Hải Ngoại Ngày Nay


LIÊN KẾT HẢI NGOẠI YỂM TRỢ QUỐC NỘI ĐẤU TRANH

GIẢI THỂ CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI VIỆT CỘNG

GIẢi TRỪ HIỂM HỌA XÂM LĂNG TRUNG CỘNG

Tin kthhắp nơi – 19/05/2019

Monday, May 20, 2019 5:51:00 AM // ,

Tin khắp nơi – 19/05/2019

Ông Trump tung đòn hiểm

khi ký sắc lệnh cản đường Huawei?

Sắc lệnh hành pháp mới sẽ mở đường để Mỹ cấm hoạt động làm ăn với Tập đoàn Huawei giữa các lo ngại về rủi ro an ninh từ gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc.
Theo giới quan sát, cả Mỹ và Trung Quốc đều hiểu rằng đối phương sẽ sử dụng những biện pháp ngoài thuế quan để tiếp tục cuộc chiến thương mại.
Đòn hiểm thủ sẵn
Khi số phận của giám đốc tài chính Tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc, bà Mạnh Vãn Chu, còn chưa được định đoạt, Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố ông sẽ can thiệp vụ án này, nếu điều đó giúp đẩy nhanh quá trình đàm phán thương mại.
Nay, sau nhiều biện pháp trả đũa thuế quan giữa hai bên, ông Trump cuối cùng đã dùng đến con bài Huawei để tăng sức nặng trên bàn đàm phán.
Tổng thống Mỹ ngày 15-5 ký sắc lệnh hành pháp cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông được sản xuất bởi những công ty thuộc diện đe dọa an ninh quốc gia.
Tuy không nêu tên bất kỳ quốc gia hay công ty nào cụ thể, nhưng sắc lệnh này được coi là nhắm thẳng đến Huawei, theo Reuters.
Không chỉ Mỹ bắt đầu hành động, Trung Quốc cũng đang “leo thang” cuộc đấu này theo cách ít ai ngờ đến nhất.
Bloomberg ngày 16-5 đưa tin lượng trái phiếu kho bạc Mỹ do Trung Quốc nắm giữ đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 3-2017.
Tuy Bắc Kinh chỉ bán ra một lượng nhỏ khoảng 10,4 tỉ USD trái phiếu, điều này cũng đủ đẩy lượng nắm giữ của Trung Quốc xuống còn 1,12 nghìn tỉ USD, theo báo cáo ngày 15-5 của Bộ Tài chính Mỹ.
Giới quan sát đánh giá động thái này của Bắc Kinh khá bất thường, khi thế giới đang trên đà mua vào nợ Mỹ dưới hình thức trái phiếu. Hiện tổng lượng nợ thuộc chủ sở hữu nước ngoài của Mỹ đang ở mức cao kỷ lục 6,47 nghìn tỉ USD.
Trái phiếu kho bạc cùng nhiều loại tài sản khác của Mỹ đóng vai trò như công cụ dự trữ ngoại hối của Bắc Kinh. Việc bán tháo có thể khiến lượng tài sản Trung Quốc còn nắm giữ mất giá.
Vì vậy, các chuyên gia từng nhiều lần bác bỏ khả năng Trung Quốc sẽ dùng việc biện pháp này để leo thang cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, động thái mới từ phía Trung Quốc đã khiến giới chuyên gia trở nên cảnh giác.
“Gần như trong tất cả cuộc gặp khách hàng, tôi đều nhận được câu hỏi liệu biện pháp này có thể được sử dụng hay không. Nhìn vào kích cỡ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và các
cuộc bàn luận về vấn đề này, tôi nghĩ thị trường thật sự nên cảnh giác”, ông Torsten Slok, kinh tế trưởng của Ngân hàng Deutsche Bank, nhận định.
Ông Trump tung đòn hiểm khi ký sắc lệnh cản đường Huawei? – Ảnh 3.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bìa trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (bìa phải) tại cuộc gặp song phương ở Argentina – Ảnh: REUTERS
Hậu quả khôn lường
Ông Trump ngày 14-5 từng đăng trên Twitter của mình như sau: “Trung Quốc sẽ bơm tiền vào hệ thống và có thể cắt giảm cả lãi suất như thường lệ để bù đắp cho công việc kinh doanh đang và sẽ thua lỗ. Nếu Cục Dự trữ liên bang (FED) có thể ‘so găng’, trò chơi sẽ chấm dứt, chúng ta thắng cuộc!”.
Đây không phải là lần đầu tiên tổng thống Mỹ nhắc đến yêu cầu hạ lãi suất đối với FED. Ông Trump từng nhiều lần chỉ trích chủ tịch Jerome Powell sau khi FED liên tục tăng lãi suất trong năm 2018.
Dĩ nhiên FED cũng không ít lần khước từ ông Trump. Thế nhưng, CNN dự đoán tình hình có thể sẽ thay đổi khi chiến tranh thương mại diễn biến phức tạp hơn.
Theo doanh nghiệp tài chính Chicago Mercantile Exchange (CME), xác suất FED giảm lãi suất vào cuối năm nay đã đạt 70%, tăng từ 31% so với một tháng trước.
Chủ tịch FED tại Boston, Eric Rosengren, vẫn để ngỏ khả năng lãi suất sẽ giảm, tuy phía bản thân ông không nghĩ trường hợp này xảy ra.
“Nếu tác động của các loại thuế nhập khẩu, cùng với bất kỳ phản ứng nào từ thị trường, kiềm hãm đà tăng trưởng, chúng ta đều có sẵn đối sách, trong đó có việc hạ lãi suất”, ông Rosengren nhận định.
Bên cạnh việc bán tháo trái phiếu, Bắc Kinh có thể sử dụng những rào cản phi thuế quan khác đối với hàng hóa Mỹ. Ví dụ như trì hoãn xét duyệt nhập khẩu các mặt hàng nông sản, theo ông James Green, cựu quan chức Văn phòng Đại diện thương mại tại Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh.
Dù vậy, Trung Quốc có thể chịu nhiều rủi ro lớn nếu nâng việc trả đũa thuế quan sang phi thuế quan. Reuters nhận xét điều này có khả năng càng tô đậm ấn tượng Trung Quốc chơi không đẹp trong mắt nhà đầu tư ngoại.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28066-ong-trump-tung-don-hiem-khi-ky-sac-lenh-can-duong-huawei.html

Tổng thống Trump sắp ký sắc lệnh

khiến Huawei ‘không có cửa’ ở Hoa Kỳ

Reuters đưa tin, các quan chức Mỹ cho hay, Tổng thống Trump sẽ ký lệnh điều hành trong tuần này để cấm các công ty Mỹ sử dụng các sản phẩm của những nhà cung cấp viễn thông có thể gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, với mục đích cấm Huawei bước vào thị trường Mỹ.
Hiệu lực của lệnh hành pháp này xuất phát từ Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (International Emergency Economic Powers Act), trong trường hợp khẩn cấp khi an ninh Hoa Kỳ bị đe dọa, trao cho tổng thống quyền điều hành kinh doanh, mệnh lệnh hành pháp yêu cầu Bộ Thương mại phải làm việc với các cơ quan chính phủ khác để xây dựng kế hoạch thực hiện.
Tuy nhiên, quan chức Hoa Kỳ giấu tên cho biết, lệnh hành pháp này không nêu rõ tên công ty cụ thể đã được thảo luận trong hơn một năm trước, cứ kéo dài mãi không thực hiện, lần này, cũng không loại trừ khả năng không thực hiện.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang leo thang, giới chức Hoa Kỳ đã cáo buộc Trung Quốc giao dịch thương mại không công bằng, cũng như ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ bằng việc chuyển giao công nghệ bắt buộc.
Vào tháng 1/2019, các công tố viên Hoa Kỳ đã cáo buộc Huawei thông đồng với hai công ty con ở Washington để đánh cắp bí quyết kinh doanh của T-Mobile, đồng thời cáo buộc
Huawei và giám đốc tài chính của công ty, bà Mạnh Vãn Châu lừa đảo ngân hàng và viễn thông, và bán thiết bị công nghệ cao cho Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
Theo các bằng chứng do FBI cung cấp, nhiều công ty công nghệ cao của Trung Quốc như Huawei đã cài đặt một “cửa sau” trong thiết bị, và có khả năng sẽ được chính quyền Trung Quốc sử dụng để thực hiện hoạt động gián điệp.
Đứng trước áp lực quốc tế, Chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Lương Hoa (Liang Hua) cho biết hôm thứ Ba (14/5) Huawei sẵn sàng ký thỏa thuận không giám sát với chính phủ các nước bao gồm nước Anh, để đảm bảo thiết bị của Huawei đáp ứng các tiêu chuẩn không giám sát và không có cửa sau.
Luật Tình báo Quốc gia Trung Quốc quy định rõ ràng, bất kỳ doanh nghiệp và công dân Trung Quốc nào cũng có nghĩa vụ phải cung cấp dịch vụ thông tin tình báo cho Trung Quốc, nói cách khác, các đảm bảo trên của Huawei “nhạt và yếu” đối mặt với luật tình báo này.
Vào tháng 4/2018, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã bỏ phiếu thông qua đề xuất phương án, các công ty Hoa Kỳ nhận được tổng cộng 9 tỷ đô la quỹ hỗ trợ chính phủ, không được mua thiết bị hoặc dịch vụ từ các nhà cung cấp có khả năng gây ra mối đe dọa an ninh cho các mạng truyền thông Hoa Kỳ.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28041-tong-thong-trump-sap-ky-sac-lenh-khien-huawei-khong-co-cua-o-hoa-ky.html

