Bản tin ngày 27-2-2019
Tin Biển Đông
Ngày 26/2/2019, tại trụ sở Bộ Ngoại giao VN, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ tại Hà Nội, VnEconomy đưa tin. Về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định lập trường “ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS)”.
Mỹ điều tàu qua eo biển Đài Loan bất chấp Trung Quốc phản đối, theo VnExpress. Bài báo cho biết: “Vấn đề Đài Loan, chiến tranh thương mại, lệnh trừng phạt của Mỹ và đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông là những điểm nóng khiến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh căng thẳng”.Mời đọc thêm: Vừa “làm lành” với Trung Quốc, hai tàu chiến Mỹ đã có mặt ở eo biển Đài Loan (Infonet). – Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan khiến Trung Quốc nổi giận (VOA). – Biendong POC- 10 năm ngời sáng Biển Đông (CT).
Thượng đỉnh Mỹ – Triều
Báo Newsweek đưa tin: Chính quyền Trump xin lời khuyên của Nga về thượng đỉnh Bắc Hàn giữa Trump với Kim. Ngoại trưởng Nga, ông Sergei Lavrov nói với hãng tin Interfax rằng, khi đang chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh với Kim Jong-Un, chính quyền Trump đã liên lạc với Nga để xin lời khuyên. Không rõ Nga đã đưa ra lời khuyên gì, báo Newsweek yêu cầu Nhà Trắng giải thích vụ này, nhưng không nhận được câu trả lời.
Thông Tấn Xã Việt Nam đưa tin: Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đến Việt Nam lần thứ hai. Vào lúc 20 giờ 58 phút ngày 26/2/2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump “đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai tại Hà Nội với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và có các hoạt động song phương với Việt Nam”.
Hồi tháng 11/2017, ông Trump đến Việt Nam lần đầu để dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng. Lần này, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney cùng tham dự các hoạt động đối ngoại của ông Trump.
Còn Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã đến Việt Nam lúc 8 giờ sáng cùng ngày, sau hành trình dài 4000km, trên đoàn tàu bọc thép từ Triều Tiên qua Trung Quốc, để đến thị trấn Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn. Sau đó, đoàn lãnh đạo, quan chức Triều Tiên lên xe ô tô để đến Hà Nội vào khoảng 10 giờ 40 phút sáng. VietNamNet có bài: Ngày đầu tiên của Chủ tịch Kim Jong-un ở Việt Nam.
TS Nguyễn Hưng Quốc cho rằng, Việt Nam là tấm gương xấu cho Bắc Hàn. Ông Quốc viết: “Tôi không ngạc nhiên chút nào nếu Bắc Hàn muốn bắt chước theo mô hình đổi mới của Việt Nam. Với mô hình ấy, họ đạt được cả hai mục tiêu: vừa phát triển về kinh tế vừa duy trì được chế độ độc đảng. Mô hình ấy dĩ nhiên đầy những bất toàn: sự phát triển không nhanh như ý, dân chủ và nhân quyền không được tôn trọng, nạn tham nhũng tràn lan, khoảng cách giữa giàu và nghèo càng ngày càng lớn v.v…
Nhưng chắc chắn Kim Jong-un và giới lãnh đạo Bắc Hàn nói chung không quan tâm đến những điều đó. Thậm chí, họ còn mong muốn những điều đó xảy ra: Chúng có lợi cho họ và gia đình họ. Bởi vậy, có thể nói tấm gương của Việt Nam thực chất là một tấm gương xấu. Chả có gì đáng để tự hào cả“.
Về bức ảnh đón “Kim Chủ tịch” gây bão trên mạng mà báo Tuổi Trẻ mô tả cảnh học sinh Lạng Sơn đứng dươi trời mưa lạnh 13 độ C, sáng ngày 26-2-2019, để đón phái đoàn Bắc Triều Tiên, nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải bình luận:
“Bổn phận của các em học sinh là học hành và vui chơi. Các em không có trách nhiệm đón ai cả, cho dù đó là tổng thống Mỹ. Về sâu xa, nếu đứng đón Kim Jong-un, các em học sinh này có thể nảy sinh niềm tự hào về một sinh vật chính trị vào hàng ghê tởm nhất hành tinh. Đó là một điều hoàn toàn không tốt nếu không nói là tệ hại“.
