chế độ chuyên chính mà như Học giả Nguyễn Khắc Viện từng nói rằng ‘chuyên chính vô sản không đáng sợ bằng chuyên chính vô học’ để cho những người chỉ biết vâng-dạ theo ý tưởng của tổng chủ thì sẽ được cơ cấu vào trong đại hội.”
Ông Nguyễn Khắc Mai cũng xác quyết rằng những cái chết tương tự hai vụ việc ngã lầu tử vong của Tiến sĩ Lê Hải An và Luật sư Bùi Quang Tín sẽ tiếp diễn, nếu như những kẻ thủ ác trong các nhóm lợi ích quyền lực không bị đưa ra ánh sáng trừng trị.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cadres-died-due-to-falling-down-from-high-building-the-cause-of-deaths-will-be-continue-04072020151421.html

Hàng loạt lãnh đạo

Công ty xuất nhập khẩu Bình Dương bị bắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương vào trưa ngày 8 tháng tư đã khởi tố, bắt giam 3 lãnh đạo Tổng công ty xuất nhập khẩu Bình Dương (Protrade) vì các sai phạm liên quan đến 43 ha đất vàng.
Báo trong nước dẫn thông tin từ cơ quan Công an cho hay, trong 2 năm 2015 và 2016, Protrade đã chuyển nhượng quyền sử dụng 43ha đất cho Công ty liên doanh Tân Phú với giá 250 tỷ đồng làm dự án Khu đô thị – Thương mại – Dịch vụ Tân Phú (phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một). Trong khi tại thời điểm đó, bảng giá đất trên địa bàn được áp dụng cho 43 ha giá trị khoảng 6.200 tỷ đồng. Như vậy con số thất thoát ngân sách Nhà nước có thể lên đến gần 6.000 tỷ đồng.
Thêm vào đó, khu đất 43ha hiện đang thực hiện khu đô thị Tân Phú là tài sản công nhưng Protrade đã tự ý lấy đất để góp vốn thay vì góp bằng tiền mặt theo chủ trương của Tỉnh ủy; thực hiện chuyển nhượng khu đất không qua đấu giá…
Tờ Vietnam Finance trích lời ông Bùi Hữu Toàn, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương: “Do nội dung, dấu hiệu vi phạm vượt quá phạm vi, thẩm quyền của đoàn thanh tra nên đoàn thanh tra đã có báo cáo, kiến nghị và Chủ tịch UBND tỉnh quyết định chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bình Dương tiếp tục điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.
Đầu năm 2020, Công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án để làm rõ hành vi vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí của ban giám đốc Tổng công ty xuất nhập khẩu Bình Dương.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/three-chiefs-of-binhduong-import-and-export-company-were-arrested-04082020083040.html

Tòa quốc tế và Biển Đông:

Việt Nam ‘tiến gần hơn lựa chọn pháp lý’