Donald Trump bắn tin: Bất an ở TQ tìm đến Việt Nam

Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang đến hồi cao điểm. Tổng thống Donald Trump nhắn nhủ rằng nhiều công ty bị áp thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các quốc gia khác. Thực tế đang diễn ra như vậy.
Chờ “người khổng lồ”
Sau khi áp thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter: “Người mua có thể hoàn toàn tránh được thuế nếu mua hàng từ những nước không bị áp thuế hoặc sản phẩm nội địa Mỹ (lựa chọn tốt nhất). Nhiều công ty bị áp thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các quốc gia khác tương tự ở châu Á. Đó là lý do Trung Quốc rất muốn có một thỏa thuận!”.
Thực tế, sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung nổ ra, nhiều doanh nghiệp từ Trung Quốc đã chọn Việt Nam làm điểm đến.
Ông Nguyễn Thành Phương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Sao Đỏ, cho biết: Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là một trong những cơ hội tốt nhất hiện nay trong chiến lược thu hút đầu tư. Nó có tác động rất lớn đến các nhà đầu tư hiện nay. Vừa qua Sao Đỏ đã làm việc với đội ngũ đông đảo DN, nhà đầu tư của Trung Quốc. Họ mong muốn dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang. Đây là cơ hội. Chúng tôi đang tích cực chuẩn bị cơ sở hạ tầng và cung cấp diện tích mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
“Chúng tôi đã làm việc với khoảng 60 nhà đầu tư đến từ Trung Quốc. Nhiều DN lớn, nhà đầu tư có thương hiệu đầu tư trên toàn cầu cả Mỹ, EU,… Tập đoàn Sao Đỏ cũng đang đàm phán khá sâu với khoảng 15 DN, hy vọng cuối năm nay và năm tới sẽ chốt, kết thúc quá trình đàm phán, đưa vào vào đầu tư”, ông Nguyễn Thành Phương nói.
“Chúng tôi dự kiến diện tích khu công nghiệp họ có thể thuê khoảng 120ha và diện tích này đang sẵn sàng bàn giao. Nếu với số lượng như vậy, DN lấp đầy được thêm khoảng 10%. Nhà đầu tư đến từ rất nhiều ngành nghề, đa số là trong lĩnh vực sản xuất về cơ khí chế tạo, đồ nội thất, sản phẩm công nghiệp”, ông Phương cho hay.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung dường như cũng đã thúc đẩy Apple gia tăng hiện diện ở Việt Nam.
Tháng 5/2016, Công ty Apple Việt Nam được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh.
Đến năm 2018, một thông tin ít được đề cập: Apple thành lập pháp nhân thứ hai tại Hà Nội. Đó chính là văn phòng phụ trách hoạt động mua sắm của Apple tại Hà Nội. Đáng chú ý, trên toàn thế giới Apple chỉ có 3 văn phòng, và văn phòng ở Việt Nam là một trong số đó.
Tháng 3/2019 một lãnh đạo cấp cao của Apple đã sang Việt Nam để làm việc với hàng loạt bộ ngành về kế hoạch ở Việt Nam. Nhiều chính sách đã được Apple đề đạt lên các cơ quan của Việt Nam.
Theo tìm hiểu, cuối tháng 3/2019, Apple đã khai trương văn phòng điều hành để quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
Apple thông qua doanh nghiệp cung ứng bên thứ ba để đặt hàng sản xuất và lắp ráp thiết bị và linh kiện cho các sản phẩm của mình. Một nguồn tin cho biết, Apple có kế hoạch nâng gấp đôi lượng linh kiện đặt hàng các DN ở Việt Nam.
Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho thấy sự đột biến khi các nhà đầu tư Trung Quốc đứng đầu bảng đầu tư vào Việt Nam.
Trong 4 tháng đầu năm 2019, tính riêng đầu tư của Trung Quốc và Hồng Kông và Macao tại Việt Nam đạt 6,44 tỷ USD, chiếm 44,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Các doanh nghiệp Trung Quốc và Hồng Kông đầu tư chủ yếu thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam.
Donald Trump bắn tin: Bất an ở Trung Quốc tìm đến Việt Nam
Mỹ – Trung Quốc đang rất căng thẳng.
Còn nghe ngóng
Dù hứng khởi với việc các nhà đầu tư tìm đến, song, ông Nguyễn Thành Phương không quên nêu lên thực tế phải chọn lọc cẩn thận nhà đầu tư.
Theo ông Phương, không riêng gì Việt Nam, các quốc gia khác đều rất thận trọng bởi trong số các nhà đầu tư, có không ít DN nhỏ lẻ ứng dụng công nghệ thiết bị không tiên tiến, có vấn đề liên quan đến môi trường. Vì thế, tập đoàn Sao Đỏ cũng như TP. Hải Phòng rất chú trọng điều này.
Về làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc qua Việt Nam do tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, TS. Trần Toàn Thắng, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, Bộ KH-ĐT cho rằng phải chờ thêm thời gian để khẳng định.
“Nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc không dễ dịch chuyển ngay sản xuất sang Việt Nam trong một thời gian ngắn 1-2 năm, khi bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung chưa biết sẽ kéo dài bao lâu”, TS Trần Toàn Thắng chia sẻ.
Hơn nữa, Mỹ cũng tuyên bố sẽ dành một khoảng thời gian 3-4 tuần chờ động thái từ Trung Quốc trước khi áp thuế thêm với khoảng 300 tỷ USD hàng hóa còn lại mà Trung Quốc đang xuất vào Mỹ. “Vì vậy, chắc chắn các nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc sẽ tiếp tục nghe ngóng, chứ chưa thể đưa ra ngay quyết định về dịch chuyển sản xuất sang ASEAN, trong đó có Việt Nam”, ông Thắng nói.
Theo vị chuyên gia này, nếu mức thuế 25% áp cho tất cả hàng hóa Trung Quốc đang xuất vào Mỹ (khoảng 550 tỷ USD) kéo dài mới dẫn đến hiện tượng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc qua Việt Nam. Còn chỉ một vài nhà đầu tư dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam sẽ không tác động quá nhiều đến các chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu, vì tất cả nhà cung cấp trong chuỗi vẫn nằm ở Trung Quốc.
Ông Trần Toàn Thắng nhận định: Mỹ và Trung Quốc sẽ không để cuộc thương chiến kéo dài, vì nó ảnh hưởng quá lớn đến lợi ích kinh tế của cả hai cường quốc này.
Các dự án đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đều là của Trung Quốc.
Đó là Dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR.
Dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD do Goertek (Hongkong) co., Limited đầu tư tại Bắc Ninh.
Dự án Công ty TNHH lốp Advance Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký 214,4 triệu USD do Guizhou Advance Type Investment co.,ltd (Trung Quốc) đầu tư với mục tiêu sản xuất, tiêu thụ lốp, cao su và các sản phẩm liên quan tại Tiền Giang.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28076-donald-trump-ban-tin-bat-an-o-tq-tim-den-viet-nam.html

Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo đối với

các máy bay thương mại hoạt động trên vịnh Ba Tư

Washington DC – Vào hôm thứ Bảy (18 tháng 5), các nhà ngoại giao Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, các máy bay thương mại bay trên vịnh Ba Tư phải đối mặt với nguy cơ bị “nhận lầm,” trong bối cảnh căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Iran đang gia tăng.
Theo khuyến cáo này, các máy bay có thể gặp phải tình trạng nhiễu sóng đối với các công cụ điều hướng và hệ thống liên lạc. Khuyến cáo được đưa ra sau khi Cơ quan Hàng không Liên bang nhấn mạnh về những rủi ro trong khu vực quan trọng đối với du lịch hàng không toàn cầu, do căng thẳng hiện nay với Iran gây ra. Đồng thời, trước khi khuyến cáo này được công bố, tổ chức Lloyd’s of London cũng từng khuyến cáo về việc gia tăng rủi ro đối với việc chở hàng biển trong khu vực.
Hãng hàng không Emirates tuyên bố rằng, họ nhận được khuyến cáo này và liên lạc với các cơ quan liên hệ trên toàn thế giới, nhưng ở thời điểm hiện tại không có thay đổi nào đối với hoạt động bay của hãng.
Hiện nay, ngày càng có nhiều mối lo lắng về cuộc xung đột với Iran, kể từ khi Tòa Bạch Ốc ra lệnh cho tàu chiến và oanh tạc cơ di chuyển tới khu vực vịnh Ba Tư để chống lại mối đe dọa từ Iran.
Trong khi đó, các nhà chức trách cho rằng có một hoạt động phá hoại nhắm vào bốn tàu chở dầu ở ngoài khơi Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất. Theo các nhà chức trách, phiến quân liên kết với Iran ở Yemen nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào đường ống dẫn dầu quan trọng của Saudi Arabia. Bên cạnh đó, phía Saudi Arabia trực tiếp đổ lỗi cho Iran về vụ tấn công bằng máy bay không người lái.
Hôm thứ Năm, một tờ báo địa phương có liên quan đến Hoàng gia Al Saud kêu gọi Hoa Kỳ tiến hành các cuộc tấn công vào Tehran. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-dua-ra-khuyen-cao-doi-voi-cac-may-bay-thuong-mai-hoat-dong-tren-vinh-ba-tu/

Donald Trump có đang chống lại cả thế giới?