Nhà báo Từ Thức viết: “Bên cạnh cái man rợ, có cái bệnh khác mà người CS bỏ không được, là cái ngu dốt. Thứ nhất, Kim chỉ tới bàn chuyện làm ăn riêng với Donald, và ngay cả trong những cuộc viếng thăm chính thức cũng không có lý do gì để bắt dân ra nghênh đón. Cái ngu thứ hai, trước mắt hàng trăm ký giả báo chí từ khắp nơi đổ về, tập đoàn cầm quyền đã khoe với thế giới là chế độ vẫn man rợ như thời Stalin, trong khi không ngớt điêu ngoa trong các hội nghị quốc tế là đã biết chống độc tài, biết tôn trọng nhân quyền“.
Ông Trump và ông Kim sẽ gặp mặt ít nhất 5 lần tại Hà Nội, Zing đưa tin. Thông tin này do Kim Eui Kyeom, người phát ngôn Phủ tổng thống Nam Hàn tiết lộ ngày 26/2/2019. Phía Nhà Trắng cho biết, “hai nhà lãnh đạo sẽ gặp mặt lần đầu tiên tại Hà Nội trong tối 27/2. Đây có thể là một cuộc họp kín hoặc bữa ăn tối”.
Báo Kiến Thức đặt câu hỏi: Lộ địa điểm ông Trump và ông Kim sẽ họp thượng đỉnh? Theo đó, hãng thông tấn Yonhap đã có thông tin về địa điểm tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều: “Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều dự kiến sẽ tiến hành đàm phán toàn diện tại khách sạn Sofitel Legend Metropole vào ngày 28/2”.
Zing đặt câu hỏi về hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều: Cái bắt tay có tạo đột phá hòa bình? Các chuyên gia được hỏi bình luận, “hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 sẽ khó có kết quả đột phá, tuy nhiên đây là dịp tốt để hai bên tiếp tục có những bước xây dựng lòng tin”. GS Alexander L. Vuving thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng, Mỹ – Triều chỉ “đi đến những thỏa thuận có thể chỉ là chung chung thôi, rồi đi đến bình thường hóa quan hệ”.
VOA bàn về thượng đỉnh Kim-Trump: Tình yêu và ác mộng. Theo đó, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 có thể chuyển biến theo hướng “ác mộng” khi ông Trump vì quá nhân nhượng trước ông Kim mà không giải quyết thỏa đáng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Ông Vipin Narang, chuyên gia tại Viện Công nghệ Massachusetts, cho biết: “Giờ đã rõ là Trump không quan tâm tới chuyện Kim có đơn phương giải giáp không, miễn là ông ta không làm bẽ mặt Trump” bằng các vụ thử hạt nhân công khai.
Mời đọc thêm: Ông Trump tỏ ra mềm dẻo trước khi gặp ông Kim (VOA). – Tổng thống Trump tới Hà Nội (BBC). – Tổng thống Trump cảm ơn Việt Nam sau khi đặt chân tới Hà Nội — Khoảnh khắc đầu tiên của Tổng thống Trump tại Hà Nội (Zing). – Hình ảnh Lễ đón Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân bay Nội Bài (Tin Tức). – “Quái thú” Cadillac One đã đưa Tổng thống Trump về đến khách sạn Marriott (KT). – Vì sao hàng loạt máy bay của Tổng thống Trump liên tục đáp xuống sân bay Đà Nẵng? (PLVN). – Tháp tùng Tổng thống Trump, chuyên cơ Ngoại trưởng Pompeo đã tới Nội Bài (NLĐ).