Biển Đông: Điểm nóng khu vực
Biển Đông: Hai bên lại ‘điều thêm tàu’ vào khu vực bãi Tư Chính
Biển Đông: ‘Trung Quốc không chỉ đe dọa riêng Việt Nam’
TQ ra mắt tàu khảo cứu ‘kỷ nguyên mới’
Tàu chiến Mỹ áp sát bãi cạn Scarborough
Chính phủ Việt Nam hiện nay, về mặt phát ngôn chính thức, hầu như không nói về việc sử dụng biện pháp pháp lý để giải quyết các tranh chấp liên quan với Trung Quốc.
Việt Nam gửi công hàm lên LHQ: Mạnh mẽ, đúng thời điểm?
Cải cách Việt Nam tùy thuộc Đảng ‘tự sửa sai’
Quanh vụ báo VN nói TQ ‘cưỡng chiếm Hoàng Sa’
Tuy nhiên, ở góc độ học thuật, không ít hội thảo tổ chức ở Việt Nam đã từng đề cập trước mắt Việt Nam cần nghiên cứu các thủ tục pháp lý về khởi kiện ra Tòa trọng tài quốc tế về Luật Biển, được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước 1982.
Với các diễn biến tiếp tục phức tạp ở Biển Đông năm 2020, liệu Tòa trọng tài quốc tế về luật biển có phải là lựa chọn gần hơn của Việt Nam?
BBC đặt câu hỏi cho một số chuyên gia đang sống ở Việt Nam.
Tiến sỹ Trần Công Trục: Theo cảm nhận của tôi, vấn đề đưa ra các cơ quan tài phán quốc tế là một câu chuyện, một khả năng có thật, chứ không phải là một điều mà chỉ nói để mà nói về mặt ngoại giao. Bởi vì rõ ràng Việt Nam đã tuyên bố là giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trong đó có cái này, không loại trừ khả năng đưa ra cơ quan tài phán quốc tế.
Và việc Việt Nam gửi công hàm cho LHQ thì chỉ là một bước mới trong quá trình đấu tranh đó và chắc chắn nếu như Trung Quốc cứ tiếp tục vi phạm, bất chấp luật pháp quốc tế và không chú ý các thỏa thuận của các nước có liên quan trong khu vực và Trung Quốc, thì chắc chắn Việt Nam phải tính đến con đường là đưa ra tài phán quốc tế.
Và điều đó cũng rất bình thường trong quan hệ quốc tế hiện nay, bởi vì luật pháp quốc tế và các cơ quan tài phán quốc tế, để giải quyết một cách ổn thỏa, phải đưa ra để phân biệt rõ trắng đen.
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng: Điều này thì nói thật, Việt Nam đã chuẩn bị từ lâu rồi, không phải chờ cho đến động thái này.
Vấn đề là Việt Nam luôn luôn phải tính tới các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Lãnh đạo Trung Quốc biết khá rõ dân Việt Nam nghĩ gì về Trung Quốc và lãnh đạo Trung Quốc.
Tuy nhiên kiện Trung Quốc là cả một việc rất hệ trọng.
Có lẽ phải có một tư duy mới, tư duy đột phá trong lãnh đạo, đồng thời phải chuẩn bị công phu về chuyên môn, về nghiệp vụ, và phải có tiền.
Bất cứ vụ kiện quốc tế nào cũng kéo theo những rắc rối và tốn kém.
Kinh tế Việt Nam sau mùa Covid-19 có lẽ phải gượng dậy đã, rồi mới tính đến những chuyện lớn này được.
Chính thế, dùng binh không được thì pháp lý quốc tế là lối ra không phải là duy nhất nhưng là khả dĩ nhất trong môi trường quốc tế và quốc nội hiện nay.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Việt Nam tuyên bố năm 2019, rằng sẽ sử dụng biện pháp pháp lý, nếu việc áp dụng các biện pháp khác không có tiến bộ.
Công hàm lần này cho thấy Việt Nam đang tiến dần tới biện pháp pháp lý. Dùng biện pháp pháp lý có nhiều cách: dùng một cơ quan tài phán quốc tế, một tòa án quốc tế…
Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao: Tôi tin rằng điều này đã được thể hiện trong một Hội thảo Quốc tế tại Hà Nội hồi cuối năm 2019, Hội thảo Quốc tế về Biển Đông, trong đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nêu rất rõ các cơ chế giải quyết tranh chấp bằng hòa bình thì luật pháp quốc tế cho phép nhiều công cụ.
Công cụ là thông qua LHQ, công cụ là thông qua các cơ quan tài phán quốc tế và Việt Nam sẽ lựa chọn những công cụ cần thiết trong thời điểm cần thiết.
Tôi đánh giá đây là một giai đoạn mới trong bước tiếp theo của công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Những bước tiếp theo, còn tùy vào diễn biến bối cảnh chính trị quốc tế, ở trong khu vực và đặc biệt là thái độ của Trung Quốc nữa, thì đây là một nền tảng ban đầu để Việt Nam tự tin hơn trong việc khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế.
Được, mất sẽ thế nào?
BBC:Câu hỏi cuối cùng, nếu khởi kiện, chẳng hạn hiện nay hay ngay tới đây, thì Việt Nam có thể được, mất gì và Trung Quốc thì sao?
Tiến sỹ Trần Công Trục: Tôi nghĩ rằng nếu khởi kiện đúng thủ tục pháp lý, đúng nội dung cần thiết, để tòa có thể ra phán quyết, thì chắc chắn là với lập trường và với quan điểm của Việt Nam từ trước đến nay đưa ra, thì chắc chắn sẽ thu được thắng lợi và có lợi cho Việt Nam về mặt pháp lý.
Theo tôi đánh giá chủ quan thì đó là điều rất rõ.
Tất nhiên là việc đưa ra đó có tính đến rất nhiều các yếu tố, nhất là phán quyết của tòa đã tuyên, bởi vì hiện nay cơ chế thi hành án chưa có, cho nên có thể chỉ là nằm trên giấy thôi, chứ trong thực tế không thi hành được.
Việt Nam và các nước khác phải tính đến để khi đưa vấn đề kiện ra thì nó có hiệu quả nhất, có hiệu lực thi hành nhất và có ý nghĩa nhất không những về mặt pháp lý mà về cả chính trị, ngoại giao và kinh tế.
Với Trung Quốc, tất nhiên khi vụ kiện đưa ra, phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, thì phía Trung Quốc sẽ bị lên án.
Bởi vì với luật pháp quốc tế, người ta thấy rõ bản chất thực sự của phía Trung Quốc, yêu sách thực sự của Trung Quốc là gì, tham vọng ra sao, và cái đó rất bất lợi cho họ về mặt pháp lý, chính trị và ngoại giao.
Quốc tế sẽ thấy rõ sự vô lý của Trung Quốc, đặc biệt việc bất chấp luật pháp quốc tế, điều đó về mặt chính trị, ngoại giao và pháp lý, Trung Quốc rất bất lợi.
Nhưng có một điều là có thể không thi hành được, vì bản án có đưa ra, cơ chế thi hành án lại không có mà Trung Quốc còn có thể lợi dụng vị thế họ là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an của LHQ nữa.
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng: Việt Nam được gì nếu khởi kiện Trung Quốc?
Điều trước tiên là được lòng dân. Lòng dân rất bức xúc vì họ không phải là chính khách, họ không hiểu hết thế tiến thoái lưỡng nan của nhà lãnh đạo.
Thậm chí nếu cứ để dân oán thán mãi thì lãnh đạo sẽ mất tính chính danh.
Động thái này có thể phần nào làm an dân.
Một hiệu ứng khác của vụ kiện là nhân dân sẽ tin tưởng hơn ở chính quyền.
Hiểu rằng, chính quyền sẽ dám có những hành động tương thích, một khi Trung Quốc vượt quá giới hạn.
Không chỉ dân mình mà còn đc lòng bè bạn, Bè bạn đây theo nghĩa rộng, nghĩa chiến lược, chứ không phải bạn như thời “hai phe bốn mâu thuẫn”. Thế giới sẽ thấy đường lối của Vn là rõ ràng và minh bạch, khác với những chính khách “Judas phản Chúa” trong cộng đồng ASEAN.
Khởi kiện Việt Nam sẽ có cơ hội làm sáng tỏ chính nghĩa. Có chính nghĩa thì mới cơ hội để vận động dư luận quốc tế tiếp tục ủng hộ. Đưa vụ việc ra trước một cơ quan tài phán quốc tế, đấu tranh để đạt được một giải pháp hoà bình, phù hợp với xu thế thời đại.
Dù có gặp rắc rối trong quan hệ với Trung Quốc thì vẫn tốt hơn nhiều là phải chấp nhận một cuộc xung đột vũ trang.
Kiện Trung Quốc, Việt Nam sẽ đạt được một ứng xử mới với Trung Quốc. Việc kiện diễn ra trong thời gian dài sẽ đặt lại mối quan hệ giữa hai nước, các khẩu hiệu “viển vông” sẽ không có cơ hội tồn tại, và tất cả đều diễn ra trong hòa bình.
Khi chọn một vị thế rõ ràng hơn với Trung Quốc, Việt Nam sẽ có được sự hậu thuẫn lớn hơn của thế giới văn minh. Việt Nam có cơ hội thoát khỏi ảnh hưởng về kinh tế, chính trị của Trung Quốc, điều mà việc đeo bám đàm phán hay sự đứt gãy của chiến tranh không thể mang lại được.
Còn Trung Quốc mất gì?
Trung Quốc chắc chắn sẽ mất nhiều hơn Việt Nam. Một trong những mất trước mắt là Trung Quốc vốn không có bạn bè trên thế giới, nay với một vụ kiện về Biển Đông thì các nước ASEAN, trừ những chính khách đã “ngâm miệng ăn tiền” của Trung Quốc, sẽ thấy, sau Việt Nam, đến lượt mình Trung Quốc cũng sẽ không tha.
Nhưng mất mát lớn nhất của Trung Quốc là sẽ để ảnh hưởng trực tiếp đến sáng kiến Vành đai Con đường. Nước nào sẽ tin Trung Quốc, sau khi châu Phi, Italy đã sập tiệm vì tham gia BRI?
Trung Quốc phải biết rằng, khuất phục một người bằng sức mạnh đã khó, khuất phục một dân tộc bằng sức mạnh là điều không thể. Vì vậy, chính vì “đại cục” của Trung Quốc, Trung Quốc trước sau cũng phải chấp nhận đi vào giải pháp.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Chính phủ Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng rằng việc sử dụng biện pháp pháp lý (ví dụ khởi kiện), Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ của các nước và các tổ chức tư pháp quốc tế, và nhận được phân xử hay phán quyết cho phép Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Việt Nam, một thành viên của LHQ, đương nhiên tuân thủ mọi phân xử và phán quyết của các cơ quan tài phán, tòa án liên quan của LHQ.
Việt Nam cũng mong muốn Trung Quốc tuân thủ các phán quyết, phân xử đã có, và sẽ có tới đây. Như thế mọi bên đều cùng được, mà không bên nào mất.
Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao: Có lẽ tôi tin rằng rất nhiều chuyên gia sẽ đồng tình với ý kiến của tôi rằng khởi kiện, Việt Nam sẽ được nhiều.
Cái được thứ nhất là chứng minh với quốc tế về mặt pháp lý là chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như là đối với Biển Đông về quyền chủ quyền được khẳng định và nó làm rõ đúng, sai trước công luận quốc tế.
Cái thứ hai, có thể nó có khó khăn trong câu chuyện chuẩn bị hồ sơ và tiến hành các thủ tục tố tụng để mà khởi kiện ra cơ quan tài phán quốc tế, tuy nhiên theo tôi đây là những vấn đề kỹ thuật, với căn cứ lịch sử, pháp lý với sự chính nghĩa của Việt Nam, thì những vấn đề, khó khăn này chắc sẽ vượt qua được.
Và việc cái được lợi nữa đó là chứng minh cho tính chính nghĩa của Việt Nam và nó góp phần củng cố thêm lập trường và khả năng của Việt Nam.
Có thể trong tương lai, tùy theo tương quan lực lượng và ở những mức độ nhất định, để bảo vệ trên thực tế, tại thực địa, những quyền chủ quyền của mình, ví dụ như Cảnh sát Biển của Việt Nam thực thi quyền hạn của mình ở các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của mình như đặc quyền kinh tế, quyền khai thác dầu khí và tài nguyên v.v… và v.v…, thì Việt Nam sẽ tự tin hơn để thực hiện những quyền đó.
Còn về phía Trung Quốc nếu như bị kiện, thì chúng ta thấy qua tiền lệ của Philippines kiện Trung Quốc, sau khi phán quyết ra, thì Trung Quốc rất lo ngại.
Khi mà Việt Nam khởi kiện Trung Quốc, chắc chắn Trung Quốc đối lại với Việt Nam sẽ rất mạnh mẽ cả về mặt kinh tế, cũng như là về mặt chính trị, nhưng tôi tin rằng lãnh đạo Việt Nam có đủ bản lĩnh và với sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam, chắc chắn sẽ vượt qua sức ép cũng như phản ứng về mặt kinh tế, quân sự cũng như là chính trị của Trung Quốc đối với lãnh đạo Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52214037

Việt Nam gửi công hàm lên LHQ:

Mạnh mẽ, đúng thời điểm?