Còn nước nào Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa nhắm đến bằng chiến tranh thương mại?
Ngoài “tuyến đầu” Trung Quốc, ông Trump còn đánh thuế lên Mexico, Canada, Liên minh châu Âu (EU), thậm chí cả Ấn Độ. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, cũng khiến ông giận dữ nhưng Tokyo chưa ký kết một thỏa thuận thương mại với Mỹ.
Được khuyến khích bởi nền kinh tế Mỹ “cực kỳ kiên cường”, ông Trump quyết định nâng thuế đánh vào hàng nhập khẩu Trung Quốc với niềm tin người tiêu dùng Mỹ sẽ không hề bị ảnh hưởng. Nhưng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc chỉ là “tranh cãi vặt” trong số nhiều mặt trận khác mà ông khiêu chiến, thậm chí cả Quốc hội Mỹ, khi áp chủ nghĩa dân tộc của mình lên phần còn lại của thế giới, tạo ra “các sóng xung kích” khắp nền kinh tế toàn cầu.
Theo nhà phân tích Zachary B. Wolf của hãng tin CNN, động thái hăng hái của ông Trump đã khiến nhiều công ty Mỹ “hoảng loạn”. Những người nông dân chịu thương tổn bởi chiến tranh thương mại đang phải tìm nguồn hỗ trợ chi trả lên tới nhiều tỷ đôla từ người đóng thuế. Các nhà sản xuất ôtô thì đứng ngồi không yên chờ các mức thuế riêng rẽ mà ông Trump đang tính toán áp đặt. Ngay cả giá cà chua cũng có nguy cơ tăng vọt vì ông Trump.
Hành động của Tổng thống Mỹ bắt nguồn từ chính thông điệp của ông. Theo ông, Mỹ là nền kinh tế lớn nhất và mạnh nhất toàn cầu nhưng lại đang bị đẩy ra xung quanh. “Chúng ta là những con heo đất mà mọi người muốn lợi dụng hoặc bòn rút. Chúng ta không thể để điều đó tiếp diễn nữa”, lãnh đạo Nhà Trắng tuyên bố.
Ý niệm mà ông Trump đang chiến đấu vì công bằng thương mại đang là trọng tâm quan điểm của Trump. Ông thậm chí muốn mọi người tin rằng dù họ đọc tin tức về thuế và các các đòn đáp trả thì những gì đang xảy ra với Trung Quốc không phải là một cuộc chiến thương mại mà chỉ là “một cuộc tranh cãi nhỏ”. Và Mỹ đang ở “một vị thế rất mạnh”.
Bên cạnh đó, ông cho rằng nếu “bạn không đối xử với Mỹ công bằng thì bạn sẽ bị đánh thuế”.
Từ tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Trump đã có vẻ muốn khởi đầu một khẩu hiệu mới khi bảo vệ các mức thuế mà ông áp lên hàng nhập khẩu. “Họ sẽ ‘Bị đánh thuế’!”, ông nói về những nước mà ông nghĩ không đối xử với Mỹ một cách công bằng. Một tuần sau đó, ông ra tay với Trung Quốc bằng các mức thuế đánh lên lượng hàng hóa tổng trị giá 200 tỷ USD. Và gần đây nhất, ông thông báo nâng thuế đánh lên số hàng hóa đó, từ mức 10% lên 25%.
Ba đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ hiện nay là Mexico, Canada và Trung Quốc, cộng lại chiếm tới 43% tổng kim ngạch thương mại của Mỹ với các nước khác. Ông Trump đều đã giáng các đòn thuế lên ba nước này và đến giờ đều chưa đạt được thỏa thuận thương mại mới nào.
Theo Zachary B. Wolf, đương kim Tổng thống Mỹ có thể sắp hết “đòn hiểm” để đem ra dọa dẫm. Năm ngoái, Trump đánh thuế lên hàng hóa Trung Quốc và dọa sẽ ra tay tiếp nếu hai bên không đạt thỏa thuận vào tháng 3. Đến tháng 2, ông thông báo lùi thời hạn này. Nhưng đến nay, khi đàm phán thương mại bế tắc, ông quyết định tăng thuế đánh lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và cân nhắc đánh thuế thêm lên lượng hàng 300 tỷ USD, tức là gần như với tất cả những gì Trung Quốc bán cho Mỹ.
Và đó không chỉ là hạn chót duy nhất. Ngày 18/5 tới cũng là hạn Donald Trump phải hồi đáp về một báo cáo ông yêu cầu về các mức thuế có thể đánh lên ôtô nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu, mặc dù dư luận trong ngành và ở châu Âu đang kỳ vọng ông sẽ tìm cách trì hoãn quyết định.
Hiện nay, đàm phán thương mại với Trung Quốc đang bị sa lầy, các thị trường bị xáo trộn, và nông dân cũng như người bán lẻ nước này đang “quá hoảng sợ”. Ông Trump vẫn khẳng định trên Twitter: “Chúng ta ở đúng vị thế mình mong muốn với Trung Quốc. Hãy nhớ, họ đã phá vỡ thỏa thuận với chúng ta và tìm cách đàm phán lại. Chúng ta sẽ nhận về Hàng Chục Tỷ Đôla tiền Thuế từ Trung Quốc. Người mua sản phẩm có thể tự làm điều đó ở Mỹ, hoặc mua từ những nước không bị đánh thuế… “.
Có thể nói, nhiệm kỳ tổng thống được Donald Trump dành vào việc phóng chiếu sức ảnh hưởng, đưa ra vô số đe dọa, yêu cầu không ít nhượng bộ và thẳng tay giáng thuế lên các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Tuy nhiên, những gì ông nhận được đến nay là một thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc – mà bối cảnh của nó chính là Triều Tiên với tham vọng hạt nhân.
Lời hứa tái lập thương hiệu và cập nhật NAFTA – mà ông Trump gọi là thỏa thuận thương mại Mỹ – Mexico – Canada – cũng đang từ từ “chìm xuồng” vì Nhà Trắng không thể thúc đẩy thỏa thuận được thông qua trước khi phe Dân chủ kiểm soát Hạ viện hồi tháng 1.
Một quốc hội không đồng tình với Tổng thống cũng có thể khiến Trump khó mà cấp thêm khoản viện trợ nhiều tỷ đôla nữa cho nông dân Mỹ đang bị tổn thương vì chính sách thuế của ông.
Ngay khi lên làm Tổng thống, một trong những việc đầu tiên ông Trump làm là chính thức khai tử Hiệp định TPP mà 11 nước cùng chính quyền Barack Obama đã dày công đàm phán. Các nước khác ở Thái Bình Dương sau đó vẫn tiếp tục Hiệp định mà không có Mỹ. Phía ông Trump cam kết sẽ tìm kiếm các thỏa thuận song phương nhưng lại làm điều đó không phải với củ cà rốt mà với gậy và thuế.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28080-donald-trump-co-dang-chong-lai-ca-the-gioi.html

Nhiều gia đình di dân bị tạm giữ

được chuyển đến thành phố San Diego

Los Angeles, California – Cơ quan Quan thuế và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) cho biết, bắt đầu từ thứ Sáu (ngày 17 tháng 5), hàng trăm người di dân bất hợp pháp đang bị tạm giam tại các cơ sở ở Texas đã được chuyển đến thành phố San Diego để tiến hành giải quyết đơn xin tỵ nạn.
Các viên chức biên giới cho biết họ đang chuẩn bị kế hoạch đưa hàng ngàn gia đình di dân bằng máy bay đến những nơi khác cách xa biên giới phía nam Hoa Kỳ – Mexico. CBP cho biết số người bị bắt tại biên giới kể từ ngày 1 tháng 10 là gần 520,000, cao nhất trong một thập kỷ qua. Trong tuần qua, có trung bình 4,500 vụ bắt giữ mỗi ngày.
Trong một tuyên bố, CBP cho biết số lượng người di dân đông đảo khiến cơ quan không thể giải quyết và thả các gia đình trong vòng 20 ngày kể từ khi họ đến nơi tạm giam theo yêu cầu của luật pháp Hoa Kỳ.
Một viên chức CBP tại San Diego cho biết, hàng tuần, sẽ có 3 chuyến bay đưa người di dân từ Rio Grande Valley đến khu vực thành phố San Diego, với mỗi chuyển bay chở khoảng 130 người. Các chuyến bay được điều hành bởi Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE) sẽ hạ cánh tại phi trường quốc tế San Diego và những người di dân bị giam giữ sẽ được chuyển đến 8 trạm biên phòng trong khu vực San Diego. Theo Reuters, chương trình này không định thời hạn, và trẻ em trên chuyến bay phải có người đi kèm.
Tuyên bố của CBP cho biết các viên chức biên giới cũng đang có kế hoạch đưa người di dân từ Yuma đến El Centrol và từ Rio Grande Valley đến Laredo.
Theo nhiều cơ quan truyền thông, CBP cũng đang xem xét các chuyến bay đến các cơ sở của cơ quan ở thành phố như Detroit, Miami và Buffalo, New York. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/nhieu-gia-dinh-di-dan-bi-tam-giu-duoc-chuyen-den-thanh-pho-san-diego/

‘Kẻ hủy diệt’ Schwarzenegger bị tấn công ở Nam Phi

Một người đàn ông đã xông phi, đạp thẳng vào lưng ông Arnold Schwarzenegger tại một sự kiện thể thao ở Nam Phi hôm 18/5.
Reuters đưa tin, sau đó, cựu diễn viên từng làm thống đốc tiểu bang California của Mỹ đã trấn an người hâm mộ rằng mọi người không nên lo cho ông.
Ông Schwarzenegger, 71 tuổi, đang trò chuyện với người hâm mộ tại một sự kiện thể thao ở Johannesburg thì bị một người xông phi, đạp từ phía sau.
Cựu ngôi sao trong phim “Kẻ hủy diệt” cám ơn người hâm mộ trên Twitter đồng thời nói rằng “không có gì phải lo lắng” cho ông.
“Tôi nghĩ tôi chỉ bị đám đông chen lấn, xô đẩy như nhiều lần xảy ra”, ông viết. “Tôi chỉ nhận ra mình bị đá khi xem đoạn video như tất cả mọi người”.
Reuters đưa tin rằng đoạn video quay lại sự việc được ông Schwarzenegger đăng tải cho thấy ông không bị ngã sau khi bị đá.
Một nhân viên an ninh sau đó đã khống chế kẻ tấn công.
https://www.voatiengviet.com/a/k%E1%BA%BB-h%E1%BB%A7y-di%E1%BB%87t-schwarzenegger-b%E1%BB%8B-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-%E1%BB%9F-nam-phi-/4923571.html

Sinh suất tại Hoa Kỳ cứ giảm dần

Tú Anh
Với 327 triệu dân, Hoa Kỳ đứng thứ ba trên thế giới về dân số, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, chưa bao giờ số trẻ em chào đời lại thấp như hiện nay. Sinh suất giảm 2% trong năm 2018 so với một năm trước. Hiẹn tượng này kéo dài từ bốn năm qua, buộc các nhà kinh tế và dân số phải xem xét lại dự báo.
Từ New York, thông tín viên Grégorie Pourtier tường thuật :
Tính trung bình, tỉ lệ sinh đẻ trong một nước là 2,1 trẻ con cho một phụ nữ. Nhưng ở Mỹ, tỉ lệ này quá thấp, chỉ có 1,7. Nói cách khác, đó là mức sinh thấp nhất thế giới.
Sinh suất giảm gần như ở mọi gốc gác và hạng tuổi, từ 35 đến 44, trừ phụ nữ ở Hawai và gốc các đảo nam Thái Bình Dương.
Theo nhiều chuyên gia, căn nguyên nguồn cội là do khủng hoảng kinh tế. Cách nay 10 năm thì có thể chấp nhận lối giải thích này, nhưng cũng có lý do nữa là rất khó lập gia đình khi mới bước vào đời. Các phương pháp ngừa thai hiệu quả cũng là một hệ quả. Từ năm 2007, phụ nữ trẻ ở độ tuổi 20 cũng sinh nở ít đi khoảng 4% mỗi năm.
Một giả thiết nữa là hiện tượng chương trình trực tuyến trên màn ảnh nhỏ. Các cặp nam nữ do dán mắt vào xem cho đến lúc mệt lả ngủ thiếp đi, bởi lẽ các chương trình trực tuyến không có những đoạn quảng cáo giúp cho người xem có chút thời giờ xả hơi để có thể xoay qua âu yếm, làm tình.
Sinh suất giảm còn gắn liền với tuổi thọ của người Mỹ : 78 tuổi, tức thấp hơn người Âu châu 4 năm. Nguyên nhân là nạn lạm dụng thuốc chống đau, thuốc an thần có hoạt chất là ma túy khiến hàng chục ngàn người chết vì quá liều lượng mỗi năm.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190519-sinh-suat-tai-hoa-ky-cu-giam-dan

Jane Goodall: ‘Con người

đang hủy hoại ngôi nhà duy nhất của mình’