– Lãnh đạo Bắc Triều Tiên đến Việt Nam để họp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ (RFI). – Toàn cảnh đón tiếp ông Kim Jong-un (NLĐ). – Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đón Nhà lãnh đạo Kim Jong-un (KT&ĐT). – Chủ tịch Kim Jong-un thăm đại sứ quán Triều Tiên (TN). – Ông Kim Jong Un rời Đại sứ quán Triều Tiên, về lại khách sạn (Zing). – Truyền thông Triều Tiên nói gì trước sự kiện lịch sử sắp diễn ra ở Hà Nội? — Ông Kim Jong-un làm điều chưa từng có tiền lệ khi tới thăm Việt Nam (VTC). – Đoàn tàu hỏa của các lãnh đạo nhà họ Kim (BBC). – Vì sao Chủ tịch Kim Jong-un chọn đi tàu hoả mất 3 ngày mới tới Hà Nội? (LĐ).
– Nhà Trắng công bố lịch trình Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai (MTG). – Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ -Triều lần 2 ở Hà Nội có khác biệt gì so với lần 1 ở Singapore? (BVPL). – Yonhap: Thượng đỉnh Mỹ – Triều sẽ diễn ra ở khách sạn Metropole (Zing). – Ông Donald Trump và ông Kim Jong-un có thể gặp nhau 5 lần ở Hà Nội (LĐ). – Chờ đợi gì từ bàn nghị sự của Donald Trump và Kim Jong-un? (TBKTSG). – Thượng nghị sĩ Mỹ đánh giá cao nỗ lực đối thoại với Triều Tiên (PLTP). – Dư luận Australia theo dõi sát Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 — Dư luận Nhật-Hàn chờ đợi thỏa thuận tốt đẹp từ Hội nghị Mỹ-Triều Tiên (VOV). – Thượng đỉnh Trump – Kim : Cả hai đều mong sớm đạt kết quả (RFI).
– Thủ tướng trả lời phỏng vấn về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều (NLĐ). – Sẵn sàng đảm bảo an toàn tuyệt đối Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên (KT&ĐT). – Hai chuyến thăm lịch sử của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành tại Việt Nam (NĐT). – ‘Cẩm nang’ cần có về Thượng đỉnh Trump – Kim tại Hà Nội (BBC). – Hà Nội cấm hàng loạt tuyến đường phục vụ thượng đỉnh Mỹ-Triều (Sputnik).
Tin nhân quyền
VOA đưa tin: Dân oan bị ‘hốt’, ‘quản thúc tại gia’ giữa lúc Tổng thống Mỹ đến VN. Bà Trương Thị Yến, một trong các “thủ lĩnh” của dân oan Thủ Thiêm, nói với VOA tối 26/2 rằng, bà đang bị “quản thúc tại gia” trong thời gian Tổng thống Trump đến Việt Nam tham dự thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2. Bà Yến cho biết: “Khoảng 8 giờ sáng 26/2, tôi dự định ra khỏi nhà. Nhà tôi ở chung cư. Khi vừa bước xuống dưới lầu thì đã có 3 người nữ, 17 nam đứng dưới đó. Họ không cho tôi ra khỏi cửa”.
Bà Yến và khoảng hơn 30 dân oan dự định biểu tình ôn hòa vào ngày 26/2, nhưng cuộc biểu tình bị dập tắt khi bà bị quản thúc tại nhà, còn hàng chục dân oan khác tập trung bị cưỡng chế, “hốt” lên xe buýt chở đi. Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Trump không quan tâm tới nhân quyền, nên quan chức CSVN thoải mái để an ninh lộng hành.
RFA đặt câu hỏi: Khi nào thì tới chính chúng ta? Bài viết kể: “Bạn chưa nghe tin về một tài xế vì ngừng xe mang một bé trai hai tuổi lên xe mình trước đôi mắt chia sẻ của hơn chục hành khách vì lo rằng em sẽ bị tai nạn, bị lạc đường về nhà và kết quả là anh tài xế tốt bụng ấy bị bắt, bị cáo buộc về tội ‘Giữ người trái pháp luật’. Bạn nên theo dõi vụ này”.