Quốc PhươngBBC News Tiếng Việt
Phái đoàn của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa gửi Công hàm tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông, theo truyền thông chính thống của nhà nước Việt Nam hôm 07/4/2020.
Tòa quốc tế và Biển Đông: Việt Nam ‘tiến gần hơn lựa chọn pháp lý’
Mỹ ‘bênh Việt Nam, lên án Trung Quốc’ vụ chìm tàu ở Hoàng Sa
Hoàng Sa 1974: Chính phủ Mỹ nói gì?
Ngư dân VN bị chìm tàu ở Hoàng Sa: ‘Chỉ mong sống sót trở về’
Hôm 07/4, nhiều báo của Việt Nam đã đưa tin về động thái mới của Việt Nam, trong đó trang mạng của kênh truyền hình VTC của Việt Nam cho hay:
“Việt Nam phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại các Công hàm trên. Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.”
Hôm 30/3, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã gửi công hàm bày tỏ lập trường trước Công hàm ngày 12/12/2019 phản hồi đệ trình ngày 12/12/2019 của Malaysia và Công hàm ngày
23/3/2020 gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
“Phái đoàn của Việt Nam tại LHQ một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về các vấn đề nêu trên đã được khẳng định trong nhiều văn bản lưu hành tại Liên hợp quốc và các đệ trình, tuyên bố gửi các cơ quan quốc tế liên quan.
“Phái đoàn đồng thời đề nghị Tổng Thư ký Liên hợp quốc lưu hành Công hàm này đến tất cả các quốc gia thành viên Công ước, cũng như tất cả các thành viên của Liên hợp quốc,” VTC viết.
Nhân dịp này, các nhà nghiên cứu pháp luật, chính trị và bang giao quốc tế đã trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt và nêu quan điểm của mình.
BBC: Quý vị có thể bình luận gì về động thái gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc này của Việt Nam?
Tiến sỹ Trần Công Trục (nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam): Với tư cách một người nghiên cứu về luật pháp và đặc biệt những vấn đề xảy ra trên Biển Đông, thì tôi đánh giá rất cao Công hàm của phía Việt Nam đã gửi cho Liên Hợp Quốc, phản đối Trung Quốc có những công hàm có những nội dung phi lý vi phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, đấy là một nội dung hết sức rõ ràng, thể hiện lập trường rất rõ, rất chi tiết, rất chuẩn xác của phía Việt Nam.
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng (nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan): Động thái này không gây ngạc nhiên đối với giới nghiên cứu và chuyên gia.
Trong hội thảo ngày 6/10/1919 chúng tôi đã có kiến nghị theo hướng này. Chỉ một ngày sau, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có ngay một tuyên bố đề nghị trung ương phân tích về tình hình Biển Đông, với quan điểm kiên quyết nhưng khôn khéo và dứt khoát không nhân nhượng.
Trung Quốc không sợ lắm súng to tàu lớn của Việt Nam, vì chắc Trung Quốc có đủ lực để đối phó.
Nhưng Trung Quốc không bao giờ có chính nghĩa, có được tính chính danh đối với các hành động khủng bố ngư dân VN và ngư dân các nước ASEAN.
Bởi vì dùng tàu hải cảnh hay là các tàu chiến trá hình để đâm chìm các ngư dân tay không, hành nghề trên ngư trường truyền thống của mình, thì những hành động mạn rợ ấy có thể gọi là gì, nếu như không phải là tội ác man rợ, xa lạ với nhân loại văn minh.
Tố cáo những hành động ấy lên LHQ, dựa vào UCLOS 1982, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trong một lần hiếm hoi như vừa rồi, dám đích danh quy trách nhiệm cho Trung Quốc, chứ không còn là “nước lạ” nữa.
Với động thái vừa rồi của chính quyền Việt Nam, thì tuy chưa phản ánh hết lòng dân, nhưng hy vọng nó sẽ không còn cái cảnh chính quyền phải xua lực lượng đi đàn áp các cuộc biểu tình hoà bình, tố cáo các tội ác của Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh trước đây cũng như các hành động trên Biển Đông.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp (nhà nghiên cứu cao cấp Viện Iseas, Singapore): Công hàm phản đối Việt Nam gửi LHQ mang tính chất pháp lý đa phương cao. Trước đây, các phản đối và lên án thường dừng ở mức song phương, thông qua các mối quan hệ song phương, ví dụ qua phát ngôn ngoại giao.
Lần này, công hàm cho thấy chính phủ Việt Nam đánh giá tình hình Biển Đông toàn diện, công hàm phản đối gửi tổng thư ký LHQ thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của chính phủ Việt Nam trong việc xử lý vấn đề Biển Đông trước hết với Trung Quốc.
Đây có thể là dấu hiệu Việt Nam chuẩn bị cụ thể biện pháp pháp lý để xử lý vấn đề biển Đông.
Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao (Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển): Theo tôi, việc Việt Nam chính thức gửi Công hàm tới LHQ về hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông lần này thể hiện rõ lập trường vững chắc và không khoan nhượng của Việt Nam đối với những hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở vùng đảo Hoàng Sa.
Có thể nói đây là một bước đi tiếp nối vững chắc và đúng thời điểm.
Bất thường và tính toán?
BBC: Động thái này có gì bất thường không và ban lãnh đạo Việt Nam cân nhắc, tính toán gì khi có quyết định như vậy?
Tiến sỹ Trần Công Trục: Nếu goi là bất thường theo tôi nghĩ không phải là bất thường, bởi vì điều này Việt Nam cũng đã từng làm, chỉ có điều là công khai hay không công khai thôi.
Và đây là một hình thức đấu tranh theo tôi nghĩ về phía ngoại giao là có thể được gọi là nâng lên một bước mới, không những chỉ là Công hàm trao đổi song phương, mà đưa lên các tổ chức quốc tế, trong đó Liên Hợp Quốc là tổ chức quốc tế cao nhất của thế giới. Thì đấy là một hình thức đấu tranh rất mạnh mẽ.
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng: Thời điểm chính quyền có động thái nói trên rõ ràng xuất phát từ những cân nhắc nhất định. Tôi không còn làm việc cho Bộ Ngoại giao nên không thể nói chính xác, thậm chí nếu còn làm việc thì chưa chắc đã được phát ngôn.
Nhưng với tư cách là người nghiên cứu, tôi thấy quyết định ấy là một quyết định đúng thời điểm.
Thứ nhất, Việt Nam đang chuẩn bị Đại hội Đảng, Trung Quốc muốn đánh tiếng, muốn gây sức ép, nhất là quá trình cơ cấu nhân sự mới. Thì đây, Việt Nam trả lời ngay như vậy để nói cho Trung Quốc biết, ai có vào khung cơ cấu này cũng không thể quỳ gối trước Trung Quốc.
Quỳ gối trước Trung Quốc là mất phiếu, và điều quan trọng hơn, đầu hàng Trung Quốc thì bia miệng từ người dân hàng ngàn năm vẫn còn đó.
Thứ hai, giữa mùa Virus Vũ Hán này thế giới hiểu về Trung Quốc hơn, có dịp xác nhận những hành động chống lại thường dân mà ngay trong chiến tranh luật pháp quốc tế cũng cấm các bên tham chiến.
Sau những ầm ĩ giữa Trung Quốc với nhiều nước về quốc tịch của con viruscorona, nhất là sau các vụ đầu cơ khẩu trang và các thiết bị y tế của Trung Quốc, thì Việt Nam và thế giới có dịp hiểu thêm về bản chất lật lọng, đổi trắng thay đen của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc cho rằng, hiện nay là lúc Mỹ, Việt Nam và thế giới đang tập trung chống dịch nên họ tha hố “múa gậy vườn hoang”.
Nếu Việt Nam không hành động về mặt pháp lý lúc này thì còn nuôi dưỡng những hành động thảo khấu trên Biển Đông đến khi nào nữa?
Thứ tư, đây có thể là một “bước đệm” trên con đường dùng luật pháp quốc tế để nói chuyện phải quấy với Trung Quốc.
Với Trung Quốc bao giờ cũng “mềm nắn, rắn buông”. Cố Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh từng đúc kết: ta càng nhân nhượng thì kẻ thù càng lấn tới!
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Động thái này là phản ứng tích cực và kiên quyết của chính phủ Việt Nam đối với quá trình Trung Quốc vừa qua đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực thi tuyên bố chủ quyền phi pháp của họ về đường Lưỡi Bò.
Tuần trước, Bộ ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố mạnh mẽ rằng Việt Nam không chấp nhận bất cứ hành động nào của phía Trung Quốc trên cơ sở đường Lưỡi Bò, tái khẳng định quyền chủ quyền và các quyền khác của Việt Nam ở biển Đông.
Việc gửi công hàm ghi ngày 30/3 là hành động tiếp theo, nhằm mong muốn thúc đẩy việc đảm bảo hòa bình, ổn định và xử lý rối ráo vấn đề biển Đông, sau một tháng – tháng 3/2020, khi mà Trung Quốc đã có nhiều hành động vi phạm Công ước luật Biển LHQ năm 1982 và các nền luật khác,, trong đó, Trung Quốc đã tiếp tục đảy mạnh quân sự hóa ở biển Đông, đe dọa sử dụng vũ lực.
Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao: Theo tôi, động thái này không có gì là bất thường, mặc dù động thái mà tỏ thái độ rõ ràng và kiên quyết như vậy diễn ra có thể nói là không được nhanh lắm, tức là đáng nhẽ động tác này và lập trường này cần phải bày tỏ rõ ràng hơn từ lâu cách đây một hai năm trước.
Tuy nhiên đến bây giờ, thì bước đi tiếp theo có lẽ là nó phù hợp với đường lối đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc, tức là cố gắng làm sao đó để tránh xung đột, đối đầu với Trung Quốc, kể cả trên mặt trận ngoại giao và từng bước vẫn đảm bảo được chủ quyền của mình.
Do đó cho nên ở thời điểm này khi Trung Quốc càng lấn tới như vậy, thì được hiểu là phía Việt Nam đã không thể tiếp tục im lặng được nữa và đây có thể nói là một bước đi đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc liên quan vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam và thái độ của Việt Nam với hành vi vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Phản ứng sẽ ra sao?
BBC: Phản ứng của LHQ, Trung Quốc và các bên quan tâm hoặc có liên quan sẽ có thể thế nào?
Tiến sỹ Trần Công Trục: Tôi cho rằng với quan điểm, lập trường Việt Nam rất rõ ràng và chuẩn xác đó, thì sẽ nhận được tiếng nói ủng hộ của các tổ chức quốc tế, trong đó có cả LHQ và đặc biệt các nước lớn có uy tín quốc tế như là Hoa Kỳ, các nước phương Tây.
Tôi cho rằng người ta sẽ rất ủng hộ và hoan nghênh lập trường đó và tôi nghĩ lập trường đó không có gì quá đáng và nó hoàn toàn xuất phát từ các nguyên tắc luật pháp và đặc biệt Công ước Luật biển 1982.
Còn Trung Quốc, đương nhiên thì họ luôn luôn phản đối lại tất cả những lập trường của các nước.
Chúng ta không nên thấy lạ lùng với những chuyện đó và cần luôn luôn sẵn sàng đáp trả lại trên tất cả các mặt trận như là về mặt pháp lý, về mặt tuyên truyền, về mặt đấu tranh ngoại giao, chính trị, cũng như cả trên vấn đề thực địa.
Tiến sỹ Đinh Hoàng Thắng: Phản ứng của Hoa Kỳ thì như mọi người đã biết. Ở đây phải nói thêm là HK ngày càng có thái độ quyết đoán với hành động bắt nạt các nước nhỏ của Trung Quốc, ngôn ngữ của tuyên bố khá mạnh mẽ: Ủng hộ chủ quyền của VN (đây không phải là lần đầu), bác bỏ đường lưỡi bò của Trung Quốc (cái này thì lặp lại phán quyết của CPA).
Hoa Kỳ cũng đánh giá hành động đơn lẻ này của Trung Quốc xuyên suốt trong cả một chính sách, trong một ý đồ nhất quán xưa nay, một chiến lược ăn “cướp trên giàn mướp” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên, không nên cho rằng, Hoa Kỳ bênh Việt Nam.
Vấn đề ở đây là Hoa Kỳ, dưới triều Trump, mặc dầu đang phải đau đầu với nhiều vấn đề đối nội/đối ngoại, nhưng Hoa Kỳ thấy được tính chất nghiêm trọng của Vành đai, Con đường, của ý đồ muốn làm bá chủ không chỉ trên Biển Đông.
Không phải ngẫu nhiên, các nhà nghiên cứu đã cảnh báo là Hoa Kỳ đang đối mặt với “khủng hoảng kênh Suez” trên Biển Đông và trong vấn đề Covid-19.
Nếu Hoa Kỳ không vượt qua được cái cửa ải này thì rõ ràng Hoa Kỳ sẽ phải thoái lui, ngay cả khẩu hiệu “Nước Mỹ trước hết” cũng sẽ “cuốn theo chiều gió” nếu Hoa Kỳ thua Trung Quốc trong chiến lược dùng FOIP của Bộ tứ để đối trọng với BRI.
Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và châu Âu từng có tiếng nói thống nhất về vấn đề Biển Đông. Lần này chắc cũng không thể khác.
Đây là cơ hội “kim cương” (chứ không chỉ là vàng) đối với Việt Nam. FOIP là cơ hội có một không hai trong lịch sử của Việt Nam và khu vực, khi cùng một lúc ASEAN phải xử lý mối quan hệ giữa các nước lớn trong khu vực. Ngoại trừ những “Judas phản Chúa” trong ASEAN, các nhà lãnh đạo còn lại trong ASEAN cũng sẽ phải “đường xa nghĩ nỗi sau này”.
Trung Quốc bóp được Việt Nam thì Trung Quốc cũng sẽ không tha bất cứ nước nào khác trong khối.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: LHQ đang xem xét công hàm này, có thể sẽ có một cuộc họp để nêu vấn đề biển Đông liên quan đến nội dung được nêu trong công hàm, trong đó có vấn đề hành xử của phía TQ, các vấn đề pháp lý chủ quyền, và các khuyến nghị.
Nếu có 1 nước là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an đề nghị mở một cuộc họp Hội đồng Bảo an, thì LHQ sẽ thu xếp.
Từ phía Trung Quốc, phản ứng bằng hành động ở biển Đông” tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm 2 tàu cá của ngư dân Việt Nam và bắt giữ ngư dân Việt Nam. Sau đó phía Trung Quốc có thái độ chối cái, đổ lỗi cho ngư dân Việt Nam “đâm tàu cá vào tàu hải cảnh”
Việc ngư dân Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm trong vùng biển Việt Nam, cho thấy phía Trung Quốc đã hành xử vô pháp. Người Việt Nam đang chờ Trung Quốc có thái độ chân thành hơn.
Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao: Vào thời điểm này, Việt Nam ra Công hàm này là theo tôi rất đúng thời điểm.
Công luận quốc tế cho tới thời điểm này rất quan tâm đến tình hình Biển Đông và cũng đã thấy rõ những hành vi vi phạm, chà đạp lên luật pháp quốc tế, luật biển quốc tế của Trung Quốc. Do đó cho nên hiệu ứng tôi cho là sẽ là tốt, ngay tại LHQ, hơn nữa bây giờ Việt Nam bây giờ lại chủ trì cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ hiện nay.
Thứ hai là trong quan hệ đối với Trung Quốc, mặc dù, bất chấp đại dịch Covid-19, Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành vi có thể nói là lợi dụng tình hình khó khăn của đại dịch toàn cầu và Trung Quốc đang làm những hành động mang tính chất, có thể nói là lén lút và lợi dụng tình huống bất ổn về bệnh dịch để tranh thủ có những hành động mạnh mẽ hơn xuống Biển Đông.
Song song với hành động đó, Trung Quốc còn thể hiện sức mạnh của mình để mà đe dọa đến chủ quyền của Đài Loan.
Còn đối với Mỹ, tôi tin rằng đây là một động thái chắc chắn là sẽ nhận được sự ủng hộ của Mỹ, bởi vì chính Hoa Kỳ cũng đã có một tuyên bố rất rõ ràng cảnh báo Trung Quốc đừng có lợi dụng đại dịch Covid-19 để thực hiện những hành vi xâm lấn, vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền ở Biển Đông, thì đấy chính là thái độ của Mỹ mà tôi tin rằng cũng phù hợp với quan điểm của Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52206896