Lâm LêGửi cho BBC Tiếng Việt
Jane Goodall là một trong những nhà khoa học, nhân chủng học và chuyên gia hàng đầu thế giới về tinh tinh.
Việt Nam tổ chức hội nghị động vật hoang dã
Bà vừa được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất trên thế giới của năm 2019, thuộc nhóm “Leader” – những chính khách hoặc nhà lãnh đạo có nhiều ảnh hưởng hoặc để lại những di sản quan trọng hoặc làm thay đổi nhận thức cho nhiều người khác.Dame Jane Morris Goodall, sinh ngày 3/4/1934 tại London, Anh. Bà là nhà linh trưởng học, tập tính học và nhân chủng học người Anh và là sứ giả hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Bà được xem là chuyên gia hàng đầu thế giới về tinh tinh nhờ những nghiên cứu không mệt mỏi về loài động vật hoang dã mà bà cho là một trong những loài động vật thông minh nhất, có tập tính xã hội cao nhất và gần gũi với con người nhất.
Năm 1960, khi ngoài 20 tuổi, Jane đã đến Kenya, châu Phi để nghiên cứu về tập tính và đời sống của loài tinh tinh. Bà đã có gần 60 năm sống và làm việc ở châu Phi và những nghiên cứu của bà được nhiều người đánh giá là “đã ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung và thế giới động vật nói riêng”.
Bà đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý và giải thưởng về bảo tồn động vật hoang dã như Đại sứ hoà bình của Liên hợp quốc năm 2002; Huy chương Benjamin Franklin vì sự nghiệp khoa học năm 2003. Bà còn được biết đến với tên gọi “người phụ nữ của tinh tinh”.
Jane Goodall còn là tác giả của hơn 25 cuốn sách, nhiều trong số đó là những tác phẩm thuộc loại “best-seller” do cách viết rất cuốn hút và sâu sắc của bà.
Một trong những cuốn sách nổi tiếng của bà là Tinh tinh ở Gombe (The Chimpanzees of Gombe, xuất bản năm 1986) hay Lý do của hy vọng (Reason for Hope, 1999)…
Cuốn Tinh tinh ở Gomble còn trở thành một trong những cuốn sách giáo khoa về nhân chủng học được tham khảo nhiều nhất. Cuốn sách của bà cũng ảnh hưởng đến các nghiên cứu về động vật học trong ngành sinh học và tâm lý học. Và cũng nhờ công trình này, Jane Goodall được xem là nhà khoa học hàng đầu của thế kỷ 20.
Những câu chuyện sâu sắc của bà về tinh tinh thông qua những cuốn sách, những chương trình truyền hình hay phim tài liệu vẫn gây kinh ngạc cho nhiều người cho đến tận hôm nay.
Hiện nay, dù đã 85 tuổi với gần 60 năm nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội và gia đình cả tinh tinh hoang dã trong Vườn Quốc gia Gombe Stream, Tanzania – Jane Goodall vẫn dành tới hơn 300 ngày để đi khắp thế giới, truyền đi thông điệp và những hành động thiết thực để bảo vệ động vật hoang dã và hệ sinh thái của trái đất.
“CON NGƯỜI ĐANG HỦY HOẠI NGÔI NHÀ DUY NHẤT CỦA HỌ”
Trong gần 300 ngày mỗi năm đi khắp thế giới để truyền những thông điệp bảo vệ môi trường và sự cân bằng của hệ sinh thái, người phụ nữ nhỏ bé này chú trọng đến chương trình Roots and Shoots (Cội nguồn và mầm xanh), một mạng lưới toàn cầu của Viện Jane Goodall (Jane Goodall Institute) ở gần 100 quốc gia trên thế giới để truyền cảm hứng đến hàng ngàn người trẻ. Năm 2007, bà đã từng đến Việt Nam để giới thiệu và quảng bá chương trình này với sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM.
Một trong những thông điệp mạnh mẽ nhất của bà là con người – sinh vật thông minh nhất trên trái đất đang phá hủy ngôi nhà của chính họ và kêu gọi hành động kịp thời để bảo vệ hệ sinh thái trước khi quá muộn.
Trong một bài viết trên tờ The Guardian, bà nói rằng trong những năm nghiên cứu về loài tinh tinh ở Vườn Quốc gia Gombe tại Tanzania, bà đã trải nghiệm được sự kỳ diệu của rừng mưa nhiệt đới và hiểu được rằng mọi sinh vật đều có sự kết nối lẫn nhau. “Mỗi loài, dù nhỏ bé đến đâu cũng đều có một vai trò trong bản giao hưởng đa dạng của cuộc sống mà người ta thường gọi là đa dạng sinh học. Việc thiếu hụt dù chỉ một loài cũng có thể tạo ra những hiệu ứng tiêu cực và dẫn đến sự thiệt hại khó lường cho toàn bộ hệ thống” – bà viết.
Động vật hoang dã thế giới ‘giảm 58% từ 1970′
Anh Quốc tịch thu thuốc ‘cổ truyền’ làm từ cao hổ cốt
Bảo vệ động vật hoang dã: ‘VN không thể làm ngơ’
Bà cho biết khi rời khỏi Gombe vào năm 1986, bà đã chứng kiến môi trường sống của tinh tinh đã bị phá hủy và khiến số lượng của loài linh trưởng này bị sụt giảm nhanh chóng như thế nào. Một trong những nguyên nhân chính là do các tập đoàn nước ngoài đã tiến hành việc khai thác gỗ, dầu mỏ, khai khoáng và đặc biệt là nạn buôn bán động vật hoang dã trái phét đã khiến chúng bị sụt giảm nghiêm trọng.
Bà cũng nói rằng, trái đất đang trải qua cuộc Đại tuyệt chủng lần thứ 6. Theo báo cáo gần đây của WWF (Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã), trong 40 năm qua, chúng ta đã mất tới 60% số lượng các loại động thực vật trên Trái đất.
“Mẹ thiên nhiên đang bị phá hủy với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết vì những lợi ích trước mắt của con người. Cùng với sự bùng nổ dân số và sự nghèo đói ở các nước kém phát triển khiến người ta phải phá hủy môi trường để sinh sống, bên cạnh đó là sự tham lam của những kẻ khác, những kẻ luôn muốn nhiều hơn thứ họ cần chính là nguyên do của những tai ương đang xảy ra trên hành tinh Trái đất”.
Tuy nhiên, trong các thông điệp của Jane Goodall, bà luôn nhấn mạnh đến sự tích cực nếu con người hành động kịp thời. Bà cho rằng thiên nhiên có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc và các loài bên bờ vực tuyệt chủng cần được trao thêm một cơ hội nữa. “Thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề tưởng chừng như không thể. Tôi luôn muốn mang đến hi vọng cho mọi người, vì ếu không, chúng ta tiếp tục thờ ơ và không hành động gì cả.”
Trang facebook của bà có gần 1,2 triệu người theo dõi và bà vẫn tiếp tục lan truyền những thông điệp tích cực để bảo vệ môi trường và động vật hoang dã, đặc biệt là loài tinh tinh.
Đôi khi Jane bị chỉ trích vì quan tâm quá nhiều đến động vật hoang dã trong khi trên thế giới cũng có hàng triệu người đang đau khổ, nghèo đói, chiến tranh.
Bà đáp lại rằng: “Hãy nghĩ thế giới sẽ ra sao nếu không có động vật? Nó sẽ sụp đổ nhanh chóng. Hệ sinh thái phải khỏe mạnh thì con người mới khỏe mạnh. Bằng cách bảo vệ các loài động vật hoang dã và hệ sinh thái, chúng ta cũng gián tiếp giúp đỡ con người. Chúng tôi cũng có những hành động gián tiếp để cải thiện cuộc sống của con người xung quanh môi trường sống của loài tinh tinh. Một trong những chương trình lớn nhất của chúng tôi ở châu Phi là cải thiện cuộc sống của người dân ở 52 ngôi làng xung quanh Vườn Quốc gia Gombe. Chúng tôi cũng có các chương trình tương tự ở Uganda, Cộng hòa Dân chủ Congo, Sénégal và Burundi.”
Nhóm các nhà khoa học trong nhóm bảo tồn của bà cũng huấn luyện những người dân địa phương, tình nguyện viên để họ có ý thức trong việc bảo vệ động vật hoang dã. Một trong những công cụ bảo tôn quan trọng nhất, theo bà, là trở thành đối tác với những người dân địa phương.
“QUYỀN VỐN CÓ CỦA MỌI SINH VẬT SỐNG”
Trong những năm 1960 của thế kỷ trước, Jane Goodall đã trở thành nhà linh trưởng học nổi tiếng nhất thế giới. Những nghiên cứu của bà về loài động vật này đã thay đổi nhận thức của con người. Bà cho rằng con người và tinh tinh không quá khác biệt như con người hình dung. “Họ hàng gần nhất của chúng ta cũng có tính cách cá nhân, ăn thịt và biết sử dụng công cụ để kiếm sống” – bà nói.
Năm 1965, bộ phim tài liệu dựa trên nghiên cứu của bà, có tên Miss Goodall and the Wild Chimpanzees với giọng dẫn chuyện của đạo diễn lừng danh Orson Welles đã biến bà trở thành một nhân vật nổi tiếng toàn cầu. Bà đã tận dụng sự chú ý đó để tài trợ cho các nghiên cứu diễn ra tại Vườn Quốc gia Gombe, Tanzania nơi bà đang thực hiện công việc bảo tồn ban đầu của mình. Dần dần, bà vượt xa khỏi vai trò của một nhà khoa học để khuyến khích giới trẻ toàn cầu trở thành những người ủng hộ môi trường và xã hội, phát triển các chương trình chống đói nghèo ở các khu vực bảo tồn thiên nhiên châu Phi.
Năm 2017, bộ phim tài liệu chân dung do National Geographic sản xuất, có tên Jane do bà đồng viết kịch bản với đạo diễn Brett Morgen và là nhân vật chính, tiếp tục tạo được tiếng vang khi đoạt 2 giải Emmy. Bộ phim này sử dụng một loạt các cảnh quay chưa từng được công bố, kể câu chuyện về những cuộc thám hiểm và nghiên cứu ban đầu của bà về loài tinh tinh ở Tanzania lúc còn trẻ, tập trung vào những đột phá của bà về khoa học hay mối quan hệ với người chồng là nhà quay phim Hugo Van Lawick. Những câu chuyện về Jane Goodall luôn là câu chuyện truyền cảm hứng mạnh mẽ cho khán giả.
Từ một nhà khoa học trẻ dấn thân ngoài 20 tuổi cho đến một bà lão 85 tuổi, Jane Goodall vẫn chưa bao giờ đánh mất sự nhiệt huyết của mình, đặc biệt là với loài tinh tinh. Trong một chia sẻ gần đây trên trang facebook cá nhân, bà lên tiếng và kêu gọi mọi người không nên chia sẻ video về một con tinh tinh đang “lướt” instagram trên chiếc điện thoại di động, vì cho rằng nó không phù hợp. Bà cho rằng, chúng cũng cần được bảo vệ đời sống riêng tư và sự an toàn, đặc biệt là trong môi trường nuôi nhốt ở các sở thú.
Vì những hoạt động không mệt mỏi và ảnh hưởng của bà, Time đã đưa Jane Goodall vào danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất trên thế giới của Time năm nay, bên cạnh các nghệ sĩ hay chính khách nổi tiếng.
Ngôi sao điện ảnh nổi tiếng Leonardo DiCaprio, đồng thời cũng là một nhà hoạt động về môi trường tích cực, đã viết về bà như sau:
“Tôi ngưỡng mộ Jane Goodall từ lâu trước khi chúng tôi gặp nhau. Tôi biết công việc mang tính bước ngoặt của bà với loài tinh tinh ở Gombe. Tôi đã đọc nhiều tài liệu về bà, đọc những cuốn sách do bà viết, nhưng chỉ đến khi tôi dành nhiều thời gian với Jane vài năm trước, tôi mới thực sự nhận thấy sự hiện diện của một trong những nhà lãnh đạo quan trọng và có ảnh hưởng nhất trên hành tinh. Jane đã chọn đến Tanzania ở tuổi 26 để nghiên cứu về tinh tinh, và nghiên cứu mà bà thực hiện ở đó, trong khu rừng rậm ở bờ đông hồ Tanganyika, đã có những đóng góp quan trọng cho khoa học.
Kể từ đó, bà đã cam kết bảo vệ môi trường của mình. Ngay cả bây giờ, ở tuổi 85, Jane dành gần như mỗi ngày để truyền bá sự lạc quan và nâng cao nhận thức trên toàn thế giới. Đây là một thông điệp mạnh mẽ để bảo vệ các quyền vốn có của mọi sinh vật sống, mang lại hy vọng cho các thế hệ tương lai và đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp chống lại mối đe dọa môi trường lớn nhất của biến đổi khí hậu. Bất cứ ai đã nghe bà nói, hoặc nghe câu chuyện của Jane, đều bị mê hoặc bởi cuộc sống và những di sản từ thiện của bà…”
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48287323