Người tài xế đó là ông Nguyễn Ngọc Dũng ở TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, bị tòa sơ thẩm Buôn Hồ tuyên phạt 24 tháng tù giam. Ông Dũng kháng án và phiên phúc thẩm ngày 21/2/2019 đã giảm án xuống còn 15 tháng tù giam, 11 nhân chứng khẳng định ông Dũng vô tội, cũng không thể khiến tòa án xem lại những sai phạm trong tố tụng.
Mời đọc thêm: Người Việt California xuống đường kêu gọi Trump lên tiếng về nhân quyền VN (VOA). – Việt Nam có đang hòa bình – thân thiện như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc? — Khi cánh cửa khai dân trí ‘bị khép lại’ (VNTB). – Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa tuyệt thực ngày thứ 6 trong trại giam An Điềm (FB TNCG).
Công an “nhân dân”?
Báo Đất Việt có bài: TP.HCM thông tin vụ vi phạm giao thông, bỏ chạy thương vong. Vụ tai nạn xảy ra tại huyện Củ Chi chiều 24/2/2019 khiến 1 người chết và 1 người bị thương. Có thông tin cho rằng “vì bị CSGT truy đuổi nên 2 cô gái này mới hoảng sợ dẫn đến tai nạn”.
Phía CSGT diễn giải vấn đề theo hướng: “Khi đoàn CSGT đang làm nhiệm vụ dẫn đường thì có 2 cô gái đang ngồi trên chiếc xe mô tô di chuyển trên đường Trung Lập. Do nghĩ rằng lực lượng CSGT truy đuổi nên hai cô gái này đã phóng xe bỏ chạy và xảy ra tai nạn”.
Mời đọc thêm: Lãnh đạo xã bác bỏ thông tin CSGT truy đuổi khiến cô gái ngã xuống đường chết tại chỗ ở Sài Gòn (TTT/Soha). – Công an huyện Củ Chi phủ nhận thông tin CSGT truy đuổi khiến 2 cô gái tử vong trên đường (NĐT). – Công an lên tiếng vụ 2 cô gái thương vong khi thấy CSGT phía sau (Infonet).
Các vụ “ăn” đất
Gia đình một Phó Công an huyện lấn chiếm đất công, trang Bảo Vệ Pháp Luật đưa tin. Người dân tổ dân phố 1, phường Hải Thành, TP Đồng Hới phản ánh chuyện gia đình ông Lê Hồng Minh, Phó Trưởng Công an huyện Quảng Ninh “tự ý cơi nới đất ngoài diện tích được cấp trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình, ngang nhiên xây dựng hàng rào, tập kết vật liệu trên đất công”.
Bài viết lưu ý: Ngày 25/5/2018, UBND phường Hải Thành ra thông báo yêu cầu tháo dỡ công trình vi phạm của gia đình ông Minh, thời hạn đến hết ngày 28/5/2018. Tuy nhiên, “đến nay mọi việc vẫn không hề có chuyển biến tích cực nào”.
Bộ Tài nguyên ‘chỉ mặt’ một loạt sai phạm tại Khu công nghiệp Bàu Xéo, theo Thông Tấn Xã Việt Nam. Kết luận thanh tra của Tổng cục Quản lý đất đai chỉ ra rằng, Công ty Thống Nhất cho 2 công ty khác thuê lại khoảng 300 ha đất “từ năm 2004 đến năm 2007, khi chưa được Nhà nước cho thuê đất là trái với quy định của Luật Đất đai năm 2003”.
VKSND tỉnh Đắk Nông vừa phê chuẩn quyết định khởi tố nguyên phó chủ tịch huyện lấn chiếm hơn 7 ha đất rừng, Zing đưa tin. Ông Nguyễn Hữu Huân, cựu Phó chủ tịch UBND huyện Tuy Đức, bị khởi tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Từ năm 2000 đến nay, “ông Huân đã lấn chiếm 7,7 ha đất của Lâm trường Quảng Trực quản lý để canh tác”. Sau đó, “ông nhờ một người dân đứng tên để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” rồi “hợp thức hóa” hồ sơ, sang tên cho vợ mình.
