Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Thứ Bảy, 11 Tháng 1, 2025
Tin Mới :

Tin Biển Đông

Saturday, August 29, 2020 6:53:00 PM // ,

 Tin Biển Đông

Mỹ cho tàu chiến vào gần Hoàng Sa

và đưa thêm 11 công ty TQ vào tầm ngắm

Căng thẳng ở Biển Đông tiếp tục dâng cao với những hành động cứng rắn, leo thang từ cả Washington và Bắc Kinh trong những ngày qua.

Hôm thứ Sáu 28/8, Hoa Kỳ đưa thêm 11 công ty nữa của Trung Quốc vào tầm ngắm trong lúc Bắc Kinh nói việc phóng tên lửa của quân đội nước này vào vùng biển nằm giữa đảo Hải Nam và Quần đảo Hoàng Sa là chính đáng.

Biển Đông: Cố vấn an ninh Mỹ nói tuyên bố chủ quyền của TQ là ‘lố bịch’

Trung Quốc bắn hai tên lửa vào Biển Đông để ‘cảnh báo Mỹ’

Biển Đông: Mỹ trừng phạt các công ty, cá nhân TQ

Bất chấp việc Trung Quốc phóng các tên lửa tầm trung hôm thứ Tư nhằm ‘ra tín hiệu cảnh báo’, Hải quân Hoa Kỳ ngay hôm sau, thứ Năm, gửi tàu khu trục USS Mustin tiến vào sát Quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc trên thực tế đang nắm quyền kiểm soát.

Mỹ tiếp tục mở rộng danh sách ‘công ty quân đội TQ’

Có thêm 11 công ty Trung Quốc nữa, trong đó có tập đoàn xây dựng khổng lồ China Communications Construction Company, được xác định là thuộc sở hữu hoặc được kiểm soát bởi quân đội Trung Quốc, Ngũ Giác Đài nói hôm thứ Sáu, mở đường cho việc áp dụng các lệnh trừng phạt mới.

Hồi đầu năm, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã xác định 20 công ty hàng đầu của Trung Quốc là các công ty quân đội, có hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp tại Hoa Kỳ.

Trong số này, có những công ty là “thuộc sở hữu hoặc được kiểm soát” bởi quân đội Trung Quốc, chuyên cung cấp các dịch vụ thương mại, sản xuất, chế biến hoặc xuất khẩu.

Quyết định của Ngũ Giác Đài không khai ngòi cho việc áp lệnh phạt. Tuy nhiên, theo luật ra hồi năm 1999 về việc tổng hợp danh sách này thì tổng thống có thể ra lệnh trừng phạt, gồm cả việc phong tỏa toàn bộ tài sản của các công ty bị đưa vào danh sách.

Danh sách cập nhật nhiều khả năng sẽ càng làm tăng thêm căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn đã đang ở thế đối đầu trong nhiều vấn đề từ nhiều tháng nay.

Trung Quốc bị cáo buộc đã bồi đắp và quân sự hóa nhiều đảo nhân tạo tại các khu vực có tranh chấp ở Biển Đông. Trong hình là ảnh chụp từ vệ tinh Đá Subi hồi 2015, một trong các điểm Bắc Kinh đã xây cất thành cơ sở quân sự tại Quần đảo Trường Sa

Hôm thứ Tư, Hoa Kỳ đưa vào “danh sách đen” 24 công ty Trung Quốc trong đó có China Communications Construction Company, và các cá nhân mà Hoa Kỳ nói rằng có tham dự vào việc xây dựng hoặc vào các hành động quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông.

Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Bắc Kinh liên quan tới vùng biển chiến lược có tranh chấp.

Hoàng Sa: Mỹ cho tàu chiến tới, TQ nói bắn tên lửa là ‘chính đáng’

Bắc Kinh bảo vệ quyết định phóng tên lửa trong các cuộc tập trận tại Biển Đông trong lúc Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục thách thức quân đội Trung Quốc, cả bằng hành động và lời nói.

Tàu USS Mustin hôm thứ Năm đã tiến gần vào Quần đảo Hoàng Sa, Hải quân Hoa Kỳ nói, nhằm thách thức các tuyên bố của Bắc Kinh ở Biển Đông, chỉ một ngày sau khi Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo vào vùng biển này.

Hãng tin CNN hôm 29/8 dẫn nguồn một quan chức quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng quân đội Trung Quốc đã phóng bốn tên lửa tầm trung từ đại lục Trung Quốc hôm thứ Tư, tuy trước đó một số nguồn nói chỉ có hai tên lửa được phóng ra.