Thủ tướng Đức kêu gọi Châu Âu

chống lại các đảng cực hữu

Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày thứ Bảy kêu gọi Châu Âu chống lại các đảng cực hữu, nói rằng các phong trào dân túy muốn phá hủy các giá trị cốt lõi của Châu Âu như chống tham nhũng và bảo vệ các nhóm thiểu số.
Bà Merkel đưa ra những bình luận này khi được hỏi về vụ bê bối của Đảng Tự do chủ trương cực hữu ở Áo. Nhà lãnh đạo Heinz-Christian Strache của đảng này từ chức phó thủ tướng vào ngày thứ Bảy sau khi ông ta bị quay video đang đề nghị trao các hợp đồng nhà nước để đổi lấy sự ủng hộ chính trị.
“Chúng ta phải đối phó với các phong trào dân túy mà ở nhiều nơi tỏ ra khinh miệt những giá trị này, những kẻ muốn phá hủy một Châu Âu của những giá trị của chúng ta. Chúng ta phải nhất quyết chống lại điều này,” bà Merkel nói, trong khi vận động cho cuộc bầu cử nghị viện EU vào tuần sau.
“Những gì xảy ra dưới hiện tình này là các nhóm thiểu số không được bảo vệ, các quyền cơ bản của con người bị đặt nghi vấn và tham nhũng đóng một vai trò trong chính trị,” bà nói thêm sau khi gặp gỡ Thủ tướng Croatia Andrej Plenkovic ở Zagreb.
Bà Merkel để người đồng hương Manfred Weber đưa ra những phát biểu vận động bầu cử mạnh mẽ nhất. Ông là ứng cử viên bảo thủ hàng đầu trong cuộc bầu cử ngày 23 tới 26 tháng 5.
Ông Weber, cũng phát biểu tại Zagreb, nói vụ bê bối ở Áo cho thấy sự đúng đắn trong ý định của ông không dựa vào phiếu bầu từ các đảng cực hữu trong nỗ lực của ông giành chức chủ tịch ủy hội EU.
“Phe cực hữu và những người theo chủ nghĩa dân túy sẵn sàng bán lòng yêu nước và những giá trị của đất nước họ để kiếm lợi,” ông nói, đề cập đến vụ việc.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-duc-keu-goi-chau-au-chong-lai-cac-dang-cuc-huu/4923093.html

Ba Lan : Phe ủng hộ Liên Hiệp Châu Âu tuần hành

Tú Anh
Chỉ còn tám ngày nữa là đến ngày bầu cử Nghị Viện Châu Âu, đối lập Ba Lan biểu dương lực lượng chống phe dân túy. Hôm qua, 18/05/2019, khoảng 45.000 người, theo ban tổ chức, đã tập hợp về thủ đô Vacxava tuần hành ủng hộ Liên Hiệp Châu Âu. Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Donald Tusk đồng hành với giới trẻ, ủng hộ lời kêu gọi dồn phiếu cho đối lập để cản đường phe bảo thủ.
Từ thủ đô Ba Lan, thông tín viên Thomas Giraudeau tường thuật :
« Cuộc tuần hành được tổ chức theo lời kêu gọi của Liên minh Châu Âu. Đối với Tomek, liên minh năm đảng đối lập này là không thể thiếu để chống lại phe bảo thủ Quyền và Công Lý (PiS) đang cầm quyền tại Ba Lan.
Anh nói : Tôi ở đây để ủng hộ những người đại diện đúng đắn cho Nghị viện Châu Âu, sao cho các ứng viên của Liên minh đối lập này đều được trúng cử. Chúng tôi phải khẳng định là chúng tôi muốn ở lại với châu Âu và chống lại các phong trào dân túy, những người đặt quyền lợi Ba Lan lên trên quyền lợi chung.
Liên minh nhắc đến mối nguy Polexit (Ba Lan ra đi), nếu như đảng bảo thủ PiS đang có xung khắc với Bruxelles giành được chiến thắng trong kỳ bầu cử châu Âu này rồi tiếp đến là bầu lập pháp.
Cô Katarzyna nhận định : Nếu như tình trạng này cứ tiếp tục, chúng tôi có nguy cơ bị tách rời, bị gạt ra khỏi Liên Hiệp. Tất cả những gì đang diễn ra ở Ba Lan, các quyết định của chính phủ dẫn chúng tôi đi đến việc bị khai trừ ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Ba Lan bị gạt sang một bên, làm thành viên hạng hai ngay trong lòng Liên Hiệp cũng là những gì Marta lo âu. Cô sinh viên Ba Lan này cho biết sẵn sàng làm mọi thứ để ngăn chận đảng bảo thủ PiS chiến thắng.
Cô cho biết cô có nhiều bạn bè theo học đại học Vacxava cũng đến từ Lodz như cô, rất xa với thủ đô.Nhưng nếu có ai nói với cô rằng họ không thể tham gia cuộc bỏ phiếu này bởi vì họ ở xa Lodz, thì cô sinh viên này cho biết sẵn sàng chở họ bằng xe hơi về tận nơi bỏ phiếu ở quê nhà. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190519-ba-lan-phe-ung-ho-lien-hiep-chau-au-tuan-hanh

Áo : Liên minh cầm quyền tan rã,

bầu Quốc Hội trước thời hạn

Thụy My
Trong bối cảnh vài ngày nữa là đến kỳ bầu cử Nghị Viện Châu Âu, liên minh cầm quyền nước Áo gồm đảng cánh hữu và cực hữu đã tan rã : tối qua 18/05/2019 thủ tướng Sebastian Kurz loan báo sẽ tổ chức bầu cử Quốc Hội trước thời hạn. Đây là quyết định được mọi người chờ đợi, sau khi phó thủ tướng đồng thời là thủ lãnh đảng cực hữu FPÖ phải từ chức do một video quay lén cho thấy sự hối mại quyền thế.
Thông tín viên Isaure Hiace tại Vienna cho biết thêm chi tiết :
« Sau một ngày dồn dập xảy ra nhiều sự kiện, thủ tướng bảo thủ đã loan báo việc tổ chức bầu cử Quốc Hội trước thời hạn, chấm dứt liên minh cầm quyền từ một năm rưỡi qua.
Thủ tướng Sebastian Kurz tuyên bố : « Có lẽ quý vị đã quan sát thấy là trong hai năm qua tôi đã phải chấp nhận nhiều điều. Nhưng sau khi video được tung ra mới đây, tôi phải lấy danh dự mà nói rằng : thế là đã quá đủ ! Tôi kêu gọi tất cả những người dân Áo hài lòng với đường lối mà chúng tôi đã tiến hành trong thời gian qua hãy ủng hộ chúng tôi trong cuộc bầu cử ».
Đó cũng là thông tin mà hàng ngàn người biểu tình tập họp trước Dinh Thủ tướng, cũng như phe đối lập, mong muốn. Theo bà Pamela Rendi-Wagner, thủ lãnh đảng Dân chủ Xã hội, ông Sebastian Kurz phải chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng này, vì chính ông đã chọn lựa việc lãnh đạo đất nước với đảng FPÖ.
Đảng cực hữu nay đã yếu đi : ông Heinz-Christian Strache, người đứng đầu đảng này từ năm 2005 đã phải từ chức, do một video trong đó người ta thấy ông đề nghị giao các dự án công cho một người tự xưng là cháu gái một tài phiệt Nga, để đổi lấy tài trợ. Cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu vào tuần tới sẽ là một thử thách đầu tiên ».
Sau xì-căng-đan được gọi là « Ibizagate » làm rúng động cả nước Áo, thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các nhà lãnh đạo châu Âu đương đầu với « những xu hướng muốn phá hủy châu Âu », kể cả « những chính khách bán mình ».
Sự kiện này càng củng cố niềm tin nơi những người lâu nay vẫn cho rằng đảng cực hữu Áo có quan hệ chặt chẽ với Matxcơva, sau vụ ngoại trưởng Karin Kneissl thân FPÖ mời tổng thống Nga Vladimir Putin đến dự đám cưới hồi tháng 8/2018. Cựu thủ lãnh đảng Xanh ở Pháp, ông Daniel Cohn-Bendit hôm nay tố cáo phe cực hữu châu Âu là « con ngựa thành Troie của Putin ». Dù sao đi nữa, « Ibizagate » đã làm u ám đi ngày hội lẽ ra tưng bừng của khoảng 12 đảng cực hữu châu Âu họp tại Milano hôm qua.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190519-ao-lien-minh-cam-quyen-tan-ra-bau-quoc-hoi-truoc-thoi-han

Nga đợi quyết định của Mỹ

về cuộc gặp giữa TT Putin và ông Trump

Điện Kremlin hôm 19/5 bày tỏ hy vọng về một cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng nhiệm Mỹ Donald Trump tại Nhật Bản sắp tới.
Reuters dẫn lại tin của hãng Interfax nói rằng chính quyền Moscow vẫn chưa nhận được quyết định dứt khoát từ Washington.
XEM THÊM:
Mỹ, Nga ra dấu hiệu mong muốn cải thiện quan hệ
“Chúng tôi biết rằng ông Trump đã bày tỏ mong muốn về một cuộc gặp, nhưng tiếc là chúng tôi cũng biết rằng Ngoại trưởng Pompeo không mang tới bất kỳ đề xuất cụ thể nào về việc tổ chức một cuộc họp như vậy bên lề hội nghị G20 ở Osaka”, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov được trích lời nói.
Tổng thống Putin và Ngoại trưởng Sergei Lavov hôm 14/5 đã tiếp ông Pompeo tại khu nghỉ mát Sochi bên bờ Biển Đen để bàn về “gần như mọi vấn đề mà hai nước phải đối mặt”.
Trong một diễn biến khác, Tổng thống Trump hôm 13/5 cho biết rằng ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào cuối tháng Sáu.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-%C4%91%E1%BB%A3i-quy%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%8Bnh-c%E1%BB%A7a-m%E1%BB%B9-v%E1%BB%81-cu%E1%BB%99c-g%E1%BA%B7p-gi%E1%BB%AFa-tt-putin-v%C3%A0-%C3%B4ng-trump/4923543.html