Bộ Tài Chính lên tiếng dự án sân golf ở Bắc Ninh

Trong ngày 8/4, Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về năng lực pháp lý cũng như hàng loạt vướng mắc về đất đai liên quan nhà đầu tư thực hiện Dự án Sân golf quốc tế Thuận Thành, Bắc Ninh do chưa đảm bảo yêu cầu quy định của pháp luật.
Theo đó, văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, chịu trách nhiệm về điều kiện năng lực đáp ứng của các nhà đầu tư với yêu cầu điều kiện hoạt động, thực hiện Dự án, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, liên quan đến đất đai và việc sử dụng đất cũng như việc miễn, giảm tiền thuế đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án cũng vướng một loạt vấn đề.
Dự án Sân golf quốc tế Thuận Thành thuộc Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển bất động sản Hudland và Công ty Cổ phần Tư vấn và Thương mại Thăng Long.
Được biết, dự án khu đất trên hiện trạng là khu đất bãi bồi ven sông, được sử dụng để trồng cây hằng năm, mặt nước nuôi trồng thủy hải sản năng suất thấp. Trong khi đó, Quyết định số 1946 ngày 26/11/2009 của Thủ tướng về việc quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020 có quy định các dự án sân golf không được sử dụng đất trồng lúa, đất màu, trừ đất trồng lúa một vụ năng suất thấp.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng cho rằng nếu được triển khai, dự án cũng phải được bảo đảm phù hợp với Quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ministry-of-finance-on-the-irregularities-of-thuan-thanh-golf-court-04082020111833.html

TP HCM kiến nghị

Thủ tướng tháo gỡ khó khăn cho các dự án nhà ở

UBND TP HCM đã có văn bản chính thức kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ chấp thuận những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho những doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn thành phố.
Theo thông tin từ truyền thông trong nước loan đi vào ngày 8 tháng 4, UBND TP HCM đề xuất và kiến nghị hai giải pháp giải quyết khó khăn cho các dự án nhà ở trên địa bàn. Thứ nhất, đối với quỹ đất công có tổng diện tích dưới 1.000 m2, kiến nghị Thủ tướng cho TP HCM giao chủ đầu tư để chuyển mục đích sử dụng đất và thực hiện theo quy hoạch. Thứ hai, đối với quỹ đất có tổng diện tích đất công trên 1.000 m2, kiến nghị Thủ tướng cho TP HCM hoán đổi với chủ đầu tư để có quỹ đất tương đương ngay tại dự án để chủ đầu tư bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, sử dụng.
UBND TP HCM cũng kiến nghị Thủ tướng gỡ vướng đối với quy định phải có 100% đất ở hợp pháp mới được xem xét công nhận chủ đầu tư. Hiện TP Hồ Chí Minh có khoảng 63 dự án đang vướng chưa được tháo gỡ theo dạng này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/ho-chi-minh-city-proposes-solutions-to-solve-difficulties-for-housing-projects-to-the-prime-minister-04082020110403.html

Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2

và khu đất vàng ở Hà Nội bị thanh tra

Thanh tra Chính phủ Việt Nam vào ngày 8/4 tiến hành buổi công bố quyết định thanh tra dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 và khu đất vàng tại số 69 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết, hai dự án này liên quan đến thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Trong đó dự án Nhiệt điện Thái Bình 2 cũng là là dự án gắn với vụ đại án kinh tế – tham nhũng khiến cựu Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) Đinh La Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù giam. Còn ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC bị tuyên án chung thân về tội cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản.
Cụ thể theo Thanh tra Chính phủ, dự án nhiệt điện Thái Bình 2 sẽ bị thanh tra việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư và điều chỉnh giá trị hợp đồng EPC. Còn khu “đất vàng” 69 Nguyễn Du, sẽ làm rõ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 có tổng mức đầu tư 34.295 tỉ đồng, tương đương 1,7 tỉ USD, công suất thiết kế 1.200 MW, do PVN làm chủ đầu tư. Trong quá trình triển khai, dự án này đã 2 lần
điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, đến nay đã lên trên 42.000 tỉ đồng. Dự kiến, nhà máy sẽ vận hành tổ máy số 1 vào năm 2017 và tổ máy 2 vào 2018. Tuy nhiên, đến nay, 2 tổ máy vẫn chưa thể hoàn thành.
Lô đất vàng ở số 69 Nguyễn Du trước đây là biệt thự có diện tích 569,7 m2, đã được UBND TP. Hà Nội bán chỉ định cho PVC để cải tạo làm trụ sở; thời gian sử dụng 50 năm, không được phép chuyển nhượng hoặc chuyển mục đích nếu không được TP. Hà Nội cho phép. Tuy nhiên đến cuối năm 2009, PVC đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng căn biệt thự này cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành với giá 95,9 tỉ đồng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thai-binh-2-thermal-power-plant-was-inspected-04082020081710.html

Thủ tướng chỉ đạo tập trung hoàn thành

 giải phóng mặt bằng Sân bay Long Thành

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo một số ngành khác vào ngày 8 tháng tư đã làm việc trực tuyến với tỉnh Đồng Nai về một số dự án kinh tế – xã hội của địa phương, đặc biệt là nhiệm vụ giải phóng mặt bằng cho Dự án Sân bay Long Thành.
Theo thông tin truyền thông trong nước loan đi, tỉnh Đồng Nai báo cáo đã hoàn thành giải phóng 99% mặt bằng các khu tái định cư phục vụ cho dự án Sân bay Long Thành với diện tích 5.000 ha. Trong khi đó, cho đến nay, tỉnh Đồng Nai chỉ mới giải ngân được trên 1.700 tỷ đồng trong tổng số vốn giải phóng mặt bằng 17.057 tỷ đồng được Trung ương giao.
Thủ tướng Việt Nam chỉ đạo toàn tỉnh phải tập trung giải ngân hết số 17.000 tỷ đồng cho việc giải phóng mặt bằng phục vụ Dự án Sân bay Long Thành.
Về tình hình phát triển kinh tế – xã hội, Quý I/2020, sản xuất công nghiệp của Đồng Nai tăng khoảng 11%, nhờ đà tăng từ cuối năm ngoái, do các doanh nghiệp còn nguyên liệu sản xuất và đơn hàng xuất khẩu. Từ cuối tháng 3 vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai đã gặp nhiều khó khăn. Hiện tỉnh Đồng Nai có 1 ca nhiễm; nhiều doanh nghiệp trên địa bàn bắt đầu gặp khó khăn, lao động phải nghỉ việc tạm thời.
Về ngành chăn nuôi lợn, toàn tỉnh Đồng Nai có 2,1 triệu con trên tổng đàn cả nước khoảng 24 triệu con. Giá lợn hơi hiện ở mức 70.000 – 74.000 đồng/ký, cao hơn mức 40.000 – 45.000 đồng/kg khi có dịch tả lợn Châu Phi. Ông Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tỉnh kiểm soát để không có tình trạng đầu cơ, nhất là khâu thu mua và giết mổ. Hiện giá thịt lợn bán lẻ của tỉnh còn cao nên cần có giải pháp giảm giá để kéo giảm mặt bằng giá thịt lợn khu vực phía Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dong-nai-to-focus-on-completing-land-clearance-for-long-thanh-airport-04082020105815.html

8 dự án cao tốc Bắc – Nam và dự án cao tốc

Mỹ Thuận – Cần Thơ được chuyển sang đầu tư công

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thống nhất với đề xuất của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch – Đầu tư để chuyển đổi 8 dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông và dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ sang hình thức đầu tư công.
Báo trong nước loan tin ngày 8/4, trích nội dung thông báo 147 của Văn phòng Chính phủ, cho biết thêm sẽ trình Quốc hội điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công.
Dự án đầu tư xây dựng một số đoạn trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông là dự án quan trọng quốc gia. Trong đó gồm 3 dự án đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước, 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, loại Hợp đồng BOT (PPP).
Tuy nhiên trong văn bản số 1620 được ban hành ngày 13/3 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chuyển toàn bộ 8 dự án PPP sang đầu tư công.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu Bộ Giao thông – Vận tải phối hợp với các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, bảo đảm đến thời điểm khởi công phải cơ bản hoàn
thành công tác giải phóng mặt bằng. Đồng thời phải thực hiện song song các thủ tục cần thiết theo quy định để ngay sau khi được cấp có thẩm quyền thông qua có thể triển khai ngay.
Bộ Giao thông – Vận tải đề xuất các giải pháp cần thiết để đẩy nhanh tiến độ với mục tiêu khởi công toàn bộ 8 dự án muộn nhất là tháng 8 năm 2020.
Dự án đường bộ cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ cũng được chuyển đổi sang hình thức đầu tư công vào ngày 13/3, với mục tiêu thông xe kỹ thuật năm 2021 và khánh thành vào năm 2022.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo xem xét điều chỉnh tăng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 nhằm bảo đảm nhu cầu vốn chuyển đổi sang hình thức đầu tư công cho 2 dự án cao tốc nói trên.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng được giao chỉ đạo thực hiện các dự án này bảo đảm tiến độ, chất lượng.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/8-projects-of-north-south-expressway-and-my-thuan-can-tho-expressway-project-have-been-converted-to-public-investment-04082020111031.html

Người Sài Gòn phát minh

 máy phát gạo miễn phí 24/24 cho người nghèo

Tin Saigon.- Báo Vietnamnet ngày 7 tháng 4 năm 2020 loan tin, anh Hoàng Tuấn Anh, chủ một công ty ở Sài Gòn vừa phát minh ra một cái máy phát gạo tự động làm việc 24/24 cho người nghèo trong thời gian xảy ra dịch coronavirus.
Chiếc máy của anh Tuấn Anh được đặt tại số nhà 204B đường Vườn Lài, quận Tân Phú. Anh Tuấn Anh cho biết, anh đã tận dụng các máy móc có sẵn của công ty để chế tạo ra chiếc máy trên nhằm chia sẽ khó khăn với cộng đồng, và để tránh cho người dân bị lây lan dịch khi phải tụ tập đông để nhận đồ từ thiện.
Theo đó, người dân đến lấy gạo được 3 nhân viên của anh Tuấn Anh hướng dẫn chỉ việc bấm nút kết nối với van tự động, và một thùng chứa gạo được điều khiển bởi phần mềm thông minh thì gạo sẽ tự động chảy ra. Người dân chỉ việc lấy bao được công ty để sẵn bên cạnh và hứng gạo.
Theo quy định, mỗi người dân chỉ lấy được 1.5kg trong một lần bấm máy. Và thùng gạo phía trên sẽ luôn được đổ đầy để bất kỳ người nghèo nào đến cũng sẽ nhận được gạo.
Anh Tuấn Anh thống kê, chỉ sau hơn 1 ngày chiếc máy của anh đã phát được gần 2 tấn gạo cho hàng trăm người dân. Vì vậy, anh dự trù, rất có thể trong những ngày tới sẽ có nhiều người nghèo đến lấy gạo hơn nên số gạo để phát cho người dân sẽ lên đến 3 đến 5 tấn mỗi ngày.
Trước tình hình người dân đến lấy gạo ngày càng đông, anh Tuấn Anh tính toán sẽ mở khoảng 100 điểm phát gạo tự động như trên với suy nghĩ cố gắng san sẻ khó khăn với người dân nghèo trong khả năng của mình.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nguoi-sai-gon-phat-minh-may-phat-gao-mien-phi-24-24-cho-nguoi-ngheo/