Các tên lửa, được cho là loại DF-26B và DF-21D, đã rơi xuống vùng biển nằm giữa đảo Hải Nam và Quần đảo Hoàng Sa, quan chức này cho biết.

Ngũ Giác Đài lên án việc Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo vào vùng biển có tranh chấp là “phản tác dụng trong việc làm giảm bớt căng thẳng và duy trì ổn định”.

Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu tại Bắc Kinh nói rằng việc phóng tên lửa là chính đáng, bởi đó là “các hoạt động thường lệ được thực hiện bởi quân đội Trung Quốc ở vùng biển ngoài khơi Trung Quốc”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao hôm 28/8 nói việc phóng tên lửa tầm trung của Trung Quốc tuần rồi là chính đáng

“Chúng không nhắm vào bất kỳ nước nào, cũng không liên quan gì tới các tranh chấp,” ông Triệu nói. “Không có cơ sở hoặc lý do gì để bất kỳ bên liên quan nào đưa ra cáo buộc.”

Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ nói trong một tuyên bố rằng tàu khu trục USS Martin tiến vào vùng biển sát Quần đảo Hoàng Sa là nhằm đảm bảo đường các tuyến đường biển quan trọng trong khu vực tiếp tục được duy trì tự do đi lại.

Trung Quốc hôm thứ Sáu cáo buộc tàu này đã tiến vào vùng lãnh hải của Trung Quốc “mà không được sự cho phép”.

Trước đó, hôm thứ Ba, Bắc Kinh cáo buộc Hoa Kỳ đưa một máy bay do thám U-2 vào vùng cấm bay gây gián đoạn cuộc tập trận bắn đạn thật của Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc hôm thứ Sáu nói rằng Hoa Kỳ đã đã liên tục khiêu khích gây sự tại Biển Đông, và thúc giục nước này hãy “ngay lập tức chấm dứt các hành động gây sự khiêu khích đó”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53937693

 

Lầu Năm Góc cảnh cáo Trung Quốc

về vụ phóng tên lửa đạn đạo ở Biển Đông

Bình luậnNguyễn Minh

Lầu Năm Góc tuyên bố: “[Việc] tiến hành các cuộc tập trận quân sự trên vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông là đối nghịch lại chủ trương xoa dịu căng thẳng và duy trì sự ổn định [ở khu vực này]”.

Lầu Năm Góc cho biết Bắc Kinh đã gây căng thẳng thêm ở Biển Đông, sau khi nước này phóng thử tên lửa đạn đạo trong cuộc tập trận ở vùng biển tranh chấp.

Lầu Năm Góc nói rằng trong khi tiến hành các cuộc tập trận, Bắc Kinh đã bắn các tên lửa này ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp, nhưng không cho biết ngày cụ thể và số lượng tên lửa đã được bắn cũng như loại tên lửa.

Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang tiến hành các cuộc tập trận 6 ngày ở Biển Đông, từ ngày 23/8 đến 29/8.

Lầu Năm Góc nói: “Cuộc tập trận quân sự này là cuộc tập trận mới nhất trong một chuỗi dài các hành động của Trung Quốc, nhằm khẳng định các yêu sách hàng hải trái pháp luật và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”.

Hôm thứ Năm (27/8), Hải quân Hoa Kỳ tuyên bố trên Twitter rằng tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin của họ đã tiến hành “các hoạt động thường lệ ở vùng biển” gần quần đảo Hoàng Sa để đảm bảo khu vực “Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và mở cửa”.

Chính quyền Trung Quốc đã gia tăng sự xâm lược ở khu vực trong khi Hoa Kỳ chống lại các mối đe dọa từ chính quyền này.

Các quốc gia, bao gồm Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền với các đảo, bãi đá ngầm và bãi đá trên tuyến đường biển chiến lược.

Bắc Kinh đã sử dụng “đường chín đoạn” để tuyên bố chủ quyền trên 90% khu vực Biển Đông, bất chấp phán quyết pháp lý của Liên Hợp Quốc năm 2016 đã bác bỏ tuyên bố này của Bắc Kinh.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh luôn tìm cách củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình bằng cách xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo và rạn san hô trong khu vực. Chính quyền này cũng đã triển khai các tàu tuần duyên và tàu đánh cá Trung Quốc để đe dọa các tàu nước ngoài, chặn đường vào các tuyến đường biển đồng thời chiếm giữ các bãi cạn và đá ngầm.