Thổ Nhĩ Kỳ ‘sẽ cùng Nga sản xuất S-500′

sau khi mua S-400

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết việc mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ Nga là thỏa thuận đã hoàn tất.
Ông cũng nói thêm Ankara cũng sẽ cùng Moscow sản xuất hệ thống phòng thủ S-500, theo Reuters.
Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu TQ đóng cửa các trại giam
Máy bay hải quân Mỹ rơi xuống biển
Chiến đấu cơ F-35 lần đầu tham chiến
TQ mua máy bay Nga để tăng cường không lực
Giới chức Hoa Kỳ bình luận rằng việc Thổ Nhĩ Kỳ lên kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 “là vấn đề lớn”, và nói rằng thương vụ này sẽ khiến Ankara có rủi ro bị loại hợp đồng mua tiêm kích F-35 do Lockheed Martin Corp sản xuất.
Tuy nhiên, ông Erdogan nói trong cuộc trao đổi với các sinh viên ở Istanbul rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện đánh giá kỹ thuật và kết quả cho thấy vấn đề “không tương thích giữa S-400 và F-35″ mà Mỹ quan ngại không tồn tại.
Bây giờ, họ (người Mỹ) đang cho thấy sự miễn cưỡng. Nhưng sớm hay muộn, chúng ta sẽ nhận được F-35. Việc (Hoa Kỳ) không giao tiêm kích thì không phải là một lựa chọn,” ông Erdogan nói.
Chiến tranh thương mại làm chậm mức đóng tàu sân bay TQ
Phương Tây gửi mẫu hạm đến Biển Đông, đối phó TQ
Hồi tháng 8/2018, theo các chuyên gia quân sự, không quân Trung Quốc sẽ được củng cố cả về số lượng và năng lực khi loạt máy bay chiến đấu của Nga được giao cho Bắc Kinh.
Thời điểm đó, Chính phủ Nga xác nhận rằng 10 máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng Su-35 của Nga sẽ được giao cho Bắc Kinh đúng tiến độ, theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng.
Hãng thông tấn Sputnik cho hay Nga sẽ cung cấp máy bay phản lực cũng như tên lửa và các hỗ trợ hậu cần khác.
Trung Quốc trở thành nước đầu tiên mua Su-35 – nâng cấp lên từ Su-27 – sau khi đồng ý trả 2,5 tỷ đô la cho 24 máy bay vào tháng 11/2015. Đây là những máy bay chiến đấu đầu tiên của Trung Quốc được trang bị động cơ đẩy vectơ đa chiều, siêu cơ động.
Bốn chiếc đầu tiên được giao trong năm 2016 và 10 chiếc khác vào năm 2017.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48325538

Khách du lịch lại gặp nạn trong một vụ nổ ở Ai Cập

Một vụ nổ nhắm mục tiêu vào một chiếc xe buýt chở khách du lịch đã làm ít nhất 12 người bị thương hôm 19/5 gần một bảo tàng được xây dựng gần kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Reuters dẫn lời hai nguồn tin an ninh nói rằng phần lớn những người bị thương là các du khách nước ngoài, trong đó có công dân Nam Phi.
Hãng tin Anh nói thêm rằng chưa có ngay thông tin về người thiệt mạng.
XEM THÊM:
Việt Nam lên án vụ đánh bom làm chết du khách người Việt ở Ai Cập
Một nhân chứng có mặt gần địa điểm xảy ra vụ nổ, tên là Mohamed el-Mandouh, nói rằng ông nghe thấy một “tiếng nổ rất lớn”.
Theo Reuters, các hình ảnh đăng tải trên mạng xã hội cho thấy một chiếc xe buýt với các cửa sổ bị sức mạnh của vụ nổ thổi tung hoặc làm vỡ vụn, và các mảnh vỡ nằm rải rác trên đường gần một bức tường thấp với một lỗ hổng trên đó.
Cuối năm ngoái, ba khách du lịch Việt Nam và một hướng dẫn viên Ai Cập thiệt mạng và ít nhất 10 người khác bị thương khi một quả bom bên vệ đường phát nổ, đánh trúng chiếc xe buýt chở họ tại địa điểm cách kim tự tháp Giza chưa đầy 4 km.
https://www.voatiengviet.com/a/kh%C3%A1ch-du-l%E1%BB%8Bch-l%E1%BA%A1i-g%E1%BA%B7p-n%E1%BA%A1n-trong-m%E1%BB%99t-v%E1%BB%A5-n%E1%BB%95-%E1%BB%9F-ai-c%E1%BA%ADp/4923621.html

Công ty bảo hiểm cho rằng Vệ binh Cách mạng

của Iran nhiều khả năng đã tổ chức

các cuộc tấn công vào tàu chở dầu

London/ Oslo – Theo một báo cáo của công ty bảo hiểm Na Uy, lực lượng Vệ binh Cách mạng Ưu tú của Iran (IRGC) “rất có khả năng” đã tạo điều kiện cho các cuộc tấn công vào hôm Chủ Nhật tuần trước (12 tháng 5) trên bốn tàu chở dầu, bao gồm hai tàu Saudi ở ngoài khơi Fujairah ở Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất.
Hiện nay, phía UAE, Saudi Arabia và Na Uy hiện đang điều tra các cuộc tấn công này. Trong số các tàu bị tấn công có một tàu mang cờ của UAE và một tàu mang cờ Na Uy.
Một đánh giá bí mật được đưa ra trong tuần này bởi Hiệp hội Mutual War Risks Insurance Association của các chủ tàu Na Uy (DNK) đưa ra kết luận rằng, cuộc tấn công có thể được thực hiện bởi một tàu trên mặt nước hoạt động gần đó. Tàu này đã điều các thiết bị lặn không người lái dưới nước mang theo 30-50 kg (65-110 lbs) chất nổ cao cấp để kích nổ khi va chạm.
Theo Reuters, các cuộc tấn công diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Hoa Kỳ – Iran sau quyết định trong tháng này của Washington, nhằm cố gắng triệt tiêu hoàn toàn lượng dầu xuất cảng của Tehran và tăng cường sự hiện diện quân sự ở vùng Vịnh để đáp trả những mối đe dọa của Iran.
Theo hãng tin DNK, cả tàu chở dầu thô Amjad có treo cờ Saudi và tàu chở dầu A. Michel treo cờ UAE đều bị hư hại trong khu vực động cơ. Trong khi tàu chở dầu Al Marzoqah của Saudi bị hư hại ở khu vực phía sau và tàu chở dầu Na Uy Andrea Victory bị thiệt hại lớn ở phần đuôi tàu.
Bài báo của DNK cho biết các cuộc tấn công được thực hiện cách từ sáu đến 10 hải lý so với Fujairah, là khu vực nằm gần eo biển Hormuz. (Mộc Miên)
https://www.sbtn.tv/cong-ty-bao-hiem-cho-rang-ve-binh-cach-mang-cua-iran-nhieu-kha-nang-da-to-chuc-cac-cuoc-tan-cong-vao-tau-cho-dau/

Kinh tế TQ “chỉ to mà không mạnh”

Tạp chí Cầu Thị (Qiu Shi), hôm 16/5 đã đăng tải một đoạn trích dẫn từ bài phát biểu hồi tháng 1/2016 của ông Tập Cận Bình về những vấn đề nền kinh tế Trung Quốc đang phải đương đầu.
Điều đáng chú ý là bài viết này được tạp chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng tải trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ-Trung đang leo thang, và nền kinh tế Trung Quốc hiện đang gặp không ít khó khăn và thách thức vì cuộc chiến kinh tế này.
“Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc đã vươn lên vị trí số hai thế giới, nhưng nó chỉ có bề ngoài to lớn chứ thực chất không mạnh mẽ. Những nhược điểm như sự cồng kềnh và yếu kém đều lộ rõ. Điều này được phản ánh qua tình trạng thiếu sức mạnh trong khả năng sáng tạo, đây cũng chính là ‘gót chân Achilles’ (điểm yếu) của nền kinh tế Trung Quốc”, trích dẫn bài phát biểu hồi tháng 1/2016 của ông Tập.
Năng lực kĩ thuật của Trung Quốc vẫn còn nằm trong top cuối của chuỗi giá trị toàn cầu, và các “nguồn lực” của đất nước dành cho khoa học và công nghệ còn lâu mới đủ để đáp ứng cho nhu cầu, nội dung bài phát biểu cho biết.
“Môi trường mà chúng ta đang mở cửa và phát triển ngày nay nhìn chung thuận lợi hơn bao giờ hết. Đồng thời, những mâu thuẫn, các rủi ro và thách thức mà chúng ta phải đối mặt cũng sẽ ở mức chưa từng có tiền lệ. Nếu chúng ta không cẩn thận, thì chúng ta rất có thể sẽ rơi vào cái bẫy của người khác”, ông Tập khẳng định.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần hứa sẽ mở cửa kinh tế Trung Quốc, trong đó bao gồm lời hứa về việc để các thị trường đóng vai trò “quyết định” trong nền kinh tế, nhưng ông cũng kêu gọi phát triển các doanh nghiệp nhà nước lớn mạnh hơn.
Theo đó, việc các doanh nghiệp nước ngoài gặp hạn chế khi tiếp cận thị trường Trung Quốc đã trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến thương mại hiện nay của Mỹ-Trung. Ngay cả Liên minh châu Âu (EU), đối tác kinh tế lớn nhất của Trung Quốc cũng đã buộc phải lên tiếng về vấn đề này.
Nội dung bài phát biểu năm 2016 của ông Tập được tạp chí Qiu Shi của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng tải không lâu sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư 15/5 đã tung ra các lệnh trừng phạt nhằm vào tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc.
Cụ thể, Mỹ đã ban lệnh cấm Huawei được tự do mua các linh kiện và kĩ thuật từ các công ty của Mỹ. Họ chỉ được mua bán khi có sự đồng ý của chính phủ Mỹ.
Trong một bài báo được đăng tải sau đó liên quan đến bài phát biểu hồi năm 2016 của ông Tập, tạp chí Cầu Thị cũng đã trực tiếp nhắc tới việc tăng thuế đánh lẫn nhau nhằm vào hàng hóa của Mỹ-Trung, cùng lời khích lệ gửi tới toàn thể nhân dân Trung Quốc.
“Toàn đảng cần phải chuẩn bị tinh thần sẵn sàng để nỗ lực phấn đấu trong tình hình khó khăn hơn, gian khổ hơn, và đương đầu với thách thức lớn. Nền kinh tế Trung Quốc có sức mạnh và khả năng hồi phục rất lớn. Xu hướng tích cực đã được duy trì từ lâu và sẽ không thay đổi. Chúng ta chắc chắn có thể đối phó với những rủi ro và thách thức, trong đó bao gồm các cuộc xung đột thương mại giữa Trung-Mỹ”, tạp chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28073-kinh-te-tq-chi-to-ma-khong-manh.html