Cảnh báo các ca lây nhiễm COVID-19

trong cộng đồng ở Việt Nam

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 hôm 8/4, giới chức y tế Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng sau khi xác định 3 trường hợp 243, 237 và 251 chưa xác định được nguồn lây nhiễm.
Theo thông tin từ cuộc họp được truyền thông trong nước trích đăng, tính tới trước 0 giờ ngày 22/3 – thời điểm Việt Nam tạm dừng nhập cảnh tất cả người nước ngoài vào Việt Nam – đã có hàng trăm nghìn người nhập cảnh, trong đó có rất nhiều người đến từ vùng có dịch.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong số 251 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng ngày 8/4 có 156 người từ nước ngoài 95 người là lây nhiễm thứ phát.
Việt Nam cũng đã xác định được hai ổ dịch lớn là quán bar Buddha ở TP. Hồ Chí Minh và bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội.
Riêng với ca bệnh 243, giới chức y tế hiện vẫn chưa thể xác định được nguồn lây nhiễm của người này dù bệnh nhân đã đến bệnh viện Bạch Mai hôm 12/3. Bệnh nhân chỉ được xét nghiệm hôm 4/4 và có kết quả dương tính hôm 6/4. Trong thời gian 23 ngày ủ bệnh, ca bệnh 243 đã đi nhiều nơi và tiếp xúc hàng
trăm người. Do đó giới chức y tế Việt Nam không loại trừ khả năng người này đã nhiễm bệnh từ cộng đồng.
Trước tình hình nguy cơ bệnh lây nhiễm trong cộng đồng, giới chức y tế tiếp tục kêu gọi người dân thực hiện nghiêm túc lệnh giãn cách xã hội của chính phủ hiện đã bước sang ngày thứ 8.
Ngày 8/4, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) đã ký quyết định thiết lập vùng cách ly y tế đối với thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, nơi ca bệnh 243 cư trú.
Theo quyết định này, thôn Hạ Lôi với hơn 11.000 nhân khẩu sẽ bị cách ly 28 ngày tính từ ngày 8/4 đến hết ngày 5/5.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/new-cases-of-contracting-covid-19-in-community-04082020072958.html

Nhiều chức sắc Công Giáo ở Hà Tĩnh có thể bị khởi tố

 vì tổ chức cầu nguyện trong đại dịch COVID-19

Tin từ Hà Tĩnh: Nhiều linh mục và chức sắc của một số giáo xứ thuộc Giáo phận Hà Tĩnh có thể bị khởi tố vì vẫn tổ chức cho giáo dân tụ tập cầu nguyện vào cuối tuần qua bất chấp lệnh “cách ly toàn xã hội” của nhà cầm quyền cộng sản nhằm ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19.
Theo báo chí nhà nước cộng sản, Uỷ ban tỉnh Hà Tĩnh có văn bản ra lệnh nhà chức trách các địa phương làm rõ việc một số chức sắc tôn giáo tổ chức lễ cầu nguyện, và nếu cần thì có thể khởi tố.
VOV của nhà nước CSVN đưa tin vào hai ngày 4/4 và 5/4, hàng trăm giáo dân đã đến nhà thờ cầu nguyện tại 6 giáo xứ thuộc 4 huyện của tỉnh Hà Tĩnh, vi phạm chỉ thị của nhà cầm quyền Hà Nội về “cách ly xã hội” và Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Theo văn bản gửi uỷ ban các huyện có giáo xứ vi phạm cũng như ban tôn giáo chính phủ và công an tỉnh, uỷ ban tỉnh khẳng định việc giáo dân tụ họp để cầu nguyện là sự vi phạm pháp luật nghiêm trọng của các chức sắc, chức việc, vì việc tập trung đông người có thể làm lây lan dịch Covid-19.
Theo bộ công an cộng sản, nhà cầm quyền địa phương nơi có giáo xứ vi phạm đã lập biên bản và trực tiếp gặp linh mục của các giáo xứ để làm rõ. Bộ này cho rằng đây là hiện tượng cá biệt nhưng ảnh hưởng lớn đến cộng đồng giáo hội, và đề nghị xử lý nghiêm việc vi phạm này.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/nhieu-chuc-sac-cong-giao-o-ha-tinh-co-the-bi-khoi-to-vi-to-chuc-cau-nguyen-trong-dai-dich-covid-19/