Vụ “xẻ thịt” đất rừng Sóc Sơn: Trưởng thôn tố ngược hàng trăm công trình vi phạm, theo trang Đời Sống và Pháp Luật. Sở hữu nhiều “công trình vi phạm xây dựng trên đất rừng phòng hộ thuộc diện bị cưỡng chế”, nhưng ông Ngô Văn Cam, Trưởng thôn Lâm Trường, huyện Sóc Sơn, cho rằng, “vi phạm của gia đình mình chỉ là rất nhỏ, trong khi hàng trăm công trình đồ sộ, hoành tráng khác không hề được chính quyền nhắc tới”.
Ông Cam cho biết: “Chỉ tính riêng thôn Lâm Trường đã có khoảng 300 hộ vi phạm xây nhà biệt thự trên đất rừng, trong đó có cả những hộ xây nhà nghỉ, khách sạn”. Tuy nhiên, lửa từ “lò” của Tổng – Chủ Trọng có lẽ không vươn tới được Sóc Sơn.
Mời đọc thêm: Hàng loạt sai phạm trong quản lý sử dụng đất tại KCN Bàu Xéo ở Đồng Nai (Tin Tức). – TP HCM: Hàng loạt sai phạm đất đai tại Dự án Khu nhà ở phường Long Bình (Viet Times). – Trưởng thôn tố ngược thêm hàng trăm công trình vi phạm đất rừng ở Sóc Sơn (GT). – TP Vinh (Nghệ An): UBND phường Lê Lợi ngang nhiên xây dựng trái phép (TN&MT).
– Đà Nẵng: Chậm thu hồi 7 lô đất làm công viên công cộng (ĐT). – Quận Hải An, Hải Phòng: Liệu có buông lỏng quản lý đất đai? (CL). – Triệu Sơn (Thanh Hóa): Tái diễn khai thác đất trái phép (TN&MT). – Khi quy định pháp luật về nhà đất bị… hiểu lệch hướng (Thanh Tra).
Ô nhiễm môi trường
Chuyện ở huyện Phú Ninh, Quảng Nam: Cá chết trắng kênh nghi do nhiễm thuốc diệt cỏ, theo báo Tài Nguyên và Môi Trường. “Người dân địa phương cho biết: tình trạng cá chết trên kênh N10A bắt đầu xuất hiện từ chiều 25/2 khi một lớp bột màu trắng giống như bột xà phòng dài khoảng 500m, dày 10cm phủ kín mặt kênh, bốc mùi hôi nồng nặc rất khó chịu. Lớp bột này trôi đến đâu khiến cá chết đến đó rồi dạt vào hai bên bờ kênh”.
Báo Sài Gòn Giải Phóng có clip: Nước thải sủi bọt vàng, bốc mùi hôi chảy thẳng ra biển Đà Nẵng.
Video Player
Trang Môi Trường và Đô Thị có bài: Bụi mịn đe dọa sức khỏe người dân Hà Nội và TP.HCM. Bài viết nêu rõ, bụi mịn PM2.5 chỉ có kích cỡ bằng 1/30 sợi tóc nên được xem là “sát thủ” nguy hiểm trong không khí “bởi khả năng len lỏi sâu vào cơ thể, gây ra hàng loạt bệnh về hô hấp”.
00:00
00:42
Tại TP Hà Nội, trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, nơi có nhiều dự án đầu tư xây dựng tuyến đường trên cao, “trong những ngày hanh khô, dọc tuyến đường này bao trùm khói bụi. Dọc hai bên đường, nhà dân bị phủ những lớp bụi dày”.