Ảnh hưởng từ thương chiến: Nhiều nhà máy

tại TQ không dám nhận đơn hàng mới

Do Bắc Kinh đổi ý giữa chừng nên đàm phán thương mại Mỹ – Trung cũng bị ảnh hưởng, khiến Tổng thống Trump quyết định tăng thuế quan. Nhiều doanh nghiệp tại Trung Quốc cũng bày tỏ lo lắng về việc chiến tranh thương mại leo thang và gây ra nhiều ảnh hưởng. Thậm chí, các doanh nghiệp Hồng Kông tại Đại lục hiện không dám nhận đơn hàng mới.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin hôm 15/5 cho biết, đàm phán thương mại Mỹ Trung có chuyển biến bất ngờ vào giờ phút quan trọng, Tổng thống Trump mới đây đã chia sẻ trên Twitter rằng, trong khi đàm phán thương mại Mỹ – Trung đã hoàn thành được 95% thì phía Trung Quốc bất ngờ rút lại một phần cam kết. Về việc này, Bắc kinh kiên quyết phủ nhận và phản bác.
Mới đây, phía Trung Quốc cũng đã liên tiếp đưa ra trả lời về vấn đề đàm phán thương mại. Trong cuộc họp báo định kỳ vào chiều ngày 14/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng phủ nhận cáo buộc của Mỹ cho rằng phía Trung Quốc thay đổi trong khi đàm phán thương mại sắp thành công, đồng thời ông Cảnh Sảng cũng chỉ ngược lại rằng Mỹ nói một đằng làm một nẻo.
Nói về đàm phán thương mại Mỹ – Trung, phía Mỹ cho biết, nếu không đạt được thỏa thuận, Trung Quốc sẽ chịu tổn hại nghiêm trọng. Nhận định về cách nói này của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng trả lời rằng, Mỹ không cần phải quá lo lắng về việc của Trung Quốc.
Tối ngày 13/5, chính quyền Trung Quốc tuyên bố bắt đầu từ ngày 1/6 sẽ tiến hành tăng thuế quan đối với một bộ phận hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Trung Quốc.
Cùng với đó, trong chương trình thời sự tối ngày 14/5, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng đã thể hiện thái độ cứng rắn của chính quyền Trung Quốc. Người dẫn chương trình Khang Huy (Kang Hui) nói một cách cứng rắn rằng, “Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc mà Mỹ phát động, chẳng qua chỉ là một chướng ngại trong tiến trình Trung Quốc phát triển, không có gì quá ghê gớm”. Khang Huy còn nói, “Đối mặt với Mỹ, Trung Quốc đã đưa ra đáp án của mình: Nếu đàm phán, thì cánh cửa lớn sẽ mở rộng; nếu đánh, thì Trung Quốc sẽ tiếp tới cùng.”
Một phương diện khác, tuần trước, sau khi Mỹ tuyên bố tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đã lao dốc mạnh.
Một số doanh nghiệp tại Trung Quốc có vẻ lợi nhuận không được tốt lắm, thậm chí là đóng cửa. Có một số khu vực sản xuất trở nên vắng vẻ, nhà xưởng để không, các quảng cáo cho thuê xưởng có thể thấy ở nhiều nơi.
Một số doanh nghiệp Trung Quốc bày tỏ lo lắng khi chiến tranh thương mại đang leo thang cũng như gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp của mình.
Một số nhà xuất khẩu trả lời phỏng vấn của VOA cho biết, họ lo lắng chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, một số doanh nghiệp đang nghĩ biện pháp ứng phó để giảm nhẹ tổn thất. Một số nhà máy vì để giảm chi phí nhân công đã chuyển dây chuyền sản xuất  đến các nước Đông Nam Á.
Trong cùng ngày 10/5, khi Mỹ tăng thuế quan hàng hóa Trung Quốc, ông Vương, người phụ trách một doanh nghiệp ở Hàng Châu tỉnh Chiết Giang chia sẻ với Đài Á châu Tự do rằng, chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang sẽ khiến cho môi trường kinh tế trong tương lai ngày càng kém đi, trong 2 tháng thì có có thể nhìn thấy được hậu quả, đồng Nhân dân tệ bị mất giá là điều khó tránh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp về may mặc xuất khẩu tại địa phương cũng ngày càng ít đơn hàng, liên tiếp có doanh nghiệp phải đóng cửa. Từ năm ngoái, có khoảng 1/3 số các xưởng nhỏ làm về hàng may mặc xuất khẩu tại Hàng Châu đã đóng cửa.
Ông Lưu Đạt Bang – Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hồng Kông cho biết, các công ty Hồng Kông mở nhà máy tại Đại lục cũng đang rất bi quan, trong thời gian ngắn đã không có nhà máy nào còn dũng khí để nhận đơn đặt hàng mới. Ông nói, tăng thêm 15% thuế quan thì rất khó gánh vác nổi, dù là người mua chi trả hay là nhà sản xuất chi trả, không có lợi nhuận thì không thể làm tiếp được.
Ngoài ra, ngày 5/5, Tổng thống Trump còn tuyên bố, không lâu nữa sẽ tăng thuế quan 25% đối với tất cả các mặt hàng còn lại của Trung Quốc.
Reuters trích dẫn số liệu chính thức của Trung Quốc chỉ ra, từ khi chiến tranh thương mại bùng nổ, nửa đầu năm ngoái (năm 2018) đã có 5,04 triệu doanh nghiệp Trung Quốc đóng cửa.
Tháng 10 năm ngoái, có doanh nghiệp Hồng Kông chia sẻ với Đài Á châu Tự do rằng, nếu chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp tục, sẽ có ít nhất một nửa số nhà máy tại tỉnh Quảng Đông đóng cửa, còn có rất nhiều doanh nghiệp Hồng Kông sẽ buộc phải chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28072-anh-huong-tu-thuong-chien-nhieu-nha-may-tai-tq-khong-dam-nhan-don-hang-moi.html

Kế hoạch ‘Made in China 2025’ của TQ sắp bị phá sản?

Kể từ khi Tổng thống Trump khởi động chiến tranh thương mại và áp đặt thuế quan, kế hoạch “Made in China 2025” của Trung Quốc trở thành cường quốc dẫn đầu về công nghệ, đã bị chậm lại, với tổng kim ngạch xuất khẩu công nghệ giảm 40% vào năm ngoái, theo NTD.
Dẫn lời hãng tin AP hôm 13/5,  đài VOA  đưa tin cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã kiềm chế một cách hiệu quả kế hoạch ‘Made in China 2025’ chiếm lĩnh công nghệ của chính quyền Trung Quốc.
Theo VOA, khi Hoa Kỳ tăng thuế, buộc các nhà sản xuất công nghệ cao nước ngoài phải chuyển trọng tâm đầu tư từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc đã giảm 40%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận đầu tư nghiên cứu khoa học của Bắc Kinh.
Trung Quốc coi các ngành điện tử, thiết bị y tế và các ngành công nghiệp công nghệ cao khác, là cốt lõi của sự phát triển kinh tế, trong đó Mỹ là một khách hàng quan trọng, Washington đã không ngần ngại áp đặt thuế quan để ngăn chặn tham vọng này.
Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ, cả Liên Minh châu Âu (EU) và Mỹ đã bắt đầu tăng cường kiểm soát các hoạt động đầu tư và sáp nhập & mua lại (M&A) của Trung Quốc, khiến cho các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng khó khăn có được công nghệ từ Mỹ và châu Âu thông qua các liên doanh hay sáp nhập & mua lại.
Ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế học hàng đầu châu Á tại IHS Markit, một công ty dữ liệu thương nghiệp toàn cầu, cho rằng chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể phải phát triển công nghệ của riêng mình, và “phát triển chậm hơn”.
Theo VOA, mỗi bước đột phá công nghệ quan trọng ở các nước Âu Mỹ, thường tiêu tốn hàng trăm triệu đô la kinh phí tài trợ và nhiều năm nghiên cứu phát triển, trong khi ĐCSTQ lại có được nó thông qua hành vi trộm cắp hoặc ép buộc chuyển giao công nghệ.
Hiện tại, Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản đang gây sức ép lên ĐCSTQ để thúc giục nước này ngừng ngay hành vi trộm cắp công nghệ, chấm dứt hành vi trợ cấp các ngành công nghiệp trong nước và cạnh tranh không công bằng với các nước phương Tây.
Hãng tin Reuters trước đó đưa tin, hầu hết các công ty Mỹ đã xem xét “cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung dài hạn” khi lập kế hoạch kinh doanh, và đang triển khai rút khỏi Trung Quốc.
Tờ Kyodo News của Nhật cũng đã nhiều lần đưa tin rằng các công ty Nhật đang đẩy nhanh việc chuyển dịch các dây chuyền sản xuất của họ ở Trung Quốc, sang các nước Đông Nam Á.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28040-ke-hoach-made-in-china-2025-cua-tq-sap-bi-pha-san.html

TQ nhắn Mỹ:

Đừng lợi dụng mác an ninh quốc gia nữa!

Tuyên bố được đưa ra sau khi Huawei, tập đoàn viễn thông hàng đầu Trung Quốc, bị đưa vào danh sách đen hạn chế làm ăn ở Mỹ với lý do có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
“Trung Quốc đã nhấn mạnh nhiều lần rằng khái niệm an ninh quốc gia không nên bị lạm dụng và không nên sử dụng nó như một công cụ cho chủ nghĩa bảo hộ thương mại”, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày hôm nay 16-5.
“Trung Quốc sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để kiên quyết bảo vệ các quyền hợp pháp của các công ty Trung Quốc”, Hãng tin Reuters dẫn lời đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15-5 đã ký một lệnh hành pháp cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông được cung cấp bởi các công ty được coi là có thể gây ra rủi ro an ninh quốc gia.
Sắc lệnh hành pháp không xác định cụ thể bất kỳ quốc gia hoặc công ty nào, nhưng các quan chức Mỹ trước đây đã gán cho Huawei mác “mối đe dọa” đối với an ninh quốc gia Mỹ và vận động các đồng minh không sử dụng thiết bị mạng Huawei trong hệ thống 5G.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết ông Trump ủng hộ quyết định “ngăn chặn công nghệ Mỹ được sử dụng bởi các thực thể thuộc sở hữu nước ngoài theo những cách có khả năng làm suy yếu an ninh quốc gia hoặc lợi ích chính sách đối ngoại của Mỹ”.
Cùng ngày 15-5, Bộ Thương mại Mỹ thông báo họ đã bổ sung Huawei và 70 chi nhánh của tập đoàn này vào “danh sách pháp nhân đặc biệt”, mở đầu cho việc ngăn gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc thâu tóm các công ty hoặc mua những công nghệ từ các công ty Mỹ mà không có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ.
Đáp lại, Huawei phủ nhận các sản phẩm của mình là mối đe dọa, khẳng định sẵn sàng phối hợp với chính phủ Mỹ để bảo đảm các sản phẩm của mình được bảo mật tốt.
Tập đoàn này thậm chí còn lập luận kiểu khiêu khích với Washington rằng việc hạn chế Huawei kinh doanh tại Mỹ sẽ “đẩy Mỹ tới những lựa chọn thay thế khác đắt tiền hơn, khiến Mỹ bị tụt lại trong việc triển khai mạng 5G và cuối cùng gây tổn hại đến lợi ích của các công ty và người tiêu dùng Mỹ”.
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ hành xử cứng rắn với Huawei. Một chiến dịch vận động tẩy chay Huawei đã được Mỹ phát động trên toàn cầu và được nhiều nước đồng minh ủng hộ.
Cú ra đòn của ông Trump với Huawei lần này lại diễn ra ngay khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin thông báo sẽ sớm đến thăm Trung Quốc để có thêm các cuộc đàm phán thương mại.
Triển vọng cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa Mỹ và Trung Quốc đã bị nghi ngờ sau màn tăng thuế nhập khẩu kiểu ăn miếng trả miếng của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28068-tq-nhan-my-dung-loi-dung-mac-an-ninh-quoc-gia-nua.html