Người Việt về nước trong mùa dịch COVID-19

Cao Nguyên
Tính đến hết ngày 4/4, cả nước đã có 78.412 người hoàn thành xong việc cách ly tập trung và đang có 62.266 người đang còn trong thời gian cách ly. Trong đó, 1.288 người cách ly tại bệnh viện, còn lại được cách ly tập trung tại các cơ sở khác, cách ly tại nhà, nơi lưu trú.
Thống kê cho thấy chỉ riêng quân đội đã lập 140 trại cách ly tập trung và đang thực hiện cách ly đối với hơn 16 ngàn người.
Trong số những người được cách ly, 1.889 người về từ Trung Quốc, 1.707 người về từ Nhật Bản và Hàn Quốc, 2.415 người về từ châu Âu và châu Úc, 383 người về từ Mỹ, 553 người về từ Anh, 7.843 người về từ các nước ASEAN, 4.964 người về từ Lào, 773 người về từ Campuchia và 122 người nước ngoài.
Số lượng người Việt Nam về nước trong đợt dịch COVID-19 bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối năm ngoái đến nay gồm du học sinh, lao động và Việt kiều, có thể tạm chia thành 3 giai đoạn theo mức độ bùng phát dịch bệnh của các khu vực trên thế giới:
Đợt 1: Người về từ Trung Quốc
Dịch VOVID-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc từ tháng Một. Đầu tháng Hai, bắt đầu có nhiều người Việt quay trở về Việt Nam, chủ yếu bằng các cửa khẩu đường bộ dọc biên giới Việt – Trung.
Ngày 2/2: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo việc đưa công dân Việt Nam từ Trung Quốc về nước. Theo đó, chỉ có 5 cửa khẩu quốc tế đường bộ được thực hiện việc này gồm: Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn), Lào Cai (tỉnh Lào Cai), Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), Tây Trang (tỉnh Điện Biên) và Thanh Thủy (tỉnh Hà Giang).
Người Việt Nam từ Trung Quốc về nước theo đường hàng không sẽ qua sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh) và một số sân bay khác tại miền Trung, miền Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết đã đóng toàn bộ các lối mở đường mòn qua lại biên giới Việt- Trung từ ngày 5/2. Các cửa khẩu chính được kiểm soát toàn bộ. Người dân Việt Nam từ Trung Quốc về đều phải được cách ly 14 ngày tại các địa phương đó.
Tuy nhiên biện pháp đóng cửa biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam đến nay vẫn chưa được công bố chính thức.
Đợt 2: Người về từ Hàn Quốc:
Trung tuần tháng Hai, Hàn quốc bắt đầu bùng phát dịch ở vùng thành phố Deagu. Thời gian đó, có rất đông người Việt sinh sống, làm việc ở Hàn Quốc quyết định quay về Việt Nam tránh dịch.
Từ ngày 26/2: Chính phủ ra công văn yêu cầu cách ly bắt buộc 14 ngày đối với tất cả những người nhập cảnh từ Hàn Quốc.
Ngày 1/3: Bộ Giao thông Vận tải ra công văn yêu cầu các chuyến bay từ Hàn Quốc về đều phải chuyển hướng đáp ở hai sân bay là Cần Thơ và Vân Đồn.
Từ ngày 6/3, 2 sân bay Cần Thơ và Vân Đồn thông báo ngừng tiếp nhận các chuyến bay từ Hàn Quốc do các hãng hàng không trong nước tạm ngừng các chuyến bay chở khách từ Hàn Quốc về Việt Nam.
Đợt 3: Từ đầu tháng Ba, người Việt Nam khắp nơi ồ ạt về nước
Kể từ đầu tháng Ba, khi đại dịch COVID-19 trở nên phức tạp và lây lan chóng mặt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Âu, Mỹ, số người Việt hồi hương cũng tăng theo. Đã có hàng chục ngàn người quay về và thực hiện cách ly tập trung 14 ngày theo quy định. Đánh mốc cho giai đoạn này là bệnh nhân số 17 đi trên chuyến bay của VietNam Airlines từ London về Hà Nội vào ngày 2 tháng 3 sau khi có chuyến du lịch đến London, Italia và Pháp.
Từ 18/3, Việt Nam tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh, bắt đầu áp dụng cách ly tập trung đối với người nhập cảnh từ Mỹ, châu Âu và ASEAN. Cụ thể, hành khách nhập cảnh từ giai đoạn này ngoài những quy trình, thủ tục như thông lệ sẽ có thêm các khâu khai báo y tế. Hành khách về từ vũng dịch sẽ được phần luồng, lấy mẫu xét nghiệm và đưa về các trung tâm cách ly tập trung.
Từ ngày 25/3, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất dừng đón các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước do các khu cách ly tại khu vực TP.HCM không còn khả năng tiếp nhận thêm.
Ngày 26/3: Bộ Giao thông vận tải thông báo không còn khả năng tiếp nhận thêm người cách ly ở các khu cách ly tại Hà Nội, nên các hãng hàng không sẽ tạm dừng vận chuyển công dân Việt Nam từ nước ngoài về sân bay Nội Bài. Thời gian tạm dừng từ 0h ngày 26/3.
Ngày 4/4, 23 người nhập cảnh trái phép từ Lào về Việt Nam, 7 ngày sau khi Lào thông báo đóng biên giới từ ngày 1/4. Thượng tá Trần Tuấn Anh, Phó chỉ huy Biên phòng Quảng Trị cho hay, số lượng người nhập cảnh trái phép từ Lào về nước có chiều hướng tăng trong những ngày gần đây.
Điều kiện cách ly tập trung tốt
Bắt đầu từ ngày 21/3/2020, Chính phủ Việt Nam quy định cách ly tập trung bắt buộc đối với tất cả hành khách nhập cảnh Việt Nam. Lượng người phải thực hiện cách ly lên đến hàng chục ngàn người trên khắp cả nước. Tuy vậy, điều kiện ở khu cách ly được nhiều người khen là khá đầy đủ, chu đáo.
Hoàng Tấn Đạt, một du học sinh chuyên ngành ngôn ngữ Anh tại Philippines đã quyết định về nước để tránh dịch từ ngày 18/3, được đưa đi cách ly ở Trung tâm Giáo dục An ninh Quốc phòng tỉnh Bình Dương 17 ngày cho RFA biết ở khu cách ly rất thoải mái. Mọi người thậm chí còn được sinh hoạt tôn giáo, đọc kinh cầu nguyện mỗi tối, chỉ có điều phải giữ khoảng cách với nhau:
“Tôi thấy khá là thoải mái. Người ta giúp mình nhiệt tình. Sáng dậy tầm 5:30 sáng đi tập thể dục. Sau đó lên vệ sinh cá nhân rồi 7:30 người ta sẽ phát đồ ăn lên đến tận phòng, cho từng người. Khoảng 8 sáng sẽ có bác sĩ đi đo thân nhiệt cho từng người, hỏi thăm mọi người có triệu chứng gì không. Đến 11 giờ trưa thì dân quân sẽ đưa cơm đến tận phòng. Chiều thì sinh hoạt thể thao đá banh. Đến tối thì như tôi là đạo Chúa sẽ đi sinh hoạt với các cha và các sơ ở trong đó, cùng nhau đọc kinh.
Ở trong đó người ta xét nghiệm hai lần. Có kết quả xét nghiệm lần 2 mới được về. khi mà về thì bác sĩ cũng dặn dò phải thông báo cho với chính quyền và nên tự cách ly thêm 14 ngày cho an toàn.
Hiện nay ở Việt Nam tôi về thấy khá yên tâm bởi vì Việt Nam người ta chống dịch khá tốt, hầu như kiểm soát được.
Ông H, một lao động ở Đài Loan vừa về nước hôm 24/3, cách ly ở Doanh trại quân đội tỉnh Vĩnh Phúc, nói rằng cán bộ ở trung tâm cách ly phục vụ rất nhiệt tình:
“Nói chung là điều kiện sinh hoạt ở trong đấy thì rất tốt. Mỗi ngày người ta cấp cho ba bữa ăn sáng, trưa, tối. NMình tự túc như một cuộc sống sinh viên. Tất cả mọi thứ Nhà nước đều cấp cho hết, từ bánh xà phòng, cho đến khăn tắm, móc quần áo, chăn màn. Ngoài ra cứ đến bữa thì xuống xếp hàng lấy đồ ăn lên thôi.”
Chính quyền Hà Nội thông báo hỗ trợ lao động nước ngoài
Ngày 4/4/2020, trang web Cổng thông tin điện tử Chính phủ thông báo, Bộ Lao động – Thương binh & Xã Hội sẽ có mức hỗ trợ người lao động ở nước ngoài buộc phải thôi việc hoặc về nước do dịch COVID-19.
Theo quy định, Người lao động làm việc ở nước ngoài chưa đủ 50% thời gian theo hợp đồng thì được nhận lại 50% tiền môi giới đã nộp. Người lao động đã làm việc trên 50% thời gian theo hợp đồng trở lên thì không được nhận lại tiền môi giới.
Trường hợp không thể đòi được tiền của bên môi giới thì doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả cho người lao động theo theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ông H cho biết mình không để ý đến thông tin này bởi vì ông về nước khi đã hết hợp đồng lao động ở Đài Loan. Tuy nhiên, những trường hợp về nước tránh dịch khi vẫn còn trong thời hạn hợp đồng hay về nước vì mất việc do dịch bệnh gần như là không có:
“Người ta hết hợp đồng hoặc không ở nữa thì về, chứ không phải là về Việt Nam để tránh dịch, thường là không có trường hợp đó.”
Ngoài việc được miễn phí chi phí cách ly, ông H chưa được hỗ trợ gì thêm trong thời điểm này:
“Chưa có hỗ trợ gì thêm. Bây giờ về thì cũng muốn tìm cho mình một cuộc sống một công việc đều ổn định cuộc sống. Nhưng trong tình hình dịch như thế này thì sẽ khó tìm việc thích hợp.”
Bộ LĐ-TB&XH sẽ trích Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, với mức hỗ trợ tối đa là 5 triệu đồng/người, tùy theo tình hình dịch bệnh, mức độ, số lượng người lao động bị ảnh hưởng.
Đó là những đối tượng có ký hợp đồng ra nước ngoài làm việc; trong khi đó có nhiều người đi theo đường không chính thức đến nay vẫn lo lắng sau khi trở về nước họ không rõ thời gian tới phải làm gì để có thu nhập sinh sống.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/overseas-vietnamese-return-home-amid-covid-19-04072020211620.html