Vào ngày 13/7, Hoa Kỳ đã chính thức bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông, khi Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng các tuyên bố đó là “hoàn toàn bất hợp pháp” và Trung Quốc đang tiến hành một “chiến dịch uy hiếp để kiểm soát” khu vực này.

Tuần này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa 24 công ty thuộc chính phủ Trung Quốc vào danh sách đen thương mại, vì những công ty này đã tham gia vào công cuộc quân sự hóa Biển Đông của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng thông báo rằng, họ sẽ áp dụng các hạn chế về thị thực đối với các công dân Trung Quốc chịu trách nhiệm về hoạt động quân sự hoá ở Biển Đông.

Một số chuyên gia về Trung Quốc cho rằng, dù Bắc Kinh tỏ ra cứng rắn nhưng có thể họ sẽ không muốn tham gia vào một cuộc xung đột thực sự với Hoa Kỳ.

Trung Quốc bắn các tên lửa

Ngày 27/8, kênh truyền thông Nhật Bản NHK đưa tin rằng Trung Quốc đã bắn 4 tên lửa đạn đạo về phía Biển Đông vào ngày trước đó, trích dẫn các nguồn tin quân sự giấu tên của Mỹ. NHK cho biết tên lửa rơi xuống khu vực giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc.

Trong khi đó, tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin giấu tên thân cận với quân đội Trung Quốc đã đưa tin rằng, Bắc Kinh đã bắn 2 tên lửa vào ngày 26/7, một là DF-26B và một là DF-21D.

Theo báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc năm 2019 trước Quốc hội, DF-26 là tên lửa có đầu đạn hạt nhân có thể bắn xa 4.000 km, và DF-21D là loại tên lửa đạn đạo chống hạm, có thể bắn xa tới 1.500 km.

Vào tháng 3/2019, quan chức của Lầu Năm Góc Alan R. Shaffer cho biết tại một hội nghị quân sự rằng DF-26 có thể bắn đến đảo Guam – một lãnh thổ của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương và là một trạm tiếp tế chính cho lực lượng Hoa Kỳ.

Các quan chức Trung Quốc đã giữ bí mật về các vụ phóng tên lửa. Trong cuộc họp giao ban hàng ngày vào chiều ngày 28/8, khi được hỏi về tuyên bố của Lầu Năm Góc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên không trả lời về các vụ phóng tên lửa này; thay vào đó, ông Triệu cáo buộc Hoa Kỳ là “kẻ hủy diệt và gây rối” cho sự ổn định ở Biển Đông.

Một ngày trước đó, trong một cuộc họp báo, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian cho biết, các cuộc tập trận “không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào” nhưng không đề cập đến các vụ phóng tên lửa.

Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận

Bắc Kinh đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở 3 tuyến đường biển khác gần Trung Quốc: Biển Bột Hải, Hoàng Hải và Biển Hoa Đông.

Ông Wu Qian cũng đã phát biểu tại cuộc họp báo hôm 28/8 về cuộc tập trận quân sự của PLA ở gần khu vực quốc đảo Đài Loan vào đầu tháng này, và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin đi qua eo biển Đài Loan vào tuần trước.

Ông Wu tuyên bố: “Chúng tôi liên tục tổ chức các cuộc diễn tập chiến đấu ở eo biển Đài Loan nhằm vào các lực lượng nước ngoài, nhằm vào các lực lượng ly khai đòi độc lập Đài Loan”.

Bắc Kinh luôn tự tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình, trong khi Đài Loan là một quốc đảo tự trị có chính phủ, quân đội cùng hệ thống tiền tệ riêng và thực hiện bầu cử dân chủ. Hoa Kỳ đã

liên tục điều tàu quân sự của mình đến gần Đài Loan, ngoài việc bán vũ khí, để hỗ trợ đảo quốc này phòng thủ trước các hành động khiêu khích quân sự của Bắc Kinh.

Trước đây, chính quyền Trung Quốc cũng sử dụng luận điệu tương tự để cáo buộc Hoa Kỳ hỗ trợ cho sự chia rẽ giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Vào ngày 10/8, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã đăng một bài xã luận nói rằng, Hoa Kỳ đang sử dụng Đài Loan “như một con tốt của mình để kiềm chế Trung Quốc đại lục”.

Vào ngày 13/8, Thời báo Hoàn cầu đăng một bài báo viết rằng các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan nhằm mục đích ngăn chặn “mối liên hệ khiêu khích và nguy hiểm giữa đảo [Đài Loan] và Hoa Kỳ”.