Ông Tập Cận Bình mong TQ ‘nắm lấy thế giới’

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 15/5 đã lên tiếng lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt thuế mới đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
“Trung Quốc ngày nay không chỉ là Trung Quốc của Trung Quốc. Đó là Trung Quốc của châu Á và Trung Quốc của cả thế giới. Trung Quốc trong tương lai sẽ có lập trường cởi mở hơn để nắm lấy thế giới”, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố trong Hội nghị Đối thoại các nền văn minh châu Á (CDAC) được tổ chức tại Bắc Kinh hôm 15/5, theo RT.
Ông Tập cũng đề cập tới việc cải thiện quan hệ thương mại với tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ông nhắc tới chính sách gieo rắc sự trừng phạt và cô lập các nền kinh tế đang phát triển như Mỹ đang làm, và ông cảnh báo Washington đang tự tách mình ra khỏi phần còn lại của thế giới.
“Không một quốc gia nào có thể đứng một mình. Các nền văn minh sẽ mất đi nếu chọn cách quay trở lại với sự cô lập và tự tách mình khỏi phần còn lại của thế giới. Điều chúng ta cần là tôn trọng lẫn nhau, và nói không với sự kiêu ngạo và định kiến. Tự cho chủng tộc và nền văn minh của mình là vượt trội, có khuynh hướng thay đổi hoặc thay thế các nền văn minh khác chỉ là ngu ngốc. Hành động đó sẽ chỉ mang lại những hậu quả thảm khốc”, ông Tập cho biết.
Dù không đề cập tới Mỹ, tuyên bố của ông Tập được cho là nhắc tới quan điểm của người đứng đầu bộ phận hoạch định chính sách thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ Kiron Skinner.
Bà Skinner trước đó từng nói, sự cạnh tranh với Trung Quốc là lần đầu tiên Mỹ “đối mặt với một đối thủ cạnh tranh quyền lực lớn không phải là người da trắng”. Bà Skinner cho rằng, sự đối đầu Mỹ-Trung là “một cuộc chiến với một nền văn minh và tư tưởng thực sự khác biệt”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/28046-ong-tap-can-binh-mong-tq-nam-lay-the-gioi.html

Trung Quốc kêu gọi

Mỹ kiềm chế về thương mại, Iran

Nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Bảy rằng những lời nói và hành động gần đây của Mỹ đã làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc và các doanh nghiệp của họ, và Washington nên thể hiện sự kiềm chế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Nói chuyện qua điện thoại với ông Pompeo, ông Vương nói rằng Mỹ không nên đi “quá xa” trong cuộc tranh chấp thương mại hiện thời giữa hai nước, nói thêm rằng Trung Quốc vẫn sẵn sàng giải quyết các khác biệt thông qua đàm phán, nhưng trên cơ sở bình đẳng.
Về Iran, ông Vương nói Trung Quốc hi vọng tất cả các bên sẽ kiềm chế và hành động thận trọng để tránh căng thẳng leo thang.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus nói trong một phát biểu rằng ông Pompeo đã nói chuyện với ông Vương và thảo luận về các vấn đề song phương và những lo ngại của Mỹ về Iran, nhưng không đưa ra chi tiết nào khác.
Căng thẳng giữa Washington và Tehran đã gia tăng trong những ngày gần đây, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột tiềm tàng giữa hai nước đối thủ. Đầu tuần này, Mỹ đã rút một số nhân viên ngoại giao khỏi đại sứ quán ở Baghdad sau các vụ tấn công nhắm vào các tàu chở dầu ở vùng Vịnh.
Trung Quốc ngày thứ Sáu thể hiện giọng điệu quyết liệt hơn trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, nói rằng việc nối lại các cuộc đàm phán giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ là vô nghĩa trừ phi Washington thay đổi đường hướng.
Lời lẽ cứng rắn này khép lại một tuần mà trong đó Bắc Kinh công bố mức thuế quan trả đũa mới, các quan chức Mỹ cáo buộc Trung Quốc nuốt lời hứa được đưa ra qua nhiều tháng đàm phán, và chính quyền Trump giáng một đòn mạnh vào một trong những công ty lớn nhất và thành công nhất của Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-keu-goi-my-kiem-che-ve-thuong-mai-iran/4923084.html

Trung Quốc : « Ăn uống » trên tầu điện ngầm

bị trừ điểm công dân

Minh Anh
Bắt đầu từ thứ Hai, 20/05/2019, Trung Quốc áp dụng chính sách « trừ điểm công dân » những ai ăn uống hay có những hành vi thiếu tôn trọng người khác trên tầu điện ngầm.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết phản ứng của người dân trước quy định mới này :
« Bản ʺđiều lệ hành kháchʺ mới này cho tầu điện ngầm, phương tiện có đông người sử dụng nhất thế giới nhằm mục đích trấn áp những ʺhành vi thiếu văn hóaʺ ghi rõ các quy định do Ủy ban Giao thông ban hành.
Cấm ăn bánh bao chiên hay bánh mì thịt khi đi tầu điện ngầm chẳng hạn. Một kỹ sư trẻ tỏ ra ngạc nhiên về quy định này :
ʺCá nhân tôi, tôi chẳng quan tâm đến điều đó. Nhưng dù gì đi chăng nữa tôi hiếm khi thấy người dân ăn uống trên tầu điện ngầm. Quả thật, tôi không biết… Còn về điểm xã hội, tôi cho rằng điều này hơi quá đángʺ.
Phóng đại… nhưng nếu những người sử dụng phương tiện công cộng không tuân theo mệnh lệnh của nhân viên tầu điện ngầm, những người này có thể gọi cảnh sát để trừ điểm xã hội được cấp cho mỗi công dân.
Đây cũng có thể là điều tốt, khi có những hành khách mở các video phát trực tiếp trên điện thoại di động với âm lượng lớn, mà các hành khách kế bên chẳng hề muốn chút nào. Nhưng với nhiều người, như cô nhân viên khách sạn này, ly cà phê trên tay, tỏ ra kinh ngạc trước quy định.
ʺÔng thấy rồi, buổi sáng chúng tôi phải chen chúc nhau như thế nào. Họ xô đẩy chen lấn, khó có thể dùng bữa điểm tâm. Tôi thật sự không hiểu làm thế nào chúng tôi có thể ăn trên tầu điện ngầm vào giờ cao điểm. Mà nếu như có ai làm như thế đi chăng nữa, mùi đồ ăn bốc lên, người khác nhắc nhở thì nhìn chung họ cũng dừng ngay.ʺ
Việc thể hiện sự ngạc nhiên này phản ánh rõ những lo lắng trước việc triển khai hệ thống chấm điểm công dân quốc gia từ đây đến năm 2020. Ủy Ban Giao Thông Bắc Kinh nêu rõ những người vi phạm vẫn có thể mua lại điểm, nếu thể hiện rõ các hành vi có đạo đức như nhường chỗ cho người lớn tuổi hay giúp đỡ các bà mẹ nâng xe đẩy trẻ em lên các cầu thang.
Theo Trung tâm thông tin về điểm công dân, trong năm 2018, có đến 23 triệu người bị mất điểm không được phép lên máy bay hay tầu cao tốc tại Trung Quốc. »
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190519-trung-quoc-an-uong-tau-dien-ngam-diem-cong-dan

Bầu cử Ấn Độ : Tín đồ Hồi giáo

e ngại đảng Quốc gia BJP tái đắc cử

Tú Anh
Chủ nhật 19/05/2019 là ngày kết thúc bầu cử tại Ấn Độ. Vòng thứ bảy, cũng là vòng bỏ phiếu cuối cùng sau gần một tháng để bầu lại Quốc Hội lập pháp. An ninh quốc gia và phát huy Ấn Độ giáo là hai chủ đề chính trong chương trình hành động của đảng thiên hữu Quốc gia BJP. Theo thăm dò công luận, thủ tướng Modi có nhiều xác suất được tái tín nhiệm thêm một nhiệm kỳ. Điều này gây lo ngại cho cộng đồng Hồi giáo.
Từ Ghaziabad, thông tín viên Sébastien Farci giải thích qua bài phóng sự:
Một chiếc bàn con, vài món đồ nghề dưới chiếc dù che ánh mặt trời gay gắt, Saleem Udin có một quán làm chìa khóa tại chợ Ghaziabad, một thành phố ở ngoại ô New Delhi và cũng là một chiếc nôi của đảng BJP . Người tín đồ Hồi giáo 52 tuổi cảm thấy quan hệ giữa ông với người Ấn càng ngày càng xấu đi dưới chính phủ dân tộc chủ nghĩa thiên vị Ấn Độ giáo.
Ông nói: « Gần đây, một khách hàng gọi tôi tới nhà gắn ổ khóa. Thế nhưng ông ta yêu cầu tôi bỏ chiếc mũ chỏm đạo Hồi bởi vì bà nội của ông dị ứng với biểu tượng này. Tôi trả lời là không được. Hôm nay đòi bỏ mũ, ngày kia đòi cạo râu hàm. Sau đó đến cái gì nữa ? Từ năm năm nay, hình thức kỳ thị người đạo Hồi đã gia tăng ».
Trong suốt mùa vận động tranh cử, đảng thiên hữu luôn luôn nhấn mạnh là người theo đạo Hồi hoặc phải tiếp nhận giá trị Ấn Độ giáo hoặc chọn di cư sang Pakistan. Saleem Udin lo ngại : « Tôi sinh trưởng tại Ấn Độ, tôi ăn thức ăn Ấn Độ, tôi mặc vải Ấn Độ. Tôi không có một điểm chung nào với Pakistan. Tại sao người ta cư xử với tôi như thế và muốn tôi qua Pakistan ? ».
Đảng BJP có thể giành được một đa số tương đối tại Quốc Hội và liên kết với một số đảng cấp tiểu bang để lập chính phủ. Trong tình huống này, chính sách thiên Ấn Độ giáo có thể giảm nhẹ đi
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190519-bau-cu-an-do-tin-do-hoi-giao-e-ngai-dang-quoc-gia-bjp-tai-dac-cu

0 comments

Leave a comment

Powered by Blogger.