Nhân dịch bệnh, Trung Quốc lộng hành

Nguyễn Hải Quân
Trung Quốc tìm cách gia tăng ảnh hưởng
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự và triển khai các khí tài quân sự cỡ lớn tới Biển Đông, đồng thời tuyên bố đạt những bước tiến mới trong lĩnh vực khai thác các nguồn năng lượng đang có tranh chấp ở vùng biển giàu nhiên liệu hóa thạch này.
Trong khi một số người coi việc tuyên truyền của Trung Quốc cho các hoạt động trên là một hình thức để cổ vũ người dân trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn, thì nhiều người khác lại nhìn nhận các cuộc diễn tập hải quân ngày càng hung hăng của nước này là mưu toan nhằm lợi dụng tình hình suy yếu của Mỹ để giành thêm lợi thế tại khu vực được coi là một trong những điểm nóng trên thế giới.
Mặt khác, sự bùng phát của dịch COVID-19 cũng khiến các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách ở Biển Đông đối mặt với nhiều khó khăn chiến lược.
Philippines và Malaysia, hai nước có những tranh chấp về lãnh thổ trên biển với Trung Quốc, gần đây đã phải ra lệnh phong tỏa thủ đô hành chính và thương mại của mình trong vài tuần, và giao cho quân đội trách nhiệm thực thi lệnh phong tỏa.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và một số quan chức an ninh hàng đầu bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana đang phải tự cách ly, trong khi Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) Felimon Santos Jr gần đây đã xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Mỹ, quốc gia bảo đảm trật tự dựa trên luật pháp trong khu vực, hiện đang vật lộn với tình hình đại dịch tồi tệ nhất trên thế giới, khiến Nhà Trắng phải thực hiện các biện pháp đặc biệt, bao gồm gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử.
Lầu Năm góc cũng được huy động để chống lại dịch bệnh theo Đạo luật sản xuất quốc phòng, cho phép quân đội Mỹ cung cấp các dịch vụ y tế quan trọng, sản xuất và chuyển các thiết bị y tế cấp thiết cho các cơ quan và cơ sở dân sự. Trong tình hình đó, Trung Quốc đang cố lợi dụng tình hình dịch bệnh trên nhiều mặt trận.
Một mặt, Bắc Kinh đã phát động một chiến dịch viết lại câu chuyện về đại dịch, bao gồm tuyên truyền ý kiến của các quan chức hàng đầu Trung Quốc cho rằng quân đội Mỹ đã đem virus tới Trung Quốc.
Mặt khác, Bắc Kinh nỗ lực thúc đẩy chia rẽ ngoại giao giữa Mỹ và các đồng minh xuyên Đại Tây Dương truyền thống, trong đó có một nước gần đây đã cam kết gửi các tàu hải quân tham gia các hoạt động tự do hàng hải do Mỹ lãnh đạo ở Biển Đông.
Trung Quốc đã thổi phồng ảnh hưởng của lệnh cấm du lịch mang tính chiếu lệ của Mỹ đối với các quốc gia châu Âu có dịch COVID-19, trong khi “thể hiện” động thái được gọi là “ngoại giao khẩu trang” bằng hành động cung cấp thiết bị y tế cần thiết cho các quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất như Italy và Tây Ban Nha.
Trong khi tự xưng là nhà lãnh đạo toàn cầu vào thời điểm khủng hoảng, Bắc Kinh đang thúc đẩy việc mở rộng các ảnh hưởng chiến lược và kinh tế ở Biển Đông.
Theo Bộ Tài nguyên Trung Quốc, nước này gần đây đã khai thác thành công khí tự nhiên từ băng cháy tại khu vực phía bắc Biển Đông, trở thành quốc gia đầu tiên ở Biển Đông khai thác băng cháy dưới đáy đại dương bằng phương pháp kỹ thuật khoan giếng ngang. Quá trình sản xuất diễn ra trong khoảng thời gian từ 17/2 đến 18/3, khi dịch COVD-19 bắt đầu lây lan mạnh tại các quốc gia trên khắp thế giới.
Những tiến bộ của Trung Quốc trong công nghệ phát triển năng lượng sẽ chỉ củng cố nỗ lực của nước này nhằm thống trị, nếu không nói là độc quyền, các mỏ dầu khí khổng lồ chưa được khai thác trong phạm vi được gọi là “đường 9 đoạn” chiếm gần 85% diện tích Biển Đông và chồng lấn với vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna phía bắc Indonesia.
Cũng nhằm mục đích đó, Trung Quốc gần đây đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự tại các khu vực tranh chấp, trong đó có các cuộc tập trận chống tàu ngầm được tổ chức ngay sau khi Lầu Năm góc triển khai tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell thực hiện hoạt động tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng ở Mỹ.
Gia tăng cường độ hung hăng trên biển Đông
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng đã phô trương sức mạnh của các lực lượng hải quân trong khu vực thông qua các cuộc tập trận quân sự với sự tham gia của tàu sân bay đầu tiên của nước này, tàu Liêu Ninh, tiếp theo sau các cuộc tập trận ở phía Bắc Biển Đông.
Những động thái của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đang phá. vỡ cái gọi là sự trỗi dậy hòa bình của nước này. Với việc Philippines hủy bỏ Hiệp định Thăm viếng quân sự (VFA) với Mỹ, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận thấy đã đến lúc phải xác định những không gian chiến lược của Bắc Kinh thông qua việc sử dụng sức mạnh quân sự. Vào tháng 10/2019, sau một loạt sự cố ở Bãi Tư Chính vốn thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Trung Quốc đã dịch chuyển trọng tâm sang Cụm đảo Sinh Tồn (Union Banks), một nhóm cấu trúc và đảo nhỏ ở gần khu vực trung tâm của Biển Đông hơn, để Bắc Kinh có thể kiểm soát các tuyến đường biển ở Biển Đông.
Hồi đầu tháng này, máy bay quân sự Trung Quốc đã tiến hành các cuộc diễn tập chống tàu ngầm ở những vùng biển bị tranh chấp này. Hành động của Bắc Kinh là nhằm đáp trả việc chiến hạm USS Mc Campbell của Mỹ đi qua khu vực bị tranh chấp. Thêm vào đó, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận chung vào giữa tháng 3/2020 mặc dù họ biết rất rõ các cuộc tập trận có nguy cơ gây khó chịu cho những quốc gia có yêu sách khác. Trung Quốc cũng đã kích hoạt lực lượng dân quân biển của họ, vốn có số lượng đông hơn số lượng tàu đánh cá của tất cả các nước có yêu sách khác ở Biển Đông cộng lại. Lực lượng dân quân biển bao gồm “các ngư dân” này lâu nay đều được các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc hộ tống nhằm phô trương sức mạnh.
Vào đầu tháng 3/2020, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cùng với một khu trục hạm hiện đại của Mỹ đã thực hiện chuyến thăm tới Đà Nẵng để kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt –Mỹ. Trung Quốc coi chuyến thăm Đà Nẵng của tàu USS Theodore Roosevelt là biểu hiện chứng tỏ sự gần gũi ngày càng tăng giữa Mỹ và Việt Nam bởi vì đây là chuyến thăm thứ hai của một nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ tới Việt Nam. Đầu tuần trước (ngày 24/3), tàu khu trục mang theo tên lửa điều khiển USS Barry (DDG 52) của Hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông đã bắn một quả tên lửa nhằm phô diễn khả năng tấn công của nó.
Một ngày trước đó (23/3), chiếc máy bay trinh sát Lockheed EP-3E của Hải quân Mỹ đã thực hiện các phi vụ trinh sát ở khu vực giữa Đài Loan và Philippines (Eo biển Bashi). Điều này là để đáp trả lại hành động xâm phạm không phận Đài Loan của các máy bay quân sự Trung Quốc hồi đầu tháng Hai. Các động thái đáp trả cũng như các cuộc tập trận bắn đạn thật của Mỹ đã khiến Trung Quốc khó chịu đến mức Bắc Kinh đã cho chiếu tia laser vào các máy bay do thám của Mỹ đồng thời thực hiện nhiều phi vụ trên không ở Biển Đông bằng các máy bay vận tải quân sự Shaanxi Y-8.
Mới đây, ngày 2/4 tàu Hải cảnh Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam tại khu vực Hoàng Sa.
Những hành động với cường độ ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc đã buộc Nhật Bản và Việt Nam phát triển hơn nữa các quan hệ quốc phòng và chiến lược song phương.
Nhằm đe doạ Việt Nam
Các hành động hung hăng của Trung Quốc dường như một phần là nhằm đe doạ Việt Nam khi quốc gia này càng ngày càng phát triển quan hệ với phía Mỹ. Thái độ của Hà Nội trước các sự kiện Trung Quốc gây hấn trên biển Đông đang có những thay đổi đáng ngạc nhiên. Nếu như hồi năm ngoái trong sự kiện căng thẳng tại khu vực Bãi Tư chính, các cơ quan truyền thông của Đảng im tiếng, thì trong sự kiện Trung Quốc đâm tàu cá ngày 2/4, báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có bài viết lên tiếng chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ.
Do tình hình dịch bệnh nghiêm trọng ở Đông Nam Á, khả năng tổ chức một phiên họp khẩn cấp của ASEAN đang bị loại trừ. Có lẽ một vài cuộc đối thoại thông qua hình thức trực tuyến sẽ được tổ chức nhằm giải quyết tình hình dưới sự chủ trì của Việt Nam. Tuy nhiên, việc này có thể không thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế. Dường như các động thái của Trung Quốc cũng là nhằm đe dọa Việt Nam để Hà Nội không đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ chống lại Trung Quốc, cũng như nhằm phù hợp với “những mệnh lệnh” của Bắc Kinh tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN mà rốt cuộc nhiều khả năng có thể bị trì hoãn.
Với tình hình dịch bệnh đang căng thẳng, thật là khó khăn cho Việt Nam khi không thể phát huy vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay, cùng với các chiến dịch ngoại giao nhằm thúc đẩy vị thế của Việt Nam để gây sức ép lên Bắc Kinh.
Trung Quốc đang lên kế hoạch cho một số kiểu hành động quân sự nào đó thông qua việc huy động lực lượng dân quân biển, lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân cũng như các máy bay chiến đấu. Chiến thuật dùng sức mạnh cưỡng ép nhằm vào những bên yếu hơn hơn sẽ giúp Trung Quốc thực hiện các cuộc đàm phán song phương, khiến những nước như Việt Nam phải tham gia đàm phán. Tuy nhiên, Việt Nam cần làm rõ lập trường của mình rằng tất cả các cuộc đàm phán phải được thực hiện ở cấp độ đa phương. Các chiến thuật mà Trung Quốc đang sử dụng là nhằm tuyên bố những vùng biển xung quanh Biển Đông là “ao nhà” của họ, cũng như nhằm hoàn thành giấc mơ “đường 9 đoạn”. Trung Quốc đã và đang tăng cường đầu tư kinh tế cho Lào và Campuchia thông qua các dự án thuộc Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), đồng thời cũng xây dựng các cảng biển và những cơ sở hạ tầng như đường băng và căn cứ quân sự để quân đội của họ sử dụng vào thời điểm khủng hoảng. Trung Quốc cũng đã triển khai khoảng 12 tàu ngầm không người lái ở Ấn Độ Dương để giám sát hoạt động của các tàu và tàu ngầm của Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.
Dường như Trung Quốc muốn Việt Nam thay đổi ý định trước các biện pháp cưỡng ép của họ và không đưa ra một tuyên bố lên án hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Nhưng các chiến lược gia và học giả tin rằng ASEAN có thể đoàn kết với nhau trước khi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra cũng như có thể đưa ra một tuyên bố với những ngôn từ mạnh mẽ chống lại các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Tất nhiên, với vai trò là Chủ tịch của ASEAN, Việt Nam sẽ đảm bảo chắc chắn rằng thông cáo của ASEAN sẽ coi các hoạt động của Trung Quốc là mối một đe dọa lớn. Hy vọng tuyên bố của Chủ tịch ASEAN năm nay sẽ tương tự như tuyên bố của năm 2019, hoặc thậm chí có thể sử dụng những từ ngữ mạnh hơn để tỏ rõ thái độ trước Trung Quốc.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/china-take-advantage-of-covid-19-to-assert-their-claim-in-scs-04072020125052.html

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.