Bài báo dẫn lời một nhà phân tích Trung Quốc: “Nếu Mỹ và Đài Loan ly khai, PLA có thể thực hiện nhiều biện pháp đối phó hơn, bao gồm các cuộc tập trận tên lửa đạn thật ở phía đông đảo Đài Loan và gần đảo Guam”.

Máy bay Hoa Kỳ

Tuần này, Bắc Kinh cũng cáo buộc Hoa Kỳ đã “xâm phạm” vùng cấm bay của Trung Quốc khi một máy bay trinh sát U-2 của Hoa Kỳ bay qua vùng Biển Bột Hải trong khi các cuộc tập trận của Trung Quốc đang diễn ra tại đó.

Trong cuộc họp báo ngày 25/8, ông Wu nói việc máy bay U-2 bay qua cuộc tập trận của Trung Quốc là một hành động “khiêu khích”.

Trong một tuyên bố trên hãng tin CNN, Lực lượng Hàng không Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết, chuyến bay U-2 “được thực hiện trong khu vực hoạt động của Ấn Độ – Thái Bình Dương và tuân theo các quy tắc cũng như quy định quốc tế được chấp nhận về các chuyến bay”.

Trong một video đăng trên trang Facebook cá nhân hôm 28/8, Nhà lập pháp Đài Loan Wang Ting-yu cho rằng quyết định bắn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc là để “đáp trả” việc Hoa Kỳ điều máy bay do thám bay qua các cuộc tập trận của Trung Quốc.

Tờ Nhật báo Nhân dân của nhà nước Trung Quốc cũng đưa tin rằng, một máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon của Hoa Kỳ đã bay vào khu vực Biển Đông qua Kênh Bashi – một tuyến đường biển giữa Philippines và Đài Loan – hôm 27/8.

Một ngày trước đó, một máy bay trinh sát RC-135 của Hoa Kỳ bay vào khu vực Biển Đông cũng qua kênh này. Ngày 25/8, một máy bay trinh sát Challenger 650 của Hoa Kỳ cũng bay qua khu vực Biển Đông, theo các quan chức Trung Quốc.

Nhà bình luận về các vấn đề Trung Quốc có trụ sở tại Hoa Kỳ Tang Jingyuan cho biết, tuy Bắc Kinh gần đây tỏ ra hung hăng, nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn chưa chuẩn bị cho chiến tranh.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Tang phân tích rằng Bắc Kinh đã chọn không điều máy bay chiến đấu để đánh chặn các máy bay do thám của Mỹ bay qua khu vực Biển Bột Hải và Biển Đông. Ngoài ra, các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng không đăng tải nhiều về những vụ việc này, cho thấy Bắc Kinh không dám gây hấn về các hành động này.

Phản ứng của các nước

Một số quốc gia bày tỏ quan ngại về các động thái của Trung Quốc. Theo báo Nhật Bản Mainichi, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, khi trả lời câu hỏi về các vụ phóng tên lửa của Trung Quốc trong cuộc họp báo hôm 27/8, đã tuyên bố: “Đất nước chúng ta phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động nào làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông”.

Đài Loan, vốn coi Trung Quốc là nước láng giềng thù địch đe dọa chủ quyền của quốc đảo, trong nhiều năm đã bày tỏ quan ngại về các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong khu vực. Hôm 27/8, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu tại một diễn đàn trực tuyến do Viện Chính sách Chiến lược Úc tổ chức, đã bày tỏ quan ngại về những xung đột “ngẫu nhiên” trong khu vực.

Bà Thái nói: “Chúng tôi mong đợi và hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục kiềm chế, phù hợp với nghĩa vụ của họ với tư cách là một cường quốc trong khu vực”.

Thượng nghị sĩ Mỹ Marsha Blackburn viết trên tài khoản Twitter cá nhân để kêu gọi có thêm các hành động chống lại Bắc Kinh.

Bà Blackburn đăng: “Chúng ta sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc tập trận đa phương và các hoạt động tự do hàng hải trong vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương và sẽ không run sợ trước sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc”.

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jim Risch đã ra một tuyên bố hoan nghênh động thái của chính quyền Tổng thống Trump trong việc trừng phạt các công ty và cá nhân hỗ trợ ĐCSTQ xâm lược Biển Đông.

Ông Risch nói: “Điều quan trọng là các nhà đầu tư và doanh nghiệp Hoa Kỳ phải biết rằng, các công ty của Trung Quốc tham gia vào quá trình quân sự hóa Biển Đông đang hiện diện trên thị trường vốn của chúng ta”.

Nguyễn Minh

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/lau-nam-goc-canh-cao-trung-quoc-ve-vu-phong-ten-lua-dan-dao-o-bien-dong-66214.html

 

Biển Đông: Cố vấn an ninh Mỹ nói

 tuyên bố chủ quyền của TQ là ‘lố bịch’

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Robert O’Brien, gọi những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông là “lố bịch”, theo SCMP.

Ông Robert O’Brien cũng thông báo các cuộc gặp sắp tới với những người đồng Nhật Bản, Ấn Độ và Úc để tăng cường quan hệ đối tác quốc phòng trong khu vực.

TQ thông báo tập trận lớn ở Hoàng Sa, VN quan ngại

Trung Quốc bắn hai tên lửa vào Biển Đông để ‘cảnh báo Mỹ’

Học giả TQ: ‘VN có thể nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa cho Bắc Kinh’

Biển Đông: TQ lại nạo vét tại đảo Phú Lâm nơi VN tuyên bố chủ quyền?

Ông Robert O’Brien nói rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông – nơi Việt Nam, Indonesia, Philippines và các nước Đông Nam Á khác tuyên bố một phần chủ quyền – đã bị “tất cả các nước lớn, tất cả các nước có biển bác bỏ”.

Phát biểu của ông O’Brien được đưa ra trong một cuộc thảo luận trực tuyến với Paula Dobrianky, phó Chủ tịch Trung tâm Scowcroft về Chiến lược và An ninh của Hội đồng Đại Tây Dương.

“Tuyên bố của Trung Quốc đã bị [một tòa án] về Luật Biển bác bỏ, và bây giờ họ tham gia vào các cuộc tập trận quân sự ở những vùng biển mà họ coi là của mình,” ông O’Brien đề cập đến phán quyết năm 2016 của tòa án tại The Hague, trong đó xác định Trung Quốc không có “quyền lịch sử” đối với Biển Đông.

“Hoa Kỳ sẽ không lùi bước so với các nguyên tắc lâu nay của mình rằng các tuyến đường biển trên thế giới và vùng biển quốc tế phải được tự do đi lại, điều này cũng tương tự như vậy với không gian và quyền trên không trong không phận quốc tế.”

Bắc Kinh đã bác bỏ phán quyết của tòa ở The Hague, cho rằng nó là “không có ràng buộc pháp lý”.

Ông O’Brien cho biết các cuộc họp cấp cao của “Bộ Tứ”, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đang được lên kế hoạch và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompe sẽ gặp ngoại trưởng của các nước này vào tháng 9 và tháng 10

Ông O’Brien cũng nhắc đến hệ thống giám sát và tính điểm công dân ở Trung Quốc và cho rằng việc Mỹ phản đối Trung Quốc là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn nhằm thách thức chủ nghĩa toàn trị mà Washington và các đồng minh đã thực hiện kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc.

“Bạn có một Đảng Cộng sản Trung Quốc là người thừa kế … Đảng Cộng sản Nga của Stalin,” ông nói. “Họ có toàn quyền kiểm soát người dân của họ và … [và] hiện đang khai thác quyền kiểm soát đó ở những nơi như Hong Kong, nơi họ vứt bỏ tuyên bố Trung-Anh và áp đặt luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong,

“Họ đang bắt nạt, Trung Hoa Dân Quốc, Đài Loan, họ đang cố gắng bắt nạt Ấn Độ,” O’Brien nói thêm. “Điều đó sẽ khó khăn hơn đối với họ vì người Ấn sẽ không chấp nhận điều đó. Họ sẽ đứng lên bảo vệ quyền chủ quyền của chính họ. “

Tranh chấp giữa Bắc Kinh và Washington về Biển Đông ngày càng leo thang kể từ khi Bắc Kinh bắt đầu hoạt động cải tạo đất vào năm 2016 ở một số địa ở quần đảo Trường Sa và xây dựng một thành phố mới trên một trong những hòn đảo – Tam Sa trên đảo Phú Lâm.

Chính quyền Trump đưa ra lời thách thức trực tiếp đối với các tuyên bố của Trung Quốc bằng cách gọi chúng là “hoàn toàn bất hợp pháp”.

Mới đây, Trung Quốc đã bắn hai tên lửa vào Biển Đông để phản ứng lại việc mà Trung Quốc cho rằng Mỹ đã đưa máy bay do thám vào vùng biển ‘cấm’ – nơi Bắc Kình đang diễn tập bắn đạn thật.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53956434

+ Ý kiến
Powered by Blogger.