Mời đọc thêm: Cá chết hàng loạt tại Quảng Nam (RFA). – Kênh nổi bọt trắng bốc mùi, cá chết hàng loạt (Zing). – Đà Nẵng truy tìm thủ phạm xả nước thải sủi bọt vàng ra biển (VTC). – Nước biển Đà Nẵng vàng đục: Lỗi tại các lò bún? (DT). – Triệu Sơn (Thanh Hóa): Dân bức xúc vì cơ sở chăn nuôi vịt gây ô nhiễm môi trường (TN&MT). – Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Bãi rác để lộ thiên là không đúng quy định (MT&ĐT). – Hải Dương: Xử lý cơ bản dầu tràn trên sông Kinh Thầy (CN&TN).
Giáo dục VN: Loay hoay “trồng người”
UBND tỉnh Ninh Thuận đề nghị khẩn trương chỉ đạo việc hàng trăm học sinh đồng loạt bỏ học sau Tết, theo báo Người Đưa Tin. Ông Đặng Ngọc Hải, Phó Trưởng phòng Phụ trách, phòng GD&ĐT huyện Bác Ái, cho biết: “Hiện nay toàn huyện Bác Ái vẫn còn 219 em học sinh ở 3 cấp là: Mầm non, tiểu học và THCS chưa ra lớp… ở cấp Mầm non vẫn còn 61 em học sinh chưa ra lớp, cấp tiểu học còn 56 học sinh và THCS vẫn còn 102 học sinh chưa ra lớp”.
Vụ học sinh bị giáo viên đánh ở An Giang: Nạn nhân có ý xin chuyển trường, theo Thông Tấn Xã Việt Nam. Phòng GD&ĐT huyện Tân Phú cho biết, nữ sinh P.T.M.T. là người bị ông Lê Trường Thọ đánh vẹo cột sống, “đã xin nghỉ học và có ý định chuyển trường”. Trước đó, “gia đình em T. đã đến trường phản ánh về việc em T. bị thầy Thọ đánh đau cột sống và có phim chụp XQ”. Sở GD&ĐT An Giang nhận định, “sai phạm của thầy Thọ là nghiêm trọng, vi phạm đạo đức nhà giáo”.
Mời đọc thêm: Sở GD-ĐT An Giang thông tin chính thức vụ thầy giáo bị tố đánh nữ sinh vẹo cột sống (DT). – Vụ thầy giáo bị tố đánh nữ sinh vẹo cột sống: Sở GD&ĐT An Giang nói gì (TP). – Vụ tố đánh học sinh vẹo cột sống: Sở GDĐT nói sai phạm nghiêm trọng (LĐ). – Trò bị thầy đánh vẹo cột sống: “Trường xin lỗi, gia đình chưa thông cảm” (GT). – Bị “tố” đánh nữ sinh lớp 7 vẹo cột sống, thầy giáo ở An Giang nói gì? (ĐS&PL).
– Vội vàng trả lại tiền thu sai, Hiệu trưởng trường Chương Dương có thoát tội? — Trường Nguyễn Hữu Tiến thiếu hiểu biết pháp luật, ngăn cản phóng viên (GDVN). – Thiếu trầm trọng khuôn viên, lấy đâu ra chất lượng giáo dục thể chất? (VNN). – Không chịu ăn, trẻ mầm non bị cô giáo tát lia lịa vào mặt (ĐS&PL).
***
Thêm một số tin: Đằng sau ‘đưa kinh tế ngầm vào GDP’ là gì? (VNTB). – Hội thảo Việt – Nga “Hợp tác quốc tế trong một thế giới biến động” (RFA). – Chuyên gia: Tập đoàn kinh tế nhà nước là ‘quả đấm thép’, nhưng đấm được ai? (VTC). – Vì sao cán bộ cấp cao như Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn bị bắt ngày càng nhiều? (DV). – Vụ thâu tóm đất công: Vũ ‘nhôm’ kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm (TT). – Vi phạm nghiêm trọng hợp đồng bán đấu giá: Cần hủy ngay kết quả đấu giá khu dân cư Hòa Lân – Bình Dương (CL). https://baotiengdan.com/2019/02/27/ban-tin-ngay-27-2-2019/
0